Cách tính thuế bảo vệ môi trường là một nội dung quan trọng mà mọi cá nhân, tổ chức, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu cần nắm vững để đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Không chỉ là một nghĩa vụ tài chính, thuế bảo vệ môi trường còn góp phần hạn chế tác động tiêu cực đến hệ sinh thái và nâng cao ý thức cộng đồng trong việc gìn giữ môi trường sống. Trong bài viết dưới đây, AZTAX sẽ đồng hành cùng bạn tìm hiểu chi tiết cách tính thuế bảo vệ môi trường năm 2025 và hướng dẫn thực hiện theo đúng quy định hiện hành.
1. Thuế bảo vệ môi trường là gì?

Thuế bảo vệ môi trường là một khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, được ban hành với mục tiêu điều tiết các hoạt động có khả năng gây tác động tiêu cực đến môi trường. Loại thuế này áp dụng đối với những mặt hàng, sản phẩm mà quá trình sử dụng có thể làm ô nhiễm hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường tự nhiên. Ngoài vai trò tạo nguồn thu cho ngân sách, thuế còn đóng vai trò định hướng người tiêu dùng và nhà sản xuất hướng đến việc sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, đồng thời góp phần giảm thiểu việc sử dụng những sản phẩm gây hại cho hệ sinh thái.
2. Cách tính thuế bảo vệ môi trường
Việc tính đúng thuế bảo vệ môi trường là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp và cá nhân thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật, đồng thời tránh những rủi ro về xử phạt hành chính. Công thức tính thuế khá đơn giản, nhưng đòi hỏi sự hiểu biết rõ ràng về đối tượng chịu thuế, mức thuế áp dụng và khối lượng hàng hóa phát sinh.

2.1 Căn cứ tính thuế
Theo quy định hiện hành, việc tính thuế bảo vệ môi trường dựa trên hai yếu tố cơ bản: lượng hàng hóa thuộc diện chịu thuế và mức thuế tuyệt đối quy định cho từng đơn vị hàng hóa.
Cụ thể:
- Đối với hàng hóa sản xuất trong nước: Số lượng tính thuế được xác định là toàn bộ sản phẩm mà doanh nghiệp đưa vào tiêu dùng, bao gồm cả hoạt động bán, trao đổi, tiêu thụ nội bộ, tặng, khuyến mãi hoặc phục vụ cho mục đích quảng bá.
- Đối với hàng nhập khẩu: Căn cứ tính thuế là khối lượng thực tế của hàng hóa được nhập vào Việt Nam.
- Trường hợp đơn vị tính không đồng nhất với biểu thuế: Nếu hàng hóa có đơn vị đo khác so với quy định trong biểu thuế ban hành bởi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, người nộp thuế phải quy đổi về đơn vị tiêu chuẩn trước khi kê khai thuế.
- Trường hợp hàng là nhiên liệu pha trộn: Khi hỗn hợp gồm xăng, dầu hoặc mỡ nhờn có nguồn gốc hóa thạch pha với nhiên liệu sinh học, phần nhiên liệu hóa thạch sẽ là phần chịu thuế. Doanh nghiệp có trách nhiệm căn cứ vào các tiêu chuẩn kỹ thuật đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để xác định rõ tỷ lệ thành phần của từng nguyên liệu.Bên cạnh đó, người nộp thuế có trách nhiệm kê khai đầy đủ, chính xác tỷ lệ thành phần trong hồ sơ gửi đến cơ quan thuế. Trường hợp có sự thay đổi về tỷ lệ thành phần, thông tin kê khai cần được điều chỉnh và cập nhật trong kỳ khai thuế kế tiếp kể từ thời điểm sản phẩm được tiêu thụ (hoặc kể từ khi có sự thay đổi).
- Đối với túi ni lông đa lớp:Đối với các sản phẩm được cấu tạo từ nhiều lớp vật liệu như HDPE, LDPE, LLDPE cùng với các loại màng nhựa khác như PP, PA hoặc bổ sung thêm chất liệu khác như nhôm, giấy…, thuế bảo vệ môi trường chỉ áp dụng đối với phần trọng lượng tương ứng của các lớp nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE có trong cấu trúc sản phẩm. Cơ sở sản xuất hoặc nhập khẩu phải tự xác định tỷ lệ sử dụng từng loại nhựa và chịu trách nhiệm về độ chính xác trong việc kê khai.
Mức thuế bảo vệ môi trường được áp dụng theo phương pháp thuế tuyệt đối, nghĩa là mức thu cố định cho mỗi đơn vị sản phẩm. Các mức thuế này đã được ấn định rõ ràng trong Biểu thuế bảo vệ môi trường ban hành kèm theo Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 26/9/2018. Đây là cơ sở pháp lý chính thức dùng để xác định nghĩa vụ thuế của từng loại hàng hóa nằm trong diện chịu thuế.
2.2 Công thức tính thuế
Để xác định số thuế bảo vệ môi trường phải nộp, có thể áp dụng công thức sau:
Thuế BVMT phải nộp = Khối lượng hàng hóa chịu thuế × Mức thuế tuyệt đối trên từng đơn vị hàng hóa
Việc xác định khối lượng hàng hóa chịu thuế được chia theo từng tình huống cụ thể như sau:
- Đối với sản phẩm sản xuất trong nước: Khối lượng tính thuế bao gồm toàn bộ hàng hóa được doanh nghiệp đưa ra tiêu dùng dưới các hình thức như bán hàng, tặng cho, sử dụng nội bộ hay dùng cho hoạt động khuyến mại.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu: số lượng dùng để tính thuế được xác định dựa trên tổng khối lượng thực tế của hàng hóa khi đưa vào lãnh thổ Việt Nam.
- Đối với nhiên liệu pha trộn (bao gồm xăng, dầu, mỡ nhờn có nguồn gốc hóa thạch pha với nhiên liệu sinh học): Thuế bảo vệ môi trường chỉ áp dụng cho phần nhiên liệu hóa thạch trong hỗn hợp. Khi đó, cách tính như sau:
Lượng nhiên liệu hóa thạch phải chịu thuế = Tổng lượng hỗn hợp pha trộn × Tỷ lệ phần trăm của thành phần hóa thạch
Tỷ lệ thành phần hóa thạch phải dựa trên thông số kỹ thuật hoặc kết quả kiểm nghiệm được cơ quan chức năng công nhận. Doanh nghiệp cũng cần kê khai tỷ lệ này đầy đủ khi nộp tờ khai thuế để đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
3. Mức thuế bảo vệ môi trường
Mức thuế bảo vệ môi trường được quy định cụ thể đối với từng loại hàng hóa, sản phẩm có nguy cơ gây tác động xấu đến môi trường, như nhiên liệu, hóa chất, túi ni lông,… Việc nắm rõ mức thuế áp dụng không chỉ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc tính toán chi phí mà còn đảm bảo thực hiện đúng nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

3.1. Bảng biểu thuế suất bảo vệ môi trường
Để tính đúng thuế bảo vệ môi trường theo quy định, việc xác định chính xác mức thuế suất, cụ thể là số tiền thuế cố định cho từng đơn vị hàng hóa. Căn cứ từ Điều 6 đến Điều 8 của Luật Thuế bảo vệ môi trường, cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành như Nghị định 67/2011/NĐ-CP, Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14 và Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15, Nhà nước đã quy định rõ danh mục các loại hàng hóa thuộc diện chịu thuế và mức thuế cụ thể tương ứng.
Dưới đây là bảng liệt kê các nhóm hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường kèm theo mức thu cụ thể (đơn vị tính là đồng trên mỗi đơn vị hàng hóa):
STT | Nhóm hàng hóa | Mặt hàng cụ thể | Đơn vị tính | Mức thuế (đồng) |
1 | Xăng, dầu, mỡ nhờn | Xăng (trừ etanol) | lít | 4.000 |
Nhiên liệu bay | lít | 3.000 | ||
Dầu diesel | lít | 2.000 | ||
Dầu hỏa | lít | 1.000 | ||
Dầu mazut | lít | 2.000 | ||
Dầu nhờn | lít | 2.000 | ||
Mỡ nhờn | kg | 2.000 | ||
2 | Than đá | Than nâu | tấn | 15.000 |
Than antraxit | tấn | 30.000 | ||
Than mỡ | tấn | 15.000 | ||
Than khác | tấn | 15.000 | ||
3 | Dung dịch HCFC | Dạng tinh khiết và cả hỗn hợp | kg | 5.000 |
4 | Túi nhựa ni lông | Thuộc diện chịu thuế | kg | 50.000 |
5 | Thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bị hạn chế sử dụng | Thuốc diệt cỏ | kg | 500 |
Thuốc trừ mối | kg | 1.000 | ||
Thuốc bảo quản lâm sản | kg | 1.000 | ||
Thuốc khử trùng kho | kg | 1.000 |
Nhà nước đã điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường với các sản phẩm xăng, dầu và mỡ nhờn từ ngày 01 tháng 4 đến 31 tháng 12 năm 2022 như sau:
STT | Mặt hàng | Đơn vị tính | Mức thuế (đồng) |
1 | Xăng (không bao gồm etanol) | lít | 2.000 |
2 | Dầu diesel | lít | 1.000 |
3 | Dầu hỏa | lít | 300 |
4 | Dầu mazut | lít | 1.000 |
5 | Dầu nhờn | lít | 1.000 |
6 | Mỡ nhờn | kg | 1.000 |
3.2 Cách tra cứu biểu thuế suất thuế bảo vệ môi trường
Để tra cứu mức thuế suất của Thuế bảo vệ môi trường, bạn có thể tham khảo thông tin từ các nguồn chính thống sau:
- Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế: Đây là nơi cung cấp đầy đủ và cập nhật các thông tin liên quan đến các loại thuế, trong đó có thuế bảo vệ môi trường. Người nộp thuế có thể truy cập website của Tổng cục Thuế để tra cứu biểu thuế suất hiện hành, văn bản hướng dẫn, cũng như các chính sách thuế mới nhất.
- Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành: Các mức thuế bảo vệ môi trường được quy định chi tiết trong các văn bản quy phạm pháp luật như luật, nghị định, thông tư do cơ quan có thẩm quyền ban hành (ví dụ: Bộ Tài chính). Việc tìm hiểu các văn bản này sẽ giúp bạn tiếp cận được thông tin chính xác về các loại hàng hóa chịu thuế và mức thu cụ thể áp dụng cho từng trường hợp.
3.3 Các trường hợp được miễn, giảm thuế bảo vệ môi trường
Theo Nghị quyết số 42/2023/UBTVQH15 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành, từ nay đến hết ngày 31/12/2024, mức thuế bảo vệ môi trường đối với các loại xăng, dầu, mỡ nhờn sẽ được điều chỉnh giảm 50%. Cụ thể như sau:
- Xăng (không bao gồm etanol): 2.000 đồng/lít
- Nhiên liệu dùng cho máy bay, dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn: 1.000 đồng/lít
- Mỡ nhờn: 1.000 đồng/kg
- Dầu hỏa: 600 đồng/lít
Sau thời điểm ngày 01/01/2025, biểu thuế bảo vệ môi trường sẽ được khôi phục theo mức quy định tại Mục I, khoản 1, Điều 1 của Nghị quyết 579/2018/UBTVQH14. Cụ thể như sau:
- Xăng (không bao gồm etanol): 4.000 đồng/lít
- Nhiên liệu bay: 3.000 đồng/lít
- Dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn: 2.000 đồng/lít
- Dầu hỏa: 1.000 đồng/lít
- Mỡ nhờn: 2.000 đồng/kg
Việc áp dụng các mức thuế ưu đãi trong giai đoạn 2023–2024 nhằm hỗ trợ nền kinh tế và ổn định giá nhiên liệu; sau đó, thuế suất sẽ được điều chỉnh trở lại theo lộ trình quy định của pháp luật hiện hành.
4. Hoàn thuế bảo vệ môi trường

Theo quy định tại Điều 11 của Luật Thuế bảo vệ môi trường năm 2022, người nộp thuế có thể yêu cầu hoàn thuế trong các trường hợp sau:
- Hàng hóa nhập khẩu, sau khi được lưu trữ tại kho hoặc bãi tại cửa khẩu và đang trong quá trình giám sát của cơ quan Hải quan, sẽ được tái xuất khẩu ra ngoài lãnh thổ Việt Nam.
- Hàng hóa nhập khẩu đã được giao hoặc bán cho các đối tác nước ngoài thông qua đại lý tại Việt Nam. Điều này bao gồm các giao dịch bán xăng, dầu cho phương tiện vận tải của hãng nước ngoài qua cảng Việt Nam hoặc bán cho phương tiện vận tải Việt Nam trong các tuyến đường vận tải quốc tế, tuân thủ các quy định pháp lý hiện hành.
- Hàng hóa nhập khẩu theo hình thức tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu trong khuôn khổ hoạt động kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất.
- Hàng hóa nhập khẩu được người nhập khẩu tái xuất ra nước ngoài sau khi đã hoàn tất thủ tục cần thiết.
- Hàng hóa tạm nhập khẩu nhằm mục đích tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, và sau khi kết thúc sự kiện, hàng hóa được tái xuất khẩu ra nước ngoài.
5. Thời điểm tính thuế bảo vệ môi trường

Theo quy định tại Điều 9 của Luật Thuế bảo vệ môi trường năm 2010, thời điểm phát sinh nghĩa vụ thuế được xác định như sau:
- Đối với hàng hóa được sản xuất để bán, trao đổi hoặc tặng biếu, thuế được tính tại thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho bên nhận.
- Trường hợp hàng hóa sản xuất ra để sử dụng cho nội bộ doanh nghiệp, thuế phát sinh tại thời điểm hàng hóa đó được đưa vào mục đích sử dụng.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu, thời điểm tính thuế là khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký tờ khai hải quan.
- Đối với các sản phẩm xăng, dầu sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu để tiêu thụ, thời điểm tính thuế sẽ được xác định khi doanh nghiệp đầu mối thực hiện việc bán hàng ra thị trường.
6. Ai phải nộp thuế bảo vệ môi trường?
Việc xác định đúng chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế bảo vệ môi trường là yếu tố then chốt để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ thuế minh bạch và đúng luật. Theo quy định hiện hành, không chỉ các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc diện chịu thuế mà cả cá nhân, tổ chức có liên quan đến hoạt động phân phối hoặc tiêu dùng một số sản phẩm gây tác động xấu đến môi trường cũng có thể phát sinh trách nhiệm thuế. Vậy cụ thể, ai là người trực tiếp nộp thuế? Trường hợp nào tổ chức nộp thay, hoặc được miễn nghĩa vụ này?

Căn cứ theo Điều 5 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 quy định về người nộp thuế cụ thể như sau:
Người nộp thuế
- Người nộp thuế bảo vệ môi trường là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này.
- Người nộp thuế bảo vệ môi trường trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:
a) Trường hợp ủy thác nhập khẩu hàng hóa thì người nhận ủy thác nhập khẩu là người nộp thuế;
b) Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua than khai thác nhỏ, lẻ mà không xuất trình được chứng từ chứng minh hàng hóa đã được nộp thuế bảo vệ môi trường thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp thuế.
Theo Điều 3 của Luật Bảo vệ môi trường 2010, các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu hàng hóa thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường có trách nhiệm nộp thuế.
Trong một số trường hợp đặc biệt, người nộp thuế sẽ được xác định như sau:
- Nếu có hoạt động ủy thác nhập khẩu, người nhận ủy thác sẽ là người nộp thuế.
- Đối với các tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân tham gia thu mua than khai thác nhỏ lẻ và không thể cung cấp chứng từ chứng minh hàng hóa đã nộp thuế, thì họ sẽ chịu trách nhiệm nộp thuế bảo vệ môi trường.
Hiểu rõ cách tính thuế bảo vệ môi trường không chỉ giúp cá nhân và doanh nghiệp thực hiện đúng nghĩa vụ thuế theo quy định pháp luật, mà còn thể hiện trách nhiệm trong việc chung tay bảo vệ môi trường và hướng tới sự phát triển bền vững. Việc áp dụng chính xác các quy định về đối tượng chịu thuế, mức thuế và phương pháp tính sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro pháp lý, đồng thời tạo nền tảng cho hoạt động sản xuất – kinh doanh minh bạch và hiệu quả. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến thuế bảo vệ môi trường, đừng ngần ngại liên hệ với AZTAX qua HOTLINE: 0932.383.089 để được hỗ trợ tận tình và kịp thời.