Thị thực là gì? Những quy định về thị thực cần biết

Thị thực là gì? Những điều cần biết về thị thực

Thị thực là gì?” Hiện nay, khái niệm về thị thực vẫn còn khá mới mẻ đối với nhiều người. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ khái niệm đồng thời AZTAX sẽ đề cập đến các loại thị thực, quy trình xin cấp, cũng như những yêu cầu và điều kiện cần thiết để bạn có thể nắm bắt một cách đầy đủ nhất. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

1. Thị thực là gì?

Thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật Nhập cảnh, Xuất cảnh, Quá cảnh và Cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014.

Thị thực là gì?
Thị thực là gì?

Theo Điều 7 của luật này, sửa đổi năm 2019, thị thực có thể được cấp vào hộ chiếu, cấp rời hoặc thông qua giao dịch điện tử (thị thực điện tử). Thị thực thường được cấp cho từng cá nhân, trừ một số trường hợp đặc biệt như:

  • Cấp thị thực cho trẻ em dưới 14 tuổi theo cha/mẹ/người giám hộ trên chung hộ chiếu.
  • Cấp thị thực cho du khách tham quan, du lịch bằng đường biển theo danh sách xét duyệt của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, hoặc cho thành viên tàu quân sự nước ngoài tham gia hoạt động chính thức ngoài phạm vi tỉnh, thành phố nơi tàu đậu.

Về giá trị sử dụng, thị thực có thể là 01 lần hoặc nhiều lần. Thị thực điện tử và thị thực cấp theo danh sách xét duyệt có giá trị 01 lần.

Thị thực không thể chuyển đổi mục đích, ngoại trừ một số trường hợp như:

  • Có giấy tờ chứng minh là nhà đầu tư hoặc đại diện cho tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.
  • Có giấy tờ chứng minh quan hệ với cá nhân mời, bảo lãnh.
  • Được cơ quan, tổ chức mời làm việc và có giấy phép lao động, hoặc xác nhận không cần giấy phép lao động theo quy định.
  • Nhập cảnh bằng thị thực điện tử và có giấy phép lao động hoặc giấy xác nhận không cần giấy phép lao động.

Khi chuyển đổi mục đích thị thực, bạn sẽ được cấp một loại visa mới với ký hiệu và thời hạn phù hợp với mục đích chuyển đổi.

Xem thêm: Visa là gì?

2. Phân loại thị thực theo các ký hiệu

Thị thực được cấp cho nhiều đối tượng khác nhau và được phân loại bằng các ký hiệu riêng biệt. Để hiểu rõ hơn về thị thực, bạn cần nắm được các ký hiệu tương ứng với từng loại thị thực cụ thể.

Phân loại thị thực theo các ký hiệu
Phân loại thị thực theo các ký hiệu

Theo Điều 8 Luật Nhập cảnh, Xuất cảnh, Quá cảnh và Cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, các quy định về ký hiệu thị thực được nêu rõ như sau:

STT Ký hiệu Đối tượng được cấp
1 NG1 Thành viên đoàn khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.
2 NG2 Thành viên đoàn khách mời của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.

Thành viên đoàn khách mời cùng cấp của Bộ trưởng và tương đương, Bí thư tỉnh ủy, Bí thư thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

3 NG3 Thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ.
4 NG4 Người vào làm việc với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi cùng đi.

Người vào thăm thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ.

5 LV1 Người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
6 LV2 Người vào làm việc với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
7 LS Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.
8 ĐT1 Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên hoặc đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định.
9 ĐT2 Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển do Chính phủ quyết định.
10 ĐT3 Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 03 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng.
11 ĐT4 Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị dưới 03 tỷ đồng.
12 DN1 Người nước ngoài làm việc với doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam
13 DN2 Người nước ngoài vào chào bán dịch vụ, thành lập hiện diện thương mại, thực hiện các hoạt động khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
14 NN1 Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
15 NN2 Người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hoá, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
16 NN3 Người vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hoá và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
17 DH Người vào thực tập, học tập.
18 HN Người vào dự hội nghị, hội thảo.
19 PV1 Phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam.
20 PV2 Phóng viên, báo chí vào hoạt động ngắn hạn tại Việt Nam.
21 LĐ1 Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
22 LĐ2 Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động.
23 DL Người vào du lịch.
24 TT Người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2 hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.
25 VR Người vào thăm người thân hoặc với mục đích khác.
26 SQ Người có quan hệ công tác với cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực Việt Nam ở nước ngoài và vợ, chồng, con của họ hoặc người có văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền Bộ Ngoại giao nước sở tại.

Người có công hàm bảo lãnh của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự các nước đặt tại nước sở tại.

27 EV Thị thực điện tử

Xem thêm: Các loại visa Việt Nam và phân loại visa theo mục đích nhập cảnh

3. Thời hạn của thị thực bao lâu?

Thời hạn thị thực có thể khác nhau tùy thuộc vào loại thị thực, mục đích nhập cảnh. Để hiểu rõ hơn về thời hạn của các loại thị thực, hãy cùng khám phá chi tiết dưới đây.

Thời hạn của thị thực bao lâu?
Thời hạn của thị thực bao lâu?

Thời hạn thị thực được quy định tại Điều 9 Luật Nhập cảnh, Xuất cảnh, Quá cảnh và Cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam như sau:

Ký hiệu thị thực Thời hạn
SQ, EV Không quá 30 ngày
HN, DL Không quá 03 tháng
VR Không quá 06 tháng
NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, ĐT4, DN1, DN2, NN1, NN2, NN3, DH, PV1, PV2, TT Không quá 12 tháng
LĐ1, LĐ2 Không quá 02 năm
ĐT3 Không quá 03 năm
LS, ĐT1, ĐT2 Không quá 05 năm

Như vậy theo quy định trên thời hạn của các loại thị thực tại Việt Nam được quy định rõ theo từng ký hiệu, dao động từ 30 ngày đến 5 năm.

4. Điều kiện để được cấp thị thực

Để được cấp thị thực, người xin cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản như chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, cung cấp thông tin và giấy tờ cần thiết, và tuân thủ các quy định của quốc gia cấp visa. Các điều kiện này có thể khác nhau tùy vào loại visa và mục đích nhập cảnh.

Các điều kiện cần có để được cấp thị thực là gì?

Căn cứ theo Điều 10 Luật Nhập cảnh, Xuất cảnh, Quá cảnh và Cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, các điều kiện để được cấp thị thực Việt Nam bao gồm:

Điều 10. Điều kiện cấp thị thực

1. Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

2. Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật này.

3. Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật này.

4. Các trường hợp sau đây đề nghị cấp thị thực phải có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh:

a) Người nước ngoài vào đầu tư phải có giấy tờ chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư;

b) Người nước ngoài hành nghề luật sư tại Việt Nam phải có giấy phép hành nghề theo quy định của Luật luật sư;

c) Người nước ngoài vào lao động phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật lao động;

d) Người nước ngoài vào học tập phải có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục của Việt Nam.

Như vậy để được cấp thị thực Việt Nam, người nước ngoài cần có hộ chiếu hợp lệ, có sự mời hoặc bảo lãnh từ tổ chức, cá nhân tại Việt Nam và không thuộc các trường hợp bị cấm nhập cảnh. Đồng thời, cần cung cấp các giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh phù hợp, như giấy tờ đầu tư, giấy phép lao động, giấy phép hành nghề hoặc văn bản tiếp nhận từ cơ sở giáo dục, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

5. Hộ chiếu và thị thực khác nhau như thế nào?

Thị thực và hộ chiếu là hai loại giấy tờ có vai trò hoàn toàn khác nhau trong việc xuất nhập cảnh.

Hộ chiếu và thị thực khác nhau ở điểm nào?
Hộ chiếu và thị thực khác nhau ở điểm nào?

Cả hộ chiếu và thị thực đều đóng vai trò quan trọng trong chuyến đi quốc tế của mỗi người. Việc nắm vững sự khác biệt và chức năng của từng giấy tờ này sẽ giúp bạn hoàn tất các thủ tục một cách suôn sẻ và dễ dàng:

Yếu tố Hộ chiếu Hộ chiếu
Đối tượng được cấp Công dân của một quốc gia Người nước ngoài muốn nhập cảnh vào một quốc gia khác
Điều kiện Đủ điều kiện theo quy định của quốc gia cấp Đáp ứng yêu cầu nhập cảnh của quốc gia đích
Công dụng Chứng minh thông tin cá nhân và quốc tịch Cho phép nhập cảnh, lưu trú và rời khỏi quốc gia cấp
Hình thức cấp Quyển sổ hoặc thẻ Tem, nhãn dán hoặc cấp visa trực tuyến (E visa Việt Nam)
Thời gian cấp Vài tuần đến vài tháng Vài ngày đến vài tuần
Cơ quan cao cấp Cơ quan xuất nhập cảnh của quốc gia đó Đại sứ quán, lãnh sự quán hoặc cơ quan nhập cư của quốc gia đích

Xem thêm: Phân biệt visa khác gì hộ chiếu?

6. Các trường hợp miễn thị thực

Các trường hợp miễn thị thực
Các trường hợp miễn thị thực

Theo Điều 12 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (2014, sửa đổi 2019), có một số trường hợp được miễn thị thực, bao gồm:

  • Thỏa thuận quốc tế: Miễn thị thực đối với các quốc gia và tổ chức mà Việt Nam đã ký kết điều ước quốc tế.
  • Thẻ cư trú: Người có thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hợp lệ theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài.
  • Khu kinh tế cửa khẩu và đặc biệt: Miễn thị thực đối với người vào khu kinh tế cửa khẩu hoặc các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
  • Khu kinh tế ven biển: Miễn thị thực đối với người vào khu kinh tế ven biển khi đáp ứng các điều kiện: có sân bay quốc tế, khu vực riêng biệt, và không ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
  • Điều 13 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú: Các trường hợp miễn thị thực khác theo quy định tại Điều 13 của Luật.
  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài và thân nhân: Miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài với hộ chiếu quốc tế và thân nhân của họ, bao gồm vợ, chồng, con; cùng với vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.

Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm “thị thực là gì?” và các quy định liên quan. Thị thực đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh quyền nhập cảnh của người nước ngoài vào Việt Nam. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ AZTAX qua HOTLINE:0932.383.089.

Xem thêm: Quy định về chính sách visa Việt Nam mới nhất 2024

5/5 - (5 bình chọn)
5/5 - (5 bình chọn)
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon
whatsapp-icon