Báo cáo thuế là gì? Phân loại và hướng dẫn lập báo cáo thuế theo tháng, quý

Báo cáo thuế là gì? Hướng dẫn làm các loại báo cáo thuế

Báo cáo thuế là gì? Có các loại báo cáo thuế nào doanh nghiệp cần phải nộp? Cách lập các loại báo cáo thuế, quy trình chung về làm báo cáo thuế ra sao? tất cả sẽ được AZTAX cung cấp trong bài viết này nhằm giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn và thực hiện công việc kế toán thuế một cách hiệu quả. Hãy cùng AZTAX tìm hiểu nhé!

1. Báo cáo thuế là gì? Thời hạn nộp báo cáo thuế là khi nào?

Báo cáo thuế là hoạt động kê khai hóa đơn thuế GTGT đầu vào và thuế GTGT đầu ra với các hoạt động phát sinh trong quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ.
Báo cáo thuế là gì?
Báo cáo thuế là gì?

1.1 Báo cáo thuế là gì?

Báo cáo thuế là một tài liệu hoặc tập hợp các tài liệu mà doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân phải lập và nộp cho cơ quan thuế nhằm báo cáo tình hình tài chính và các nghĩa vụ thuế phải nộp theo quy định của pháp luật.

Báo cáo thuế không chỉ đóng vai trò kê khai hóa đơn thuế GTGT, báo cáo thuế còn là cầu nối giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý thuế, giúp cơ quan này theo dõi tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Mục đích của báo cáo thuế là giúp cơ quan thuế nắm được tình hình hoạt động hiện tại của doanh nghiệp. Vì vậy các thông tin báo cáo cần chi tiết và được kiểm tra cẩn thận trước khi nộp lên cơ quan thuế.

Báo cáo thuế gồm những gì?

Báo cáo thuế gồm các thông tin chi tiết về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, số thuế phải nộp, các khoản miễn giảm thuế và các thông tin khác liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.

Có các loại báo cáo thuế sau:

  • Thuế giá trị gia tăng
  • Thuế thu nhập cá nhân
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Thuế môi trường
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt và các loại thuế khác.

1.2 Thời hạn nộp báo cáo thuế là khi nào?

Thời hạn nộp báo cáo thuế được quy định như sau:

  • Thời hạn nộp báo cáo thuế năm: Chậm nhất là ngày 30/01 của năm sau.
  • Nếu kê khai thuế theo từng đợt phát sinh: Chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh.
  • Nộp tờ khai quyết toán thuế năm: Chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính
  • Thời hạn nộp báo cáo thuế tháng: Chậm nhất là ngày 20 của tháng kế tiếp.
  • Thời hạn nộp báo cáo thuế quý: Chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo.

Các doanh nghiệp có thể sử dụng Cổng thông tin Thuế điện tử của Tổng cục Thuế – Bộ Tài chính để thực hiện việc nộp báo cáo thuế trực tuyến để tối ưu hóa quy trình và giảm thiểu rủi ro vi phạm thời hạn nộp.

2. Hướng dẫn cách làm báo cáo thuế theo tháng, quý

Hướng dẫn cách làm báo cáo thuế theo tháng, quý giúp doanh nghiệp nắm rõ quy trình và chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để tuân thủ quy định pháp luật. Việc này đảm bảo tính chính xác và hiệu quả trong công tác kê khai thuế, giúp doanh nghiệp tránh các rủi ro pháp lý. Dưới đây là hướng đẫn làm các loại thuế theo tháng, quý:

 

Hướng dẫn cách làm báo cáo thuế
Hướng dẫn cách làm báo cáo thuế

2.1 Cách làm báo cáo thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý

Khi kê khai thuế giá trị gia tăng (VAT) theo phương pháp khấu trừ hoặc trực tiếp, doanh nghiệp cần chuẩn bị một loạt các giấy tờ quan trọng để đảm bảo tính chính xác và tuân thủ theo quy định.

Kê khai theo phương pháp khấu trừ doanh nghiệp cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

  • Tờ khai thuế VAT, đơn gửi thuế theo mẫu 01/GTGT.
  • Bảng kê hóa đơn thuế VAT theo mẫu 01-1/GTGT và 01-2/GTGT.
  • Phụ lục kèm theo nếu có.

Kê khai theo phương pháp trực tiếp doanh nghiệp cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

  • Đối với trực tiếp theo GTGT thì cần chuẩn bị Tờ khai thuế VAT theo mẫu 03/GTGT.
  • Đối với trực tiếp theo doanh thu thì cần sử dụng Tờ khai thuế VAT theo mẫu 04/GTGT.
  • Bảng kê chi tiết hóa đơn thuế GTGT đầu ra theo mẫu 04-1/GTGT.

Để kê khai toàn bộ thuế giá trị gia tăng phát sinh theo quý/tháng trên phần mềm hỗ trợ kê khai (HTKK) và tạo báo cáo thuế theo mẫu 01/GTGT, doan nghiệp có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Truy cập phần mềm HTKK và chọn thuế GTGT. Lựa chọn loại tờ khai GTGT khấu trừ. Sau đó, chọn mẫu tờ khai GTGT theo quý hoặc tháng tùy thuộc vào quy định của doanh nghiệp và xác nhận lựa chọn.
  • Bước 2: Điền thông tin chi tiết vào tờ khai báo cáo thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, sử dụng các chỉ tiêu hiển thị trên màn hình.
  • Bước 3: Khi đã điền đầy đủ thông tin, chọn xuất hóa đơn ở định dạng XML để nộp tờ khai.
  • Bước 4: Kiểm tra kỹ lưỡng kết quả, nộp file dữ liệu báo cáo thuế GTGT ở định dạng XML qua hình thức trực tuyến

2.2 Cách làm báo cáo thuế thu nhập cá nhân theo tháng, quý

Doanh nghiệp cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau để tiến hành nộp thuế TNCN theo tháng, quý:

  • Mẫu 02/KK-TNCN sử dụng khi doanh nghiệp thanh toán tiền lương.
  • Mẫu 03/KK-TNCN yêu cầu khi doanh nghiệp trả tiền đầu tư vốn hoặc thực hiện chuyển nhượng cổ phần.

Trường hợp doanh nghiệp kê khai báo cáo thuế theo quý thì thực hiện kê khai thuế GTGT theo quý và đồng thời có thuế TNCN phát sinh dưới 50 triệu/tháng.

Ngược lại, trường hợp doanh nghiệp kê khai báo cáo thuế theo tháng thì thực hiện kê khai thuế GTGT theo tháng, đồng thời thuế TNCN trên 50 triệu/tháng.

Các bước lập báo cáo thuế thu nhập cá nhân theo quý cho doanh nghiệp bất kỳ

  • Bước 1: Tạo bảng tính tổng thuế TNCN theo quý dựa trên bảng tính thuế TNCN hàng tháng do kế toán viên thực hiện.
  • Bước 2: Đăng nhập vào phần mềm HTKK, chọn mục thuế TNCN, sau đó chọn tờ khai thuế TNCN 05/KK-TNCN và điền thông tin theo hướng dẫn.
  • Bước 3: Xuất báo cáo thuế TNCN theo quý dưới định dạng XML và nộp trực tuyến cho Cơ quan Thuế.

Các bước lập báo cáo thuế thu nhập cá nhân theo tháng cho doanh nghiệp bất kỳ

  • Bước 1: Tạo tờ khai tính thuế TNCN theo tháng.
  • Bước 2: Đăng nhập vào phần mềm HTKK để nhập thông tin từ tờ khai thuế TNCN theo tháng đã lập.
  • Bước 3: Tiếp tục các bước giống như khi kê khai thuế TNCN theo quý rồi xuất kết quả dưới dạng file XML và gửi trực tuyến cho Cơ quan Thuế.

2.3 Cách làm báo cáo thuế thu nhập doạnh nghiệp theo tháng, quý

Ngoài các biểu mẫu quy định chung, doanh nghiệp có thể thực hiện báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) thông qua phần mềm HTKK theo quy trình sau:

  • Bước 1: Truy cập vào phần mềm HTKK và chọn mục “Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp“.
  • Bước 2: Điền thông tin năm quyết toán, danh mục nghề nghiệp, và gắn phụ lục kê khai. Cần chú ý đính kèm phụ lục bắt buộc là 03-1A/TNDN – Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Bước 3: Xác nhận thông tin.
  • Bước 4: Điền các chỉ tiêu theo biểu mẫu hiển thị trên giao diện.
  • Bước 5: Hoàn thành việc nhập dữ liệu lên biểu mẫu. Xuất kết quả ở định dạng XML và gửi trực tuyến cho Cơ quan Thuế.

2.4 Cách làm báo cáo sử dụng hóa đơn doanh nghiệp theo tháng, quý

Để làm báo cáo sử dụng hóa đơn doanh nghiệp ta thực hiện theo 4 bước sau:

  • Bước 1: Truy cập phần mềm HTKK và chọn mục “Hóa đơn”. Lựa chọn mẫu báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, dựa vào thuộc tính của doanh nghiệp, có thể là quý hoặc tháng.
  • Bước 2: Điền các chỉ tiêu trong bảng báo cáo được hiển thị trên màn hình. Nếu doanh nghiệp muốn báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn GTGT chọn “01GTKT”. Trong trường hợp báo cáo về tình hình sử dụng hóa đơn bán hàng, chọn “2GTTT”.
  • Bước 3: Chọn “Ghi” để kiểm tra lỗi. Hệ thống sẽ thông báo và hướng dẫn sửa lỗi nếu có.
  • Bước 4: Xuất kết quả ở định dạng XML và gửi trực tuyến cho Cơ quan Thuế.

3. Các loại báo cáo thuế doanh nghiệp phải nộp theo tháng, quý

Những loại báo cáo thuế phải nộp theo tháng, quý của một doanh nghiệp bao gồm: Thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
Các loại báo cáo thuế doanh nghiệp phải nộp theo tháng, quý
Các loại báo cáo thuế doanh nghiệp phải nộp theo tháng, quý

3.1. Báo cáo thuế giá trị gia tăng

Trước hết, doanh nghiệp cần xác định xem phương pháp kê khai thuế GTGT của mình là phương pháp trực tiếp hay phương pháp khấu trừ. Dưới đây là hai cách giúp doanh nghiệp lựa chọn phương pháp kê khai thuế GTGT phù hợp.

Cách 1: Đối với doanh nghiệp kê khai thuế VAT theo tháng hoặc quý

Khai báo thuế giá trị gia tăng theo quý đối với doanh nghiệp mới thành lập.

Đối với doanh nghiệp đang hoạt động và có phát sinh doanh thu, quy trình khai báo thuế GTGT sẽ được chia thành hai trường hợp sau:

  • Nếu doanh thu của năm trước đó thấp hơn 50 tỷ đồng, doanh nghiệp sẽ khai báo thuế GTGT theo quý.
  • Nếu doanh thu của năm trước đó vượt quá 50 tỷ đồng, doanh nghiệp sẽ khai báo thuế GTGT theo tháng.

Cách 2: Đối với doanh nghiệp kê khai thuế VAT theo phương pháp khấu trừ hoặc trực tiếp

  • Doanh nghiệp sử dụng phương pháp khấu trừ nếu có doanh thu dưới 1 tỷ đồng và đang hoạt động.
  • Doanh nghiệp sử dụng phương pháp trực tiếp khi có doanh thu trên 1 tỷ đồng và đang hoạt động.

3.2 Báo cáo thuế thu nhập cá nhân

Kê khai thuế TNCN thường được liên kết với việc kê khai thuế VAT của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp kê khai thuế VAT theo quý, thì phương thức kê khai thuế TNCN cũng sẽ theo mô hình quý tương đương.

Nếu doanh nghiệp chọn kê khai thuế TNCN theo tháng, họ cần đáp ứng một điều kiện quan trọng: số thuế TNCN hàng tháng phải vượt qua mức 50 triệu/tháng. Trong trường hợp số thuế TNCN không đạt tới mức này, doanh nghiệp sẽ phải áp dụng hình thức kê khai thuế TNCN theo quý.

3.3. Báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp

Để thực hiện việc kê khai thuế TNDN, doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ chứng từ liên quan phát sinh trong năm.

Báo cáo thuế TNDN thường được triển khai theo hình thức quý. Do đó, thời hạn cuối cùng để nộp báo cáo thuế TNDN là vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo.

3.4. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp

Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập chưa có thông báo phát hành hóa đơn thì không cần lập báo cáo thì đối với loại báo cáo thuế này, doanh nghiệp thường tiến hành kê khai theo hình thức quý.

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng:

  • Tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động đều phải nộp báo cáo về tình hình sử dụng hóa đơn, bao gồm cả các doanh nghiệp mới thành lập
  • Trong kỳ kế toán, nếu có sự xuất hiện của các hóa đơn mới, doanh nghiệp cần lập báo cáo về việc sử dụng hóa đơn đó.
  • đối với trường hợp doanh nghiệp mới thành lập mà chưa có thông báo phát hành hóa đơn, họ không cần phải lập báo cáo về tình hình sử dụng hóa đơn..

4. Quy trình chung khi làm báo cáo thuế cho doanh nghiệp

Quy trình chung khi làm báo cáo thuế gồm các bước sau: Xác định thuế phải nộp ,thu thập thông tin cần thiết và làm báo cáo thuế. Đây là các bước quan trọng giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật, đảm bảo tính minh bạch và chính xác trong hoạt động tài chính.

Quy trình chung khi làm báo cáo thuế cho doanh nghiệp
Quy trình chung khi làm báo cáo thuế cho doanh nghiệp

4.1 Xác định thuế phải nộp

Đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định các khoản thuế phải nộp và tính toán chính xác số tiền cho từng loại thuế.

Quá trình này phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật và được ghi chép kỹ lưỡng..

4.2 Thu thập thông tin cần thiết

Sau khi xác định các khoản thuế phải nộp, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ thông tin để hoàn thiện báo cáo thuế như sau:

  • Hóa đơn mua bán hàng hóa và dịch vụ
  • Biên bản giao nhận hàng hóa
  • Biên bản kiểm kê tài sản và hàng tồn kho
  • Bảng lương và các chứng từ liên quan đến chi phí nhân công
  • Báo cáo tài chính của doanh nghiệp
  • Các tài liệu và chứng từ khác liên quan đến hoạt động kinh doanh

Tất cả các thông tin này phải được thu thập và ghi chép cẩn thận để đảm bảo tính chính xác và tuân thủ quy định pháp luật.

4.3 Làm báo cáo thuế

Sau khi đã thu thập đủ các thông tin cần thiết, doanh nghiệp tiến hành lập báo cáo thuế. Việc lập báo cáo thuế phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật và đảm bảo tính chính xác cao.

Dưới đây là các bước để doanh nghiệp có thể thực hiện để lập báo cáo thuế một cách chính xác:

Bước 1: Chuẩn bị các chứng từ để làm báo cáo thuế

Để lập báo cáo thuế, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các chứng từ sau:

  • Hóa đơn mua bán hàng hóa, trao đổi dịch vụ
  • Chứng từ chi, chứng từ thu
  • Biên bản kê khai tài sản, hàng hóa
  • Bảng kê hàng hóa, nguyên vật liệu
  • Sổ sách kế toán bao gồm sổ nhật ký, sổ cái

Các chứng từ trên sẽ là cơ sở để doanh nghiệp xác định đúng các khoản thu, chi, tài sản, hàng tồn kho là căn cứ tính toán các khoản thuế phải nộp một cách chính xác.

Bước 2: Tính toán số tiền phải nộp thuế

Sau khi đã tổng hợp đầy đủ các chứng từ cần thiết, doanh nghiệp tiến hành tính toán số tiền thuế phải nộp. Quá trình tính toán này phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật về thuế

Bước 3: Lập báo cáo thuế

Sau khi hoàn tất các bước tính toán số tiền thuế phải nộp, doanh nghiệp sẽ tiến hành lập báo cáo thuế theo mẫu quy định của cơ quan thuế. Trong báo cáo này, doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin sau:

  • Tổng số tiền thuế phải nộp, bao gồm các loại thuế như thuế GTGT, thuế TNDN, thuế môn bài, v.v.
  • Số tiền thuế đã nộp trong kỳ báo cáo.
  • Số tiền thuế còn chưa nộp (nếu có) và lý do chưa nộp.
  • Số tiền thuế cần được hoàn lại (nếu có).
  • Các thông tin khác liên quan đến tình hình thuế của doanh nghiệp.

Bước 4: Nộp báo cáo thuế

Sau khi hoàn tất việc lập báo cáo thuế, doanh nghiệp cần nộp báo cáo này cùng với các chứng từ liên quan đến cơ quan thuế theo đúng quy định. Điều quan trọng là doanh nghiệp phải nắm rõ thời hạn nộp báo cáo và thời hạn nộp thuế để tránh bị phạt do nộp muộn.

5. Những lưu ý khi làm báo cáo thuế theo tháng, quý

Việc làm báo cáo thuế hàng tháng, quý là rất quan trọng. Nếu không cẩn thận, doanh nghiệp có thể bị phạt vì những sai sót không đáng có. Dưới đây là những điều mà kế toán viên cần lưu ý khi làm báo cáo thuế theo tháng, quý:

  • Sắp xếp hóa đơn bán ra theo số thứ tự và ngày tháng
  • Cần ghi rõ tên công ty và tháng, năm trên hóa đơn bán ra.
  • Phân biệt rõ giữa hàng hóa, nguyên vật liệu, tài sản cố định, công cụ dụng cụ khi hạch toán trên phần mềm kế toán
  • Phân loại doanh thu bán hàng hóa, doanh thu bán thành phẩm và doanh thu cung cấp dịch vụ.
  • Hóa đơn nhập khẩu chỉ được kê khai khi có chứng từ nộp tiền thuế nhập khẩu.
  • Nên phô tô thêm các giấy nộp tiền thuế. Nếu cơ quan thuế yêu cầu đối chứng, mang theo bản phô tô để tránh mất chứng từ gốc.
  • Kiểm tra lại chỉ tiêu [25] trên HTKK để tránh mất số thuế GTGT được khấu trừ. Hạch toán vào phần mềm kế toán rồi xuất dữ liệu ra HTKK, so sánh số thuế được khấu trừ hoặc phải nộp giữa HTKK và phần mềm
  • Tổng lương phải trả cho nhân viên so với tổng hợp lương cá nhân trong quyết toán thuế TNCN cuối năm phải khớp nhau.
  • Hàng tồn kho chi tiết phải khớp với tổng hợp, tránh sai lệch khi hạch toán.
  • Cần khớp với bảng trích phân bổ công cụ dụng cụ và bảng trích khấu hao tài sản cố định.
  • Trước khi lập báo cáo tài chính, cần lập quyết toán thuế TNDN để so sánh chênh lệch số thuế TNDN cuối năm so với các quý
  • Đảm bảo cân đối thuế, chi phí, lợi nhuận hàng tháng để cuối năm không gặp khó khăn trong việc lập BCTC.

6. Câu hỏi thường gặp khi làm báo cáo thuế

6.1 Doanh thu dưới 50 tỷ kê khai thuế theo quý hay theo tháng?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 126/2020/NĐ-CP có quy định thì doanh thu trên các tờ khai thuế giá trị gia tăng của các kỳ tính thuế trong năm dương lịch dưới 50 tỷ đồng, doanh nghiệp sẽ thực hiện kê khai thuế theo quý.

6.2 Có thể nộp báo cáo thuế GTGT qua hình thức trực tuyến được không?

Theo quy định hiện nay thì có thể nộp báo cáo thuế giá trị gia tăng qua hình thức trực tuyến, qua địa chỉ thuedientu.gdt.gov.vn.

6.3 Cần những điều kiện nào để làm báo cáo thuế GTGT theo quý?

Doanh nghiệp cần thỏa mãn 2 điều kiện sau để làm báo cáo thuế GTGT theo quý:

  • Doanh nghiệp đang hoạt động, bao gồm cả doanh nghiệp mới thành lập
  • Doanh thu liền kề năm trước dưới 50 tỷ đồng/năm.

Trên đây AZTAX đã cung cấp thông tin liên quan đến báo cáo thuế là gì? và hướng dẫn làm các loại báo cáo thuế. Báo cáo thuế không chỉ giúp doanh nghiệp duy trì sự tuân thủ đối với các quy định thuế, mà còn bảo vệ doanh nghiệp khỏi những rủi ro. Hy vọng bài viết sẽ giúp cho các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về báo cáo thuế là gì và cách làm các loại báo cáo thuế. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tham khảo các dịch vụ báo cáo thuế do AZTAX cung cấp nhé!

Đánh giá post
Đánh giá post
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon