Thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến giá bán xe trên thị trường Việt Nam. Việc hiểu rõ về loại thuế này không chỉ giúp người tiêu dùng đưa ra quyết định mua sắm hợp lý mà còn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về cách tính, mức thuế áp dụng và những thay đổi mới nhất liên quan đến thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô.
1. Thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô nghĩa là gì?

Thuế tiêu thụ đặc biệt là một dạng thuế gián thu, được Nhà nước áp dụng đối với những loại hàng hóa và dịch vụ mang tính đặc thù, nhằm điều tiết hành vi tiêu dùng hoặc tạo nguồn thu cho ngân sách. Trong lĩnh vực ô tô, thuế này áp dụng đối với các loại xe có số chỗ ngồi từ 24 trở xuống, bao gồm cả xe sản xuất trong nước lẫn xe nhập khẩu.
Loại thuế này không chỉ giới hạn ở ô tô sử dụng nhiên liệu truyền thống như xăng hoặc dầu mà còn mở rộng đến các phương tiện vận hành bằng năng lượng thay thế, chẳng hạn như xe điện. Mức thuế được xác định dựa trên giá bán của xe và được cộng vào giá niêm yết khi phân phối đến tay người tiêu dùng.
Thuế suất có thể khác nhau tùy vào từng dòng xe và mục đích sử dụng cụ thể. Theo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 03/2022/QH15 do Quốc hội ban hành, đã có một số điều chỉnh quan trọng liên quan đến xe điện. Cụ thể, trong giai đoạn từ ngày 1/3/2022 đến hết ngày 28/2/2027, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô điện chạy pin được giảm mạnh, chỉ còn ở mức từ 1–3%, thay vì mức cũ dao động từ 4–12%.
2. Thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô tại Việt Nam cập nhật mới nhất 2025

Tại Việt Nam, ô tô thuộc nhóm hàng hóa phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB). Mức thuế cụ thể được quy định tại Điều 1 của Luật số 70/2014/QH13 và được sửa đổi, bổ sung tại Điều 8 của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 03/2022/QH15.
Theo các quy định này, thuế TTĐB được áp dụng cho các dòng ô tô chở người dưới 24 chỗ, với mức thuế suất khác nhau tùy theo dung tích xi lanh, số ghế ngồi và loại nhiên liệu mà xe sử dụng. Căn cứ vào các tiêu chí phân loại trên, mức thuế áp dụng cho từng loại xe được quy định cụ thể như sau:
2.1 Mức thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống
- Dung tích xi lanh ≤ 2.000 cm³: 45%
- Dung tích xi lanh từ 2.000 cm³ đến 3.000 cm³: 50%
- Dung tích xi lanh > 3.000 cm³: 60%
- Xe ô tô có chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ: 30%
- Xe ô tô có chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ: 15%
- Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng: 15%
2.2 Mức thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng sinh học
Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô này là bằng 50% mức thuế đối với xe tương tự (theo các mục 1, 2, 3, 4).
2.3 Mức thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô chạy bằng điện
- Xe ô tô điện chạy bằng pin: chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống: chịu thuế suất 3% trong giai đoạn ưu đãi (1/3/2022 – 28/2/2027) và sẽ tăng lên 11% kể từ ngày 1/3/2027.
- Xe ô tô chở người từ 10 đến 16 chỗ ngồi: áp dụng mức thuế 2% (từ ngày 1/3/2022 – 28/2/2027) trong giai đoạn ưu đãi, sau đó tăng lên 7% (từ ngày 1/3/2027).
- Xe chở người từ 16 đến 24 chỗ: được áp dụng mức thuế 1% (từ ngày 1/3/2022 – 28/2/2027) và sẽ điều chỉnh lên 4% từ tháng 3/2027.
- Các loại xe vừa chở người và chở hàng: cũng hưởng thuế suất 2% (từ ngày 1/3/2022 – 28/2/2027) và tăng lên 7% kể từ tháng 3/2027.
Trong khi đó, đối với các dòng xe điện khác (không phải xe chạy pin), mức thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định như sau:
- Xe từ 9 chỗ trở xuống: 15%.
- Xe từ 10 đến 16 chỗ: 10%.
- Xe từ 16 đến 24 chỗ: 5%.
- Xe vừa chở người và hàng hóa: 10%.
Rõ ràng, chính sách thuế hiện hành đã có sự phân hóa rõ rệt dựa trên các yếu tố như số chỗ ngồi, loại năng lượng sử dụng và mục đích thiết kế của xe. Đáng chú ý, các phương tiện sử dụng năng lượng sạch như xe điện, xe hybrid hoặc chạy bằng năng lượng sinh học được áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt thấp hơn nhằm khuyến khích xu hướng sử dụng phương tiện thân thiện với môi trường.
Chính sách ưu đãi thuế cho xe điện được áp dụng từ ngày 1/3/2022 và sẽ kéo dài đến hết ngày 28/2/2027.
3. Mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô mới nhất

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 2 của Luật số 106/2016/QH13 – Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế – các loại ô tô sẽ được áp dụng mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) như sau:
Hàng hóa, dịch vụ | Thuế suất (%) |
Xe ô tô dưới 24 chỗ | |
a) Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, trừ loại quy định tại các điểm đ, e và g | |
– Loại có dung tích xi lanh từ 1.500 cm3 trở xuống | |
+ Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017 | 40 |
+ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 | 35 |
– Loại có dung tích xi lanh trên 1.500 cm3 đến 2.000 cm3 | |
+ Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017 | 45 |
+ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 | 40 |
– Loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 2.500 cm3 | 50 |
– Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3 | |
+ Từ ngày 01 tháng 07 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017 | 55 |
+ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 | 60 |
– Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 đến 4.000 cm3 | 90 |
– Loại có dung tích xi lanh trên 4.000 cm3 đến 5.000 cm3 | 110 |
– Loại có dung tích xi lanh trên 5.000 cm3 đến 6.000 cm3 | 130 |
– Loại có dung tích xi lanh trên 6.000 cm3 | 150 |
b) Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ, trừ loại quy định tại các điểm đ, e và g | 15 |
c) Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ, trừ loại quy định tại các điểm đ, e và g | 10 |
d) Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng, trừ loại quy định tại các điểm đ, e và g | |
– Loại có dung tích xi lanh từ 2.500 cm3 trở xuống | 15 |
– Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3 | 20 |
– Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 | 25 |
đ) Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng lượng sinh học, trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá 70% số năng lượng sử dụng | Bằng 70% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại các điểm a, b, c và d |
e) Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học | Bằng 50% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại các điểm a, b, c và d |
g) Xe ô tô chạy bằng điện | |
– Loại chở người từ 9 chỗ trở xuống | 15 |
– Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ | 10 |
– Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ | 5 |
– Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng | 10 |
h) Xe mô-tô-hôm (motorhome) không phân biệt dung tích xi lanh | |
– Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017 | 70 |
– Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 | 75 |
+ 3 lý do ô tô thuộc mặt hàng chịu thuế đặc biệt theo quy định
Ô tô và xe máy là những loại hàng hóa hiện đại, thể hiện sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, đây cũng là nhóm hàng hóa chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt khá cao. Sau đây là những lý do vì sao ô tô được xếp vào danh mục hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Nhà nước:
Thứ nhất, ô tô được cấu thành từ nhiều thành phần có khả năng gây hại cho môi trường và khó phân hủy sau khi sử dụng. Do đó, các sản phẩm chứa yếu tố gây ô nhiễm thường phải chịu mức thuế cao hơn nhằm khuyến khích việc sử dụng những sản phẩm thân thiện với môi trường và an toàn cho cộng đồng.
Thứ hai, Nhà nước áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt như một công cụ nhằm điều tiết thu nhập và chi tiêu của người dân vào Ngân sách nhà nước một cách hợp lý. Những cá nhân sử dụng nhiều hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ có trách nhiệm đóng góp lớn hơn so với những người sử dụng ít hoặc không sử dụng những hàng hóa đó.
Thứ ba, thuế tiêu thụ đặc biệt còn giữ vai trò định hướng và điều chỉnh hành vi tiêu dùng, sản xuất đối với các mặt hàng mang tính xa xỉ hoặc chưa thực sự thiết yếu, đặc biệt trong bối cảnh cơ sở hạ tầng giao thông hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng phương tiện cá nhân ngày càng tăng. Việc áp thuế cao đối với ô tô cũng là biện pháp nhằm tăng cường quản lý và kiểm soát của Nhà nước một cách công bằng và hiệu quả đối với các mặt hàng thuộc diện điều tiết đặc biệt.
4. Hướng dẫn cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô

Thuế TTĐB được tính bằng công thức:
Thuế TTĐB= Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất thuế TTĐB tương ứng |
Mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt có thể được tra cứu dễ dàng tại Mục 2. Tuy nhiên, việc xác định giá tính thuế TTĐB lại phức tạp hơn do có sự khác biệt tùy theo từng trường hợp cụ thể. Do đó, để tính đúng số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, điều quan trọng là phải xác định chính xác giá tính thuế tương ứng với từng tình huống phát sinh.
4.1 Tại khâu nhập khẩu ô tô
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt= Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu |
Giá tính thuế nhập khẩu được xác định theo quy định của pháp luật về thuế xuất nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa được hưởng miễn, giảm thuế nhập khẩu thì phần thuế được miễn, giảm sẽ không được tính vào giá trị làm căn cứ tính thuế.
Ví dụ minh họa:
Một dòng xe A loại 9 chỗ được nhập khẩu vào Việt Nam với giá nhập khẩu là 300 triệu đồng/chiếc. Thuế suất thuế nhập khẩu là 50%, và thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt là 35%. Khi đó:
- Thuế nhập khẩu = 50% × 300 triệu = 150 triệu đồng
- Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = 300 triệu + 150 triệu = 450 triệu đồng
- Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp tại khâu nhập khẩu = 450 triệu x 35% = 157,5 triệu đồng
Lưu ý: Ngoài thuế tiêu thụ đặc biệt, ô tô nhập khẩu còn phải chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT). Để biết chi tiết cách tính thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu, bạn có thể tham khảo thêm các quy định liên quan.
4.2. Khi thực hiện tiêu thụ trong nước
Căn cứ Theo điều 2 nghị định 100/2016/NĐ-CP
Đối với hàng hóa nhập khẩu, giá tính thuế TTĐB là giá do cơ sở nhập khẩu bán ra.
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt | = | Giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng | – | Thuế bảo vệ môi trường (nếu có) | + | Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt |
Giá bán chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (GTGT) được xác định theo các quy định pháp luật hiện hành về thuế GTGT.
Ví dụ 2:
Một chiếc ô tô mang ký hiệu B được cơ sở sản xuất bán ra thị trường với mức giá 550 triệu đồng (đã bao gồm 10% thuế GTGT). Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) áp dụng cho mặt hàng này là 40%, và không thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường. Khi đó:
- Giá bán chưa bao gồm thuế GTGT = 550 / (1 + 10%) = 500 triệu đồng
- Giá tính thuế TTĐB = 500 / (1 + 40%) = 357 triệu đồng
Trong trường hợp giá bán của cơ sở nhập khẩu không phản ánh đúng mức giá giao dịch thông thường trên thị trường, cơ quan thuế sẽ thực hiện việc ấn định thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế.
Một số trường hợp đặc biệt:
- Nếu bán hàng qua các cơ sở trực thuộc hạch toán phụ thuộc: Giá bán để xác định thuế TTĐB sẽ căn cứ vào mức giá mà đơn vị hạch toán phụ thuộc thực tế bán ra.
- Nếu hàng được tiêu thụ qua các đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng: Giá bán chưa có thuế GTGT dùng để tính thuế TTĐB sẽ là mức giá do cơ sở sản xuất hoặc nhập khẩu quy định, chưa trừ khoản hoa hồng cho đại lý.
- Trong trường hợp bán hàng cho các doanh nghiệp thương mại: Đối với ô tô nhập khẩu dưới 24 chỗ ngồi, giá tính thuế TTĐB sẽ là giá bán của cơ sở nhập khẩu, nhưng không được thấp hơn 105% giá vốn nhập khẩu của xe.
Giá vốn xe nhập khẩu được xác định theo công thức:
Giá vốn = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt tại khâu nhập khẩu |
Nếu giá bán ra của cơ sở nhập khẩu đối với ô tô dưới 24 chỗ thấp hơn 105% giá vốn nêu trên, cơ quan thuế sẽ áp dụng phương pháp ấn định giá tính thuế TTĐB theo đúng quy định pháp luật về quản lý thuế.
Ví dụ 3: Một xe ô tô nhập khẩu có giá CIF: 20.000 USD; mức thuế suất thuế nhập khẩu của mẫu xe này là 70%; thuế suất thuế TTĐB là 45%; giả sử tỷ giá để tính thuế nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu là 22.500 VND/USD. Giá bán chưa có thuế GTGT ghi trên hóa đơn của nhà nhập khẩu là 1.164.712.500 đồng. Như vậy, số thuế TTĐB của cơ sở nhập khẩu khi bán ô tô như sau:
Đơn vị tính: đồng
STT | Nội dung | Thuế suất | Số tiền |
1 | Giá tính thuế của ô tô nhập khẩu (20.000 USD x 22.500) | 450.000.000 | |
2 | Thuế nhập khẩu phải nộp (2) = (1) x thuế suất | 70% | 315.000.000 |
3 | Thuế TTĐB phải nộp khâu nhập khẩu (số thuế TTĐB này nhà nhập khẩu được khấu trừ khi xác định số thuế TTĐB tại khâu bán ra trong nước) (3)= ((1)+(2)) x thuế suất | 45% | 344.250.000 |
4 | Giá vốn xe ô tô nhập khẩu (4) = (1)+(2)+(3) | 1.109.250.000 | |
5 | Giá bán chưa có thuế GTGT của nhà nhập khẩu | 1.164.712.500 | |
6 | Giá tính thuế TTĐB tại khâu bán ra trong nước (6) = (5)/1,45 | 803.250.000 | |
7 | Thuế TTĐB tính được khi bán ra trong nước (7)=(6) x Thuế suất | 45% | 361.462.500 |
8 | Số thuế TTĐB phải nộp tại khâu bán ra trong nước: (8)= (7) – (3) | 17.212.500 |
Ví dụ 4: Với giả định như ví dụ 3 nhưng giá bán chưa có thuế GTGT ghi trên hóa đơn của nhà nhập khẩu là 1.100.000.000 đồng. Trong trường hợp này giá bán làm căn cứ tính thuế TTĐB của cơ sở nhập khẩu chưa có thuế GTGT thấp hơn 105% giá vốn xe nhập khẩu. Do vậy, cơ quan thuế sẽ thực hiện ấn định giá bán của cơ sở nhập khẩu theo quy định của luật quản lý thuế.
Ví dụ 5: Với giả định như ví dụ 3 nhưng giá bán chưa có thuế GTGT ghi trên hóa đơn của cơ sở nhập khẩu là 1.186.897.500 đồng (cao hơn 105% giá vốn của xe nhập khẩu). Như vậy, số thuế TTĐB của cơ sở nhập khẩu khi bán ô tô như sau:
Đơn vị tính: đồng
STT | Nội dung | Thuế suất | Số tiền |
1 | Giá vốn xe ô tô nhập khẩu | 1.109.250.000 | |
2 | Giá bán chưa có thuế GTGT của nhà nhập khẩu | 1.186.897.500 | |
3 | Giá tính thuế TTĐB tại khâu bán ra trong nước (3) = (2)/1,45 | 818.550.000 | |
4 | Thuế TTĐB tính được khi bán ra trong nước (4)=(3) x Thuế suất | 45% | 368.347.500 |
5 | Số thuế TTĐB phải nộp tại khâu bán ra trong nước: (5)= (4) – 344.250.000 đ | 24.097.500 |
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô dưới 24 chỗ ngồi:
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định là giá bán do doanh nghiệp niêm yết, tuy nhiên mức giá này không được thấp hơn 7% so với giá bán bình quân trên thị trường của các đơn vị kinh doanh ô tô.
Trong trường hợp giá bán của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện nêu trên, cơ quan thuế sẽ áp dụng phương pháp ấn định giá tính thuế theo các quy định của Luật Quản lý thuế.
Cần lưu ý rằng, giá bán bình quân của các đơn vị kinh doanh ô tô được hiểu là giá bán thông thường của xe (không bao gồm chi phí lắp thêm các phụ tùng, thiết bị theo yêu cầu riêng của khách hàng).
Do đó, tùy vào từng tình huống cụ thể, cách xác định thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ có sự khác nhau. Điều này đòi hỏi bộ phận kế toán tại doanh nghiệp phải chủ động và linh hoạt trong quá trình tính toán, nhằm đảm bảo số thuế TTĐB được xác định một cách chính xác và đúng quy định pháp luật.
5. Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo quy định tại Điều 4 của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm:
Tổ chức và cá nhân thực hiện hoạt động sản xuất, nhập khẩu các loại hàng hóa hoặc kinh doanh các dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ là người có nghĩa vụ nộp loại thuế này.
Trong trường hợp các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng sau đó lại tiêu thụ trong nước thay vì xuất khẩu, thì chính tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu đó sẽ phải chịu trách nhiệm nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
Trên đây là chi tiết mức thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô được Bộ Tài Chính đề xuất năm 2025, nếu gặp vướng mắc trong quá trình thực hiện vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi AZTAX qua HOTLINE: 0932 383 089 để được tư vấn kịp thời và nhanh chóng nhé!