Thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh tại Sở Công Thương

Giấy phép kinh doanh tại Sở Công Thương là yêu cầu cần có đối với nhà đầu tư nước ngoài và các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam. Vậy thủ tục xin giấy phép kinh doanh tại Sở Công Thương như thế nào? Trường hợp nào phải xin giấy phép kinh doanh tại sở công thương? Cùng AZTAX giải đáp những thắc mắc trên qua bài viết dưới đây nhé!

1. Các trường hợp phải xin giấy phép kinh doanh tại sở công thương

Công ty có vốn đầu tư nước ngoài phải xin giấy phép kinh doanh tại Sở Công Thương trong các trường hợp sau: Thực hiện quyền nhập khẩu và phân phối bán buôn hàng hóa dầu, mỡ bôi trơn; cung cấp dịch vụ logistics, cho thuê hàng hóa, dịch vụ xúc tiến thương mại (không bao gồm quảng cáo), dịch vụ trung gian thương mại, dịch vụ thương mại điện tử, tổ chức đấu thầu hàng hóa và phân phối bán lẻ hàng hóa như gạo, đường, vật phẩm đã ghi hình, sách, báo và tạp chí…

Các trường hợp phải xin giấy phép kinh doanh tại Sở Công Thương
Các trường hợp phải xin giấy phép kinh doanh tại Sở Công Thương

Theo Điều 5 của Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định về cấp Giấy phép kinh doanh, giấy phép lập cơ sở bán lẻ, những trường hợp công ty có vốn đầu tư nước ngoài cần phải xin Giấy phép kinh doanh tại sở Công thương bao gồm:

  • Thực hiện quyền phân phối và bán lẻ hàng hóa, ngoại trừ những sản phẩm được liệt kê tại mục 2
  • Thực hiện quyền nhập khẩu và phân phối bán buôn hàng hóa dầu và mỡ bôi trơn khi thực hiện một trong các hoạt động sau:
    • Sản xuất dầu và mỡ bôi trơn trong lãnh thổ Việt Nam
    • Sản xuất hoặc phân phối hợp pháp tại Việt Nam các loại máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn đặc thù
  • Thực hiện quyền phân phối bán lẻ các mặt hàng như gạo, đường, sản phẩm đã ghi hình, sách, báo và tạp chí cho các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có điểm bán lẻ như siêu thị, siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi
  • Cung cấp dịch vụ logistics, ngoại trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam đã cam kết mở cửa trong các Điều ước quốc tế mà nước này là thành viên
  • Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính và không bao gồm cho thuê thiết bị xây dựng có người vận hành
  • Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, trừ các hoạt động quảng cáo
  • Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại
  • Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
  • Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu cho hàng hóa và dịch vụ

Như vậy theo quy định trên những trường hợp công ty có vốn đầu tư nước ngoài cần phải xin Giấy phép kinh doanh tại Sở Công Thương bao gồm:

  • Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa dầu, mỡ bôi trơn
  • Cung cấp dịch vụ logistics
  • Cho thuê hàng hóa
  • Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo
  • Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại
  • Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
  • Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ
  • Phân phối bán lẻ hàng hoá là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí

Lưu ý:

  • Quyền xuất khẩu là việc mua hàng hóa trong nước để xuất khẩu, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai xuất khẩu và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan. Tuy nhiên, quyền này không bao gồm việc mua hàng từ các đối tượng không phải thương nhân, trừ khi có quy định khác từ pháp luật Việt Nam hoặc các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia
  • Quyền nhập khẩu là quyền nhập hàng từ nước ngoài vào Việt Nam để bán lại cho thương nhân có quyền phân phối. Quyền này bao gồm việc đứng tên trên tờ khai nhập khẩu và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan, nhưng không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam, trừ khi pháp luật hoặc điều ước quốc tế có quy định khác
  • Phân phối là hoạt động bán buôn, bán lẻ, đại lý và nhượng quyền thương mại
  • Bán buôn là hoạt động bán hàng cho các thương nhân bán buôn, bán lẻ và các tổ chức khác, không bao gồm bán lẻ
  • Bán lẻ là việc bán hàng hóa cho cá nhân, hộ gia đình và tổ chức nhằm mục đích tiêu dùng

Xem thêm: Giấy phép kinh doanh vận tải là gì?

2. Điều kiện xin cấp giấy phép kinh doanh tại Sở Công Thương

Để xin cấp Giấy phép kinh doanh tại Sở Công Thương, nhà đầu tư nước ngoài từ các quốc gia tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia cần đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường, có kế hoạch tài chính khả thi và không nợ thuế quá hạn. Đối với nhà đầu tư không thuộc quốc gia này, cần thêm các tiêu chí về tuân thủ pháp luật, khả năng tạo việc làm và đóng góp cho ngân sách nhà nước. Đối với hàng hóa và dịch vụ chưa cam kết mở cửa thị trường, yêu cầu tương tự cũng áp dụng.

Điều kiện xin cấp giấy phép kinh doanh tại Sở Công Thương
Điều kiện xin cấp giấy phép kinh doanh tại Sở Công Thương

Đối với nhà đầu tư nước ngoài từ các quốc gia tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cần đáp ưng các điều kiện sau:

  • Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường theo cam kết trong điều ước quốc tế
  • Có kế hoạch tài chính khả thi cho hoạt động xin cấp Giấy phép kinh doanh Sở Công Thương
  • Không có nợ thuế quá hạn nếu đã thành lập tại Việt Nam từ 1 năm trở lên

Đối với nhà đầu tư nước ngoài không thuộc các quốc gia tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên cần đáp ưng các điều kiện sau: 

  • Có kế hoạch tài chính khả thi cho hoạt động xin cấp Giấy phép kinh doanh Sở Công Thương
  • Không có nợ thuế quá hạn nếu đã thành lập tại Việt Nam từ 1 năm trở lên
  • Tuân thủ quy định của pháp luật chuyên ngành
  • Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa trong lĩnh vực hoạt động
  • Có khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước
  • Có khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước

Đối với dịch vụ kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên cần đáp ưng các điều kiện sau:

  • Cần có kế hoạch tài chính rõ ràng để thực hiện hoạt động xin cấp Giấy phép kinh doanh Sở Công Thương
  • Không có nợ thuế quá hạn nếu đã thành lập tại Việt Nam từ 1 năm trở lên
  • Phải đáp ứng các tiêu chí sau:
    • Tuân thủ quy định pháp luật chuyên ngành
    • Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa trong cùng lĩnh vực
    • Có khả năng tạo việc làm cho người lao động trong nước
    • Có khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước

Đối với hàng hóa kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, bao gồm: dầu, mỡ bôi trơn; gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí cần đáp ưng các điều kiện sau:

  • Cần có kế hoạch tài chính rõ ràng cho hoạt động xin cấp Giấy phép kinh doanh Sở Công Thương
  • Không có nợ thuế quá hạn nếu đã thành lập tại Việt Nam từ 1 năm trở lên
  • Phải đáp ứng các tiêu chí sau:
    • Tuân thủ quy định pháp luật chuyên ngành
    • Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa trong cùng lĩnh vực
    • Có khả năng tạo việc làm cho người lao động trong nước
    • Có khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước
  • Đối với hàng hóa dầu và mỡ bôi trơn: Xem xét cấp phép cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện quyền nhập khẩu và phân phối bán buôn nếu có một trong các hoạt động sau:
    • Sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam
    • Sản xuất hoặc phân phối máy móc, thiết bị sử dụng dầu, mỡ bôi trơn đặc thù tại Việt Nam
  • Đối với gạo, đường, vật phẩm đã ghi hình, sách, báo và tạp chí: Xem xét cấp phép cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện quyền phân phối bán lẻ tại các cơ sở đã có như siêu thị, siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi.

Xem thêm: Điều kiện kinh doanh kho bãi

Xem thêm: Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện

3. Quy trình, thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh tại Sở Công Thương

Quy trình, thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh tại Sở Công Thương
Quy trình, thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh tại Sở Công Thương

Dưới đây là quy trình, thủ tục 4 bước xin giấy phép kinh doanh tại Sở Công Thương của AZTAX mà bạn có thể tham khảo:

Bước 1: Tư vấn các quy định liên quan

  • Đối với nhà đầu tư nước ngoài: Cần phải đáp ứng các điều kiện về cam kết mở cửa thị trường theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, có kế hoạch tài chính khả thi, và không có nợ thuế quá hạn nếu đã hoạt động tại Việt Nam từ 1 năm trở lên.
  • Đối với doanh nghiệp trong nước: Thông thường, các doanh nghiệp phải có đủ điều kiện về tài chính, không có nợ thuế và phải tuân thủ quy định pháp luật trong lĩnh vực hoạt động của mình.

Bước 2: Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ cần cung cấp gồm có: 

  • Đơn xin cấp Giấy phép kinh doanh (theo Mẫu số 01 trong Phụ lục)
  • Bản giải trình bao gồm:
    • Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh.
    • Kế hoạch kinh doanh: Chi tiết nội dung và phương thức hoạt động, kế hoạch phát triển thị trường, nhu cầu lao động, cùng đánh giá tác động và hiệu quả kinh tế – xã hội
    • Kế hoạch tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dựa trên báo cáo tài chính đã kiểm toán của năm gần nhất (đối với doanh nghiệp đã thành lập từ 1 năm trở lên), giải trình về vốn, nguồn vốn, phương án huy động vốn và tài liệu tài chính liên quan
    • Tình hình kinh doanh: Thông tin về hoạt động mua bán hàng hóa và tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại thời điểm xin cấp Giấy phép
  • Tài liệu xác nhận từ cơ quan thuế chứng minh doanh nghiệp không còn nợ thuế quá hạn
  • Bản sao của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) cho dự án mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan

Bước 3: Nộp hồ sơ xin giấy phép kinh doanh tại Sở Công Thương

Phương thức nộp hồ sơ:

  • Nộp trực tiếp hồ sơ xin giấy phép kinh doanh tại Sở Công Thương nơi đặt trụ sở chính
  • Nộp qua dịch vụ bưu chính VNPost
  • Nộp online qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến (đạt mức 4)

Trình tự xử lý hồ sơ:

  • Trong 10 ngày làm việc sau khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp điều chỉnh, doanh nghiệp phải gửi 01 bộ hồ sơ xin cấp lại Giấy phép kinh doanh tại Sở Công Thương nơi tiếp nhận hồ sơ.
  • Nếu hồ sơ không đầy đủ, Sở Công Thương sẽ thông báo trong 03 ngày để bổ sung. Thời gian bổ sung không tính vào thời gian cấp Giấy phép.
  • Trong 05 ngày làm việc từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương sẽ cấp lại Giấy phép và gửi bản sao đến Sở nơi chuyển đi. Nếu không cấp lại, Sở Công Thương phải thông báo lý do.
  • Trong 05 ngày kể từ khi nhận Giấy phép mới, tổ chức phải hoàn trả Giấy phép cũ cho Sở nơi chuyển đi.

Phê duyệt của Bộ Công Thương: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Công Thương và bộ quản lý ngành sẽ có văn bản chấp thuận hoặc từ chối cấp Giấy phép kinh doanh, kèm theo lý do nếu từ chối.

Bước 4: Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng

Sau khi giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp nước ngoài được Sở Công Thương cấp AZTAX sẽ nhận kết quả và tiến hành bàn giao.

Xem thêm: Hồ sơ, thủ tục xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu

4. Tiêu chuẩn xét duyệt cấp giấy phép kinh doanh tại Sở Công Thương

Tiêu chuẩn xét duyệt cấp giấy phép kinh doanh
Tiêu chuẩn xét duyệt cấp giấy phép kinh doanh

Việc cấp giấy phép kinh doanh tại Sở Công Thương cần dựa trên các yếu tố đảm bảo phù hợp với chiến lược phát triển và an ninh quốc gia. Dưới đây là các tiêu chí xét duyệt:

  • Sự tương thích với quy hoạch và chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực của khu vực và quốc gia
  • Tiến độ đàm phán về việc mở cửa thị trường của Việt Nam
  • Nhu cầu của Việt Nam trong việc mở rộng thị trường
  • Chiến lược hợp tác với các đối tác nước ngoài của Việt Nam
  • Quan hệ ngoại giao, an ninh quốc gia và trật tự xã hội trong trường hợp nhà đầu tư đến từ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ không thuộc các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia

5. Các trường hợp từ chối cấp giấy phép kinh doanh tại Sở Công Thương

Các trường hợp từ chối cấp giấy phép kinh doanh Sở Công Thương bao gồm không đáp ứng điều kiện xin cấp, thời gian hoạt động của dự án đã hết hạn, và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài xin cấp trong vòng 2 năm kể từ khi giấy phép bị thu hồi.

Các trường hợp từ chối cấp giấy phép kinh doanh
Các trường hợp từ chối cấp giấy phép kinh doanh

Căn cứ theo Điều 21 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định về từ chối cấp Giấy phép kinh doanh tại Sở Công Thương như sau:

  • Các trường hợp không đáp ứng các điều kiện xin cấp giấy phép kinh doanh tại Sở Công Thương đã nêu trên.
  • Thời gian hoạt động của dự án mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan đã hết hạn.
  • Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đề nghị cấp giấy phép kinh doanh tại Sở Công Thương trong vòng 2 năm kể từ ngày giấy phép bị thu hồi do:
    • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị thu hồi.
    • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của dự án liên quan đến mua bán hàng hóa bị thu hồi.
    • Hồ sơ cấp, cấp lại hoặc điều chỉnh Giấy phép kinh doanh có thông tin giả mạo.
    • Ngừng hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan quá 12 tháng mà không thông báo cho cơ quan cấp Giấy phép.
    • Không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ trong 24 tháng liên tiếp.
    • Không cung cấp báo cáo, tài liệu theo yêu cầu trong vòng 3 tháng sau thời hạn yêu cầu

6. Những thay đổi quy định về giấy phép kinh doanh tại Sở Công Thương mới nhất

Quy định về cấp giấy phép kinh doanh thường xuyên được cập nhật để đáp ứng sự thay đổi của thị trường và nhu cầu phát triển doanh nghiệp. Dưới đây là những thay đổi mới nhất trong quy định cấp giấy phép kinh doanh tại Sở Công Thương mà bạn cần lưu ý:

  • Tinh giản thủ tục hành chính: Gần đây, nhiều cơ quan chức năng đã thực hiện cải cách nhằm đơn giản hóa quy trình xin cấp giấy phép kinh doanh. Các bước hành chính được rút gọn, giảm thiểu yêu cầu về giấy tờ không cần thiết, và cho phép nộp hồ sơ trực tuyến, giúp tiết kiệm thời gian và giảm bớt thủ tục giấy tờ.
  • Chấp nhận hồ sơ điện tử: Một trong những thay đổi quan trọng là việc cho phép nộp hồ sơ điện tử thay vì chỉ nộp hồ sơ giấy. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn làm giảm nguy cơ mất mát hoặc thất lạc hồ sơ. Hệ thống trực tuyến cho phép theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ một cách thuận tiện hơn.
  • Yêu cầu về ngành nghề kinh doanh cụ thể: Một số ngành nghề kinh doanh hiện nay yêu cầu phải có thêm giấy phép con hoặc chứng chỉ chuyên môn mới. Các quy định này nhằm đảm bảo rằng doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực đặc thù đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn và yêu cầu pháp lý.
  • Cải cách về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp: Quy định mới yêu cầu các doanh nghiệp phải cung cấp thông tin chi tiết hơn về hoạt động kinh doanh và nhân sự trong hồ sơ đăng ký. Điều này giúp cơ quan chức năng có cái nhìn rõ hơn về hoạt động của doanh nghiệp và đảm bảo tính minh bạch.
  • Thay đổi về thời gian xử lý hồ sơ: Thời gian xử lý hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh đã được điều chỉnh nhằm tăng cường hiệu quả và giảm thiểu thời gian chờ đợi cho doanh nghiệp. Nhiều địa phương đã áp dụng các quy trình nhanh hơn để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc khởi nghiệp.
  • Yêu cầu về đăng ký doanh nghiệp trực tuyến: Ngày càng nhiều khu vực yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký kinh doanh trực tuyến thông qua hệ thống chính thức của cơ quan chức năng. Điều này không chỉ tăng cường tính minh bạch mà còn giúp quản lý dữ liệu và theo dõi hiệu quả hơn.
  • Thay đổi về địa điểm đăng ký kinh doanh: Một số khu vực đã điều chỉnh quy định về địa điểm đăng ký kinh doanh, cho phép doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính tại nhiều địa điểm khác nhau và yêu cầu chứng minh nguồn gốc hợp pháp của địa chỉ trụ sở.
  • Cập nhật về chi phí đăng ký: Chi phí liên quan đến việc cấp giấy phép kinh doanh cũng có thể thay đổi. Doanh nghiệp nên kiểm tra các khoản phí mới để chuẩn bị ngân sách phù hợp.

Những thay đổi này nhằm cải thiện quy trình cấp giấy phép kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp. Để đảm bảo tuân thủ đầy đủ, doanh nghiệp cần cập nhật và nắm bắt các quy định mới nhất từ cơ quan chức năng.

Như vậy AZTAX đã điểm qua một số nội dung quan trọng về thủ tục xin giấy phép kinh doanh tại Sở Công Thương. Hy vọng những nội dung trên có thể giúp bạn hiểu rõ được vấn đề này. Nếu có điều gì cần hỗ trợ hoặc giải đáp thắc mắc hãy liên hệ đến HOTLINE: 0932.383.089 để được tư vấn miễn phí nhé!

Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký giấy phép kinh doanh thương mại điện tử

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon
whatsapp-icon