Hướng dẫn hạch toán chi phí tài chính – Tài khoản 635 theo Thông tư 200

Phương pháp hạch toán chi phí tài chính mới nhất

Hạch toán chi phí tài chính là quá trình ghi nhận và phân loại các chi phí liên quan đến hoạt động tài chính trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp, hach toán chi phí tài chính đóng vai trò quan trọng trong quản lý tài chính doanh nghiệp. Vậy hoạch toán chi phí tài chính theo Thông tư 200 như thế nào cho đúng? Nguyên tắc hạch toán và kết cấu tài khoản 635 – tài khoản hạch toán chi phí tài chính ra sao? Cùng AZTAX tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!  

1. Nguyên tắc kế toán tài khoản 635 – Chi phí tài chính

Căn cứ theo khoản 1 Điều 30 Thông tư 177/2015/TT-BTC, Nguyên tắc kế toán tài khoản 635 phản ánh chi phí hoạt động tài chính, bao gồm chi phí đầu tư, vay vốn, và bán đầu tư. Tài khoản này phải được hạch toán chi tiết theo từng nội dung chi phí, nhưng không bao gồm chi phí bảo hiểm tiền gửi, chi phí quản lý doanh nghiệp, và một số chi phí khác. Các chi phí liên quan đến hoạt động đầu tư tạm thời nhàn rỗi được kết chuyển vào TK 5151, trong khi các chi phí tài chính khác được kết chuyển vào TK 911 để xác định kết quả hoạt động.

Nguyên tắc hạch toán chi phí tài chính - Tài khoản 635
Nguyên tắc hạch toán chi phí tài chính – Tài khoản 635

Căn cứ theo khoản 1 Điều 30 Thông tư 177/2015/TT-BTC, nguyên tắc kế toán cho tài khoản 635 – Chi phí tài chính được quy định như sau:

Điều 30. Tài khoản 635 – Chi phí tài chính

1. Nguyên tắc kế toán

a) Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí vay vốn, chi phí bán các khoản đầu tư;…

b) Tài khoản 635 phải được hạch toán chi tiết cho từng nội dung chi phí. Không hạch toán vào tài khoản 635 những nội dung chi phí sau đây:

– Chi hoạt động BHTG;

– Chi phí quản lý doanh nghiệp;

– Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản;

– Các khoản chi phí được trang trải bằng nguồn kinh phí khác;

– Chi phí khác.

c) Tài khoản 635 phải hạch toán chi tiết theo 2 loại: Chi phí liên quan đến hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi và chi phí tài chính khác.

d) Toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong kỳ được kết chuyển vào bên Nợ TK 5151 – Thu từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để xác định thu nhập từ đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của BHTG Việt Nam. Các khoản chi phí tài chính khác phát sinh trong kỳ ngoài chi phí hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi được kết chuyển vào TK 911 – Xác định kết quả hoạt động để xác định kết quả hoạt động trong kỳ.

Chốt lại nguyên tắc kế toán tài khoản 635 như sau: TK 635 ghi nhận chi phí tài chính như chi phí vay vốn và lỗ từ đầu tư tài chính, nhưng không bao gồm chi phí BHTG, quản lý doanh nghiệp, hoặc đầu tư xây dựng. Chi phí được phân loại thành chi phí đầu tư nguồn vốn tạm thời và chi phí tài chính khác, và kết chuyển vào các tài khoản TK 5151 hoặc TK 911 để xác định kết quả hoạt động.

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 635 – Chi phí tài chính

Theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Thông tư 177/2015/TT-BTC, Tài khoản 635 – Chi phí tài chính bao gồm các chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi và các chi phí tài chính khác, được kết chuyển cuối kỳ để xác định kết quả kinh doanh. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ và được chia thành hai tài khoản cấp 2, mỗi tài khoản phản ánh chi tiết các loại chi phí tài chính cụ thể.

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 635 chi phí tài chính
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 635 chi phí tài chính

Căn cứ theo khoản 2 Điều 30 Thông tư 177/2015/TT-BTC, kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 635 – Chi phí tài chính được mô tả như sau:

Điều 30. Tài khoản 635 – Chi phí tài chính

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 635 – Chi phí tài chính

Bên Nợ: Chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động đầu tư từ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi và chi phí của hoạt động đầu tư tài chính khác.

Bên Có:

– Các khoản được ghi giảm chi phí tài chính;

– Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong kỳ để xác định thu nhập hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi;

– Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính khác phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động.

Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ.

Tài khoản 635 – Chi phí tài chính, có 2 tài khoản cấp 2:

– Tài khoản 6351 – Chi phí hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi: Phản ánh các chi phí phát sinh trong kỳ của hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi. Tài khoản này chỉ sử dụng tại Trụ sở chính.

Tài khoản 6351 có 2 tài khoản cấp 3:

+ Tài khoản 63511 – Chi phí lưu ký chứng khoán: Phản ánh các chi phí lưu ký chứng khoán phát sinh trong kỳ liên quan đến hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi.

+ Tài khoản 63518 – Chi phí hoạt động đầu tư khác: Phản ánh các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ liên quan đến hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi ngoài chi phí lưu ký chứng khoán.

– Tài khoản 6358 – Chi phí tài chính khác: Phản ánh chi phí tài chính khác phát sinh trong kỳ mà chưa được phản ánh ở TK 6351.

Tài khoản 6358 có 2 tài khoản cấp 3:

+ Tài khoản 63581 – Chi phí lãi vay: Phản ánh chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ.

+ Tài khoản 63588 – Chi phí tài chính khác: Phản ánh các chi phí tài chính khác phát sinh trong kỳ liên quan đến hoạt động tài chính khác ngoài chi phí lãi vay.

Như vậy theo thông tư trên, tài khoản 635 ghi nhận chi phí tài chính phát sinh từ hoạt động đầu tư và chi phí tài chính khác. Bên Nợ phản ánh chi phí phát sinh, trong khi Bên Có ghi giảm chi phí và kết chuyển chi phí vào TK 5151 hoặc TK 911. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ và bao gồm các tài khoản cấp 2: 6351 cho chi phí đầu tư nguồn vốn tạm thời và 6358 cho chi phí tài chính khác, với các tài khoản cấp 3 chi tiết cho từng loại chi phí.

3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu của tài khoản 635 Theo thông tư 200

Hạch toán chi phí tài chính là một phần quan trọng trong việc quản lý tài chính của doanh nghiệp, giúp xác định chính xác các khoản chi phí liên quan đến đầu tư, vay nợ và các hoạt động tài chính khác. Việc hiểu và áp dụng đúng các quy định hạch toán sẽ đảm bảo báo cáo tài chính minh bạch và hợp lý.

Cách hạch toán chi phí tài chính (TK 635)
Cách hạch toán chi phí tài chính (TK 635)

Căn cứ theo khoản 3 Điều 30 của Thông tư 177/2015/TT-BTC, quy định về cách thức hạch toán một số giao dịch chi phí tài chính cụ thể như sau:

a) Khi phát sinh các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, ghi:

  • Nợ TK 6351 – Chi phí hoạt động đầu tư từ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi
  • Có các TK 111, 112, 141, 331,…

Ví dụ: Công ty C có một khoản vốn tạm thời nhàn rỗi và quyết định đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp. Vào ngày 15/07, công ty đã mua một lô trái phiếu trị giá 500 triệu VNĐ. Để hoàn tất giao dịch, công ty đã chi trả phí giao dịch cho công ty chứng khoán là 2 triệu VNĐ bằng tiền mặt.

Bút toán hạch toán như sau:

  • Nợ TK 6351 – Chi phí hoạt động đầu tư từ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi: 2.000.000 VNĐ
  • Có TK 111 – Tiền mặt: 2.000.000 VNĐ

b) Chi phí phát sinh từ các hoạt động tài chính khác, không bao gồm hoạt động đầu tư từ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, ghi:

  • Nợ TK 6358 – Chi phí tài chính khác
  • Có các TK 111, 112, 331,…

Ví dụ: Công ty B vay ngắn hạn từ ngân hàng với số tiền 1 tỷ VNĐ để tài trợ cho hoạt động kinh doanh. Vào ngày 30/06, công ty phải thanh toán lãi vay kỳ đầu tiên với số tiền 50 triệu VNĐ bằng chuyển khoản ngân hàng. Đây là chi phí tài chính phát sinh từ hoạt động vay vốn không liên quan đến hoạt động đầu tư từ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi.

Bút toán hạch toán như sau:

  • Nợ TK 6358 – Chi phí tài chính khác: 50.000.000 VNĐ
  • Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng: 50.000.000 VNĐ

c) Đối với hạch toán chi phí đi vay:

  • c1) Trường hợp đơn vị phải thanh toán định kỳ tiền lãi vay cho bên cho vay, ghi:
    • Nợ TK 6358 – Chi phí tài chính khác
    • Có các TK 111, 112,…
  • c2) Trường hợp đơn vị trả trước lãi tiền vay cho bên cho vay, ghi:
    • Nợ TK 242 – Chi phí trả trước
    • Có các TK 111, 112,…
  • c3) Trường hợp vay trả lãi sau:
    • Định kỳ, khi tính lãi tiền vay phải trả trong kỳ, nếu được tính vào chi phí tài chính khác, ghi:
      • Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
      • Có TK 335 – Chi phí phải trả.
    • Hết thời hạn vay, khi đơn vị trả gốc vay và lãi tiền vay, ghi:
      • Nợ TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (gốc vay còn phải trả)
      • Nợ TK 335 – Chi phí phải trả (lãi tiền vay của các kỳ trước)
      • Nợ TK 6358 – Chi phí tài chính khác (lãi tiền vay của kỳ đáo hạn)
      • Có các TK 111, 112,…

d) Vào cuối kỳ, toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động đầu tư từ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong kỳ sẽ được kết chuyển sang bên Nợ của TK 5151 – Thu từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi. Việc này nhằm xác định thu nhập đầu tư từ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của BHTG Việt Nam. Kế toán ghi nhận như sau:

  • Nợ TK 5151 – Thu từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi
  • Có TK 6351 – Chi phí hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi.

đ) Cuối kỳ, toàn bộ chi phí tài chính khác phát sinh trong kỳ sẽ được chuyển vào TK 911 – Xác định kết quả hoạt động, với bút toán sau:

  • Nợ TK 911 – Xác định kết quả hoạt động
  • Có TK 6358 – Chi phí tài chính khác.

Ví dụ: Vào ngày 20/12, Công ty A bán 5.000 cổ phần của công ty B mà công ty đang sở hữu cho doanh nghiệp X, và nhận về Tiền gửi ngân hàng với tổng giá trị 52 triệu VNĐ. Chi phí cho người môi giới đã được chi trả bằng tiền mặt là 1,5 triệu VNĐ. Biết rằng, giá trị mỗi cổ phần của công ty B là 10.000 VNĐ.

Công ty A áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200. Theo hướng dẫn của Thông tư này, kế toán công ty A thực hiện bút toán như sau:

Ghi nhận việc bán cổ phần cho doanh nghiệp X:

  • Nợ TK 112: 52.000.000
  • Có TK 515: 2.000.000
  • Có TK 228: 50.000.000 = 5.000 x 10.000

Ghi nhận chi phí tài chính cho người môi giới:

  • Nợ TK 635: 1.500.000
  • Có TK 111: 1.500.000.

Trên đây là toàn bộ thông tin về hạch toán chi phí tài chính mà chúng tôi đã tổng hợp được. Hy vọng bài viết đem lại thông tin hữu ích cho bạn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khi hạch toán chi phí tài chính đừng ngần ngại liên hệ với AZTAX qua HOTLINE: 0932.383.089. Chúng tôi luôn sẵn sàng giúp bạn tối ưu hóa quy trình và nâng cao hiệu quả tài chính.

Xem thêm: Cách hạch toán trích trước chi phí phải trả – Tài khoản 335

Xem thêm: Hướng dẫn hạch toán chi phí tài trợ

Xem thêm: Hướng dẫn cách hạch toán chi phí sản xuất

4. Câu hỏi thường gặp

4.1 Chi phí tài chính là gì?

Chi phí tài chính là một khoản chi hoặc khoản thiệt hại phát sinh từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Hoạt động tài chính của doanh nghiệp như việc đầu tư chứng khoán, góp vốn, vay và cho vay,…

4.2 Chi phí tài chính gồm những gì?

Chi phí tài chính bao gồm lãi suất, phí khởi tạo, phí trễ hạn, tiền phạt trả trước và các khoản phụ thuộc vào việc tăng giảm vốn.

4.3 Chi phí tài chính được tính như thế nào?

Khi doanh nghiệp phát sinh chi phí từ việc bán chứng khoán kinh doanh, thanh lý hoặc nhượng bán các khoản đầu tư vào công ty con, liên doanh hoặc liên kết và bị lỗ, thực hiện các bút toán sau:

  • Ghi Nợ các tài khoản 111, 112,… (theo giá bán được xác định dựa trên giá trị hợp lý của tài sản nhận được)
  • Ghi Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ)
  • Ghi Có các TK 121, 221, 222, 228 (theo giá trị ghi sổ).

4.4 Chi phí tài chính của doanh nghiệp tăng do đâu?

Khi chi phí tài chính của doanh nghiệp tăng, có thể do:

  • Doanh nghiệp đang mở rộng và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.
  • Doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh, mất kiểm soát và có nguy cơ lỗ nhiều.

Xem thêm: Quy định về hạch toán chi phí đi công tác đối với doanh nghiệp

Xem thêm: Cách hạch toán phí sử dụng đường bộ chi tiết

5/5 - (2 bình chọn)
5/5 - (2 bình chọn)
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon