Giấy phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện là loại giấy tờ quan trọng mà doanh nghiệp cần phải có khi muốn hoạt động trong các lĩnh vực yêu cầu sự kiểm soát chặt chẽ từ nhà nước. Các ngành nghề này đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về vốn, cơ sở vật chất, nhân lực và tuân thủ các quy định pháp luật. Bài viết dưới đây, AZTAX sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về điều kiện xin giấy phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện
1. Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì?
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là ngành nghề mà khi tham gia hoạt động kinh doanh doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể do pháp luật quy định.
Theo khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư 2020 nêu rõ:
Điều 7. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
1. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Như vậy các ngành nghề kinh doanh có điều kiện là những lĩnh vực mà doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể để đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự xã hội, đạo đức và sức khỏe cộng đồng khi thực hiện hoạt động kinh doanh.
Theo đó, giấy phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện là loại giấy phép được cơ quan có thẩm quyền cấp cho các cá nhân, tổ chức kinh doanh ngành nghề có điều kiện
Xem thêm: Danh mục ngành nghề kinh doanh mới nhất
2. Một số ngành nghề kinh doanh cần giấy phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện
Để dễ dàng hơn cho doanh nghiệp trong việc tra cứu, các ngành nghề có điều kiện được phân thành 15 lĩnh vực.
Danh sách này đi kèm với danh mục tất cả các ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định trong Luật Doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực này cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện và thủ tục theo quy định của pháp luật.
STT | Ngành nghề | Mã ngành nghề | Điều kiện hoạt động sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp |
1 | Kinh doanh dịch vụ cầm đồ | 6492: Hoạt động cấp tín dụng khác.
|
Giấy chứng nhận đảm bảo điều kiện về an ninh, trật tự được cấp bởi cơ quan công an tại các quận, huyện, thị xã hoặc thành phố trực thuộc tỉnh. |
2 | Kinh doanh dịch vụ việc làm | 7810: Hoạt động của các trung tâm, đại lý tư vấn, giới thiệu và môi giới lao động, việc làm. | Giấy phép cho hoạt động dịch vụ việc làm được cấp bởi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội khi được ủy quyền bởi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đó. |
7830: Cung ứng và quản lý nguồn lao động (trừ cho thuê lại lao động). | |||
3 | Kinh doanh dịch vụ cho thuê lại lao động | 7820: Cung ứng dịch vụ tạm thời.
|
Giấy phép cho hoạt động dịch vụ việc làm được cấp bởi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. |
4 | Kinh doanh dịch vụ lưu trú | 5510: Dịch vụ lưu trú ngắn ngày.
|
Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự được cấp bởi Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Công an các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. |
5590: Dịch vụ lưu trú ngắn ngày.
|
|||
5 | Sản xuất phim | 5911: Hoạt động sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình.
|
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh được cấp bởi Bộ Văn hóa – Thông tin.
|
6 | Sản xuất mỹ phẩm | 2023: Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm do Sở Y tế cấp. | Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm được cấp bởi Sở Y tế. |
7 | Kinh doanh dịch vụ bưu chính | 5310: Bưu chính. | Giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực bưu chính. |
8 | Kinh doanh vận tải đường bộ | 4920: Vận tải bằng xe buýt. | Giấy phép kinh doanh trong lĩnh vực vận tải được cấp bởi Sở Giao thông Vận tải. |
4931: Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt) . | |||
4932: Vận tải hành khách đường bộ khác. | |||
4933: Vận tải hàng hóa bằng đường bộ. | |||
5521: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt và đường bộ. | |||
5229: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải. | |||
9 | Xuất khẩu gạo | 4631: Bán buôn gạo (không hoạt động tại trụ sở). |
Giấy chứng nhận đủ điều kiện để kinh doanh xuất khẩu gạo được cấp bởi Bộ Công Thương. |
4620: Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống.
|
|||
10 | Kinh doanh dịch vụ in |
1811: In ấn (không hoạt động tại trụ sở). | Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh và trật tự được cấp bởi Phòng Cảnh sát Quản lý Hành chính về Trật tự xã hội của các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. |
1812: Dịch vụ liên quan đến in. | |||
11 | Kinh doanh dịch vụ bảo vệ | 8010: Hoạt động bảo vệ cá nhân. | Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh và trật tự được cấp bởi Phòng Cảnh sát Quản lý Hành chính về Trật tự xã hội của các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. |
8020: Dịch vụ hệ thống bảo đảm an toàn. | |||
8030: Dịch vụ điều tra. | |||
12 | Kinh doanh xổ số | 9200: Hoạt động xổ số, cá cược và đánh bạc.
|
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xổ số được cấp bởi Bộ Tài chính cho loại hình doanh nghiệp là Công ty TNHH một thành viên. |
13 | Kinh doanh dịch vụ karaoke | 9329: Hoạt động vui chơi giải trí khác chưa được phân vào đâu.
|
Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh và trật tự được cấp bởi cơ quan công an tại quận, huyện, thị xã hoặc thành phố thuộc tỉnh. |
14 | Dịch vụ tổ chức dạy thêm học thêm | 8559: Giáo dục khác chưa được phân vào đâu.
|
|
15 | Hoạt động của cơ sở giá dục mầm non | 8510: Giáo dục mầm non |
|
3. Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện
Để được cấp giấy phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh và phải đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh.
3.1 Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh
Theo Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ được cấp khi doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện như sau:
Điều 27. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
b) Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 của Luật này;
c) Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
d) Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
2. Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
Như vậy giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp khi doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện như: ngành nghề kinh doanh không bị cấm, tên doanh nghiệp hợp lệ, hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, và nộp đủ lệ phí đăng ký.
3.2 Điều kiện đầu tư kinh doanh
Theo Khoản 9 Điều 2 Luật Đầu tư 2020, điều kiện đầu tư kinh doanh là các yêu cầu mà cá nhân, tổ chức cần đáp ứng khi tiến hành đầu tư vào các ngành, nghề có điều kiện. Điều kiện này khác nhau tùy thuộc vào từng lĩnh vực, nhưng phải đảm bảo các tiêu chí:
- Quy định phải phù hợp với mục tiêu của ngành, nghề có điều kiện và đảm bảo tính minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí cho nhà đầu tư.
- Quy định về điều kiện cần bao gồm:
- Đối tượng và phạm vi áp dụng.
- Hình thức và nội dung điều kiện.
- Hồ sơ, trình tự, thủ tục hành chính (nếu có).
- Cơ quan quản lý và thẩm quyền giải quyết.
- Thời hạn hiệu lực của giấy tờ liên quan (nếu có).
- Điều kiện đầu tư có thể áp dụng dưới dạng:
- Giấy phép.
- Giấy chứng nhận.
- Chứng chỉ.
- Văn bản xác nhận hoặc chấp thuận.
- Các yêu cầu khác mà không cần xác nhận bằng văn bản.
Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và các yêu cầu này phải được công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Xem thêm: Đăng ký giấy phép kinh doanh xây dựng
4. Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện
Để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra hợp pháp và hiệu quả, doanh nghiệp cần nắm rõ các thủ tục xin giấy phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện điều này giúp doanh nghiệp tránh những rủi ro pháp lý không đáng có.
4.1 Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện
Tùy thuộc vào từng loại ngành, nghề, yêu cầu hồ sơ sẽ khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp đều cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh có điều kiện theo mẫu quy định.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Tài liệu, văn bản chứng minh khả năng đáp ứng các yêu cầu và điều kiện kinh doanh liên quan đến ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp.
- Bản sao Điều lệ công ty.
- Bản sao hợp lệ của Chứng minh nhân dân (CCCD) hoặc hộ chiếu của người đại diện, thành viên góp vốn hoặc cổ đông sáng lập.
- Các giấy tờ chứng minh trình độ chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm của người đứng đầu trong lĩnh vực hoạt động.
4.2 Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện
Các ngành nghề khác nhau sẽ có những điều kiện riêng biệt, do đó quy trình nộp hồ sơ cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, có thể tóm tắt quy trình cơ bản như sau:
- Bước 1: Tổ chức hoặc cá nhân gửi hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Bước 2: Trong thời gian quy định kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra. Nếu hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện, họ sẽ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Nếu từ chối, cơ quan sẽ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.
Thông thường, thời gian để xin giấy phép kinh doanh cho ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện sẽ từ 10 đến 20 ngày, tùy thuộc vào việc hồ sơ có được cung cấp đầy đủ hay không.
Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện được pháp luật đặc biệt quan tâm. Do đó, doanh nghiệp cần phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định để có thể hoạt động trong những lĩnh vực này. Đặc biệt, các hình thức như giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận, và chứng chỉ hành nghề là rất quan trọng.
Trên đây AZTAX đã điểm qua những nội dung quan trọng về giấy phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện. Hy vọng những nội dung trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. Nếu có điều gì cần hỗ trợ hoặc giải đáp thắc mắc hãy liên hệ ngay đến AZTAX qua HOTLINE: 0932.383.089 để được tư vấn miễn phí nhé!
5. Câu hỏi thường gặp về giấy phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện
5.1 Ai có quyền thẩm định hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh?
Mỗi ngành nghề sẽ có cơ quan phụ trách thẩm định hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh riêng biệt.
Ví dụ: Đối với Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo vệ, theo Điều 5 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận này là Bộ Công an.
5.2 Có bao nhiêu ngành nghề kinh doanh có điều kiện?
Theo Luật Đầu tư năm 2020 có tổng cộng 227 ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
5.3 Mất giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cần phải làm gì?
Khi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh bị mất, bạn cần chuẩn bị hồ sơ và gửi yêu cầu đến cơ quan có thẩm quyền để được cấp lại giấy chứng nhận đó.
5.4 Có được chuyển nhượng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh không?
Theo quy định pháp luật hiện hành, việc chuyển nhượng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh được coi là hành vi vi phạm pháp luật. Mức phạt hành chính cho hành vi này sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng ngành nghề cụ thể.
5.5 Doanh nghiệp hoạt động không có giấy chứng nhận đủ điều kiện có bị xử phạt không?
Xem thêm: Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh hóa chất hạn chế
Xem thêm: Hồ sơ, thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh giặt là