Việc thành lập doanh nghiệp là công việc bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện trước khi đi vào hoạt động kinh doanh để đảm bảo rằng thực hiện đúng theo quy đinh pháp luật. Vậy thành lập doanh nghiệp là gì? Việc hình thành doanh nghiệp có ý nghĩa như thế nào? Ai được quyền thành lập doanh nghiệp? Nếu các bạn đang muốn tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi này, hãy cùng AZTAX tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
1. Thành lập công ty là gì?
Thành lập công ty (thành lập doanh nghiệp) là việc cá nhân hay tổ chức muốn kinh doanh thực hiện các thủ tục về pháp lý, đăng ký kinh doanh tại cơ quan chức năng có thẩm quyền để xác định tư cách pháp lý cho công ty cũng như đảm bảo rằng các hoạt động của doanh nghiệp đó có được sự bảo hộ của pháp luật.
Việc thành lập doanh nghiệp cần phải đảm bảo các yếu tố sau:
- Tổ chức và cá nhân là đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp theo quy định.
- Đáp ứng các điều kiện đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
- Đảm bảo các yêu cầu về việc đặt trụ sở chính, vốn điều lệ, tên của doanh nghiệp…
Thành lập doanh nghiệp được nhìn dưới 2 góc độ sau:
Về góc độ kinh tế: Thành lập doanh nghiệp là quá trình nhà đầu tư tiến hành các hoạt động đầu tư vốn, con người và cơ sở vật chất cần thiết của một tổ chức hoạt kinh tế ra đời va hoặc động bao gồm: trụ sở, văn phòng, kho xưởng, phương tiện vận chuyên, máy móc thiết bị kĩ thuật phù hợp để kinh doanh dịch vụ hay sản xuất hàng hoá. Thông thường, nhà sáng lập doanh nghiệp sẽ có các bước chuẩn bị về kế hoạch nhân sự, hệ thống khách hàng, ngồn vốn… để rút ngắn thời gian gia nhập vào thị trường cũng như tạo ra cho mình nhiều cơ hội kinh doanh hơn. Dưới đây là những vấn đề bạn cần phải nghiên cứu và chuẩn bị trước khi quyết định hình thành doanh nghiệp
- Nghiên cứu thị trường và môi trường kinh doanh cũng như cân nhắc cơ hội kinh doanh.
- Nghiên cứu, lựa chọn hình thức về pháp lí doanh nghiệp.
- Nghiên cứa về việc lựa chọn địa điểm đặt doanh nghiệp.
- Nghiên cứu, thiết lập hệ thống sản xuất kinh doanh.
Về góc độ pháp lý: Thành lập doanh nghiệp là thủ tục hành chính mà thành viên sáng lập doanh nghiệp hoặc người đại diện tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh, nhằm “khai sinh” hợp pháp cho một doanh nghiệp ở Việt Nam. Việc hình thành doanh nghiệp kinh doanh mà chưa đăng ký thành lập doanh nghiệp được xem là hành vi trái pháp luật. Do đó, ngoài việc chuẩn bị về điều kiện vật chất kinh doanh, doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng phải thực hiện các nghĩa vụ về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. Ngoài ra, tùy thuộc vào pháp luật của mỗi quốc gia, doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư còn phải thực hiện thêm một số thủ tục pháp lý khác phù hợp với pháp luật quốc gia đó để đáp ứng đủ cơ sở về pháp lý cho doanh nghiệp đó kinh doanh trên lãnh thổ quốc gia đó, cụ thể là:
- Thủ tục đăng ký đầu tư : (Đối với những dự án đầu tư hay thành lập tổ chức kinh tế cần phải đăng ký đầu tư)
- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận kinh doanh (đối với nhà đầu tư lựa chọn ngành, nghề kinh doanh cỏ điều kiện)
Thủ tục thành lập doanh nghiệp được xem là thủ tục gia nhập vào thị trường kinh doanh mà tất cả doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ..
2. Ý nghĩa của việc thành lập doanh nghiệp là gì?
Việc thành lập doanh nghiệp mang một ý nghĩa vô cùng to lớn, không chỉ bảo vệ quyền lợi của chủ doanh nghiệp, mà còn đảm bảo trật tự quản lý của nhà nước, cũng như bảo vệ quyền lợi của các chủ thể khác trong hoạt động kinh doanh tổng thể.
Nhìn chung, việc khởi nghiệp mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng, tác động trực tiếp đến hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống. Không chỉ đảm bảo được lợi ích cho cơ quan quản lý nhà nước về mặt trật tự quản lý nhà nước, bảo vệ quyền lợi cho chủ thể doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động kinh doanh mà còn tác động đến đời sống của người dân xung quanh đó. Dưới đây là những lợi ích cụ thể mà của việc hình thành doanh nghiệp mang lại:
Về góc độ chủ thể đề nghị thành lập doanh nghiệp:
- Được nhà nước và pháp luật thừa nhận và bảo vệ trong quá trình kinh doanh.
- Được quyền tham gia thực hiện những hoạt động kinh doanh đã đăng ký.
- Tạo niềm tin, uy tín với người tiêu dùng, khi sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp được chứng nhận bởi các cơ quan nhà nước
- Dễ dàng thực hiện những thủ tục liên quan đên pháp lý để bảo vệ thương hiệu và cạnh tranh công bằng hơn.
Đối với nền kinh tế:
- Giải quyết vấn đề công việc cho người lao động, giúp nâng cao đời sống cho người dân
- Giúp cho nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẻ
Đối với cơ quan nhà nước
- Dễ dàng quản lý các hoạt động của doanh nghiệp;
- Nắm bắt được xu hướng của thị trường cũng như các yếu tố trong kinh doanh để đưa ra các chủ trương chính sách cũng như các biên pháp phù hợp cho nền kinh tế.
Đối với đời sống, xã hội
- Doanh nghiệp phục vụ nhu cầu của con người ngày càng tăng lên đồng nghĩa với việc nhu cầu về đời sống của người dân được đáp ứng kịp thời.
- Dễ dàng bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
- Đảm bảo trật tự quản lý nhà nước, ổn định xã hội.
3 Những thuận lợi và khó khăn khi thành lập doanh nghiệp
Như chúng ta đã biết rõ, khi quyết định thành lập doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ bước vào một giai đoạn khởi nghiệp của mình. Hầu kết mọi người chỉ suy nghỉ đến những thuận lợi mà quên mất đằng sâu hành trình này, luôn tiềm ẩn vô vàng khó khăn và thách thưc. Để hiểu rỏ hơn về vấn đề này, AZTAX sẽ đưa ra một vài thuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệp mới thành lập có thể gặp phải.
Những thuận lợi khi thành lập doanh nghiệp
- Thành lập công ty đầu tư sẽ giúp cho các hoạt động kinh doanh trở nên hợp pháp tại Việt Nam.
- Thành lập công ty giúp cho ước mơ khởi nghiệp sẽ trở thành hiện thực, và có cơ hội khẳng định mình trên thị trường.
- Thành lập công ty làm cho bạn trở nên có ích hơn đối với xã hội, khi mang đến công ăn việc làm cho nhiều người.
- Tăng thêm thu nhập cho cá nhân, thành viên và các cổ đông trong công ty.
- Thành lập công ty sẽ giúp bạn huy động vốn dễ dàng hơn với nhiều hình thức khác nhau.
- Quảng bá thương hiệu, hình ảnh kinh doanh rộng rãi hơn;
- Tăng độ uy tín đối với khách hàng. Khách hàng có xu hướng an tâm hơn khi giao dịch với các doanh nghiệp đã được đăng ký.
Những khó găn khi thành lập doanh nghiệp
- Chi phí hoặt động ban đầu thường rất cao, bởi doanh nghiệp cần phải chi trả nhiều khoản khác nhau, như mặt bằng, mua sắm trang thiết bị.
- Phải tuân thủ theo quy định pháp lý và chính sách thuế. Phải chấp hành đóng các khoản phí đăng ký và giấy phép hoạt động.
- Doanh nghiệp còn thiếu kinh nghiệm trong công việc quản lý nên rất khó đưa kế hoạch kinh doanh rõ ràng và hiệu quả. Do đó, có thể gặp phải rủi ro và thách thức trong quản lý và vận hành doanh nghiệp
- Doanh nghiệp mới thành lập phải đối điện với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường cũng như khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng.
- Khi mới thành lập, nguồn thu từ hoạt động kinh doanh vẫn chưa về được nhiều nên có thể dẫn đến khả năng, thiếu hụt nguồn vốn hay lỗ cao.
4. Quyền tự do thành lập doanh nghiệp
Quyền tự do thành lập doanh nghiệp là quyền tự do kinh doanh, theo đó cá nhân, tổ chức có quyền lựa chọn loại hình doanh nghiệp để thực hiện các ý tưởng và mục đích kinh doanh, phù hợp về ngành nghề, tên doanh nghiệp, mức vốn, trụ sở và địa điểm kinh doanh.
Ở giai đoạn mới gia nhập thị trường, quyền tự do thành lập doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng của nhà đầu tư về việc quyết định mọi vấn đề kinh doanh, từ việc lựa chọn loại hình kinh doanh, quản trị, việc tổ chức hoạt động đến chấm dứt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trừ các trường hợp bị cấm đầu tư vốn bằng hiện vật hoặc tiền, tiền hay tài sản khác cho việc thành lập doanh nghiệp dựu trên quy định. Cụ thê quyền tự do thành lập doanh nghiệp được thể hiện qua các ý sau:
Quyền được tự do chọn loại hình doanh nghiệp
- Có nhiều loại hình kinh doanh khác nhau về số lượng người góp vốn (một hay nhiều nhà đầu tư góp vốn), về quy mô kinh doanh (vốn đầu tư nhỏ hay lớn), về liên kết, về mục tiêu hoạt động… Tùy theo mục đích và ý tưởng mà tổ chức, cá nhân đầu tư có quyền lựa chọn loại hình doanh nghiệp cụ thể mà được pháp luật công nhận như: Công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh.
- Nếu mục tiêu hoạt động là giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường, vì lợi ích cộng đồng thì nhà đầu tư có quyền lựa chọn đăng ký là doanh nghiệp xã hội (DNXH) để được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với DNXH.
Quyền được tự do lựa chọn lĩnh vực, ngành nghề đầu tư
- Nhà đầu có quyền quyết định lựa chọn lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh trong phạm vi tất cả ngành nghề không thuộc danh mục cấm kinh doanh trong Luật Đầu tư 2020 số 61/2020/QH14.
- Hiện nay, các ngành nghề bị cấm đầu tư, kinh doanh quy định rõ tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020 số 61/2020/QH14 (được sửa đổi, bổ sung năm 2016).
Hiến pháp năm 2013, Luật Đầu tư 2020 số 61/2020/QH14, Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14, đều khẳng định doanh nghiệp được quyền tự do kinh doanh trong các ngành, nghề mà pháp luật không cấm.
Quyền được lựa chọn quy mô kinh doanh
- Quy mô doanh nghiệp thể hiện đầu tiên ở số lượng lao động và mức vốn đầu tư. Trừ các ngành nghề cần đáp ứng về quy định mức vốn tối thiểu (gọi là vốn pháp định) thì nhà đầu tư tự chủ động quyết định khoản vốn đầu tư nhỏ hay lớn, sử dụng lao động nhiều hay ít.
- Quy mô kinh doanh còn thể hiện qua việc thành lập hay góp vốn thành lập nhiều doanh nghiệp hoặc các tổ hợp kinh doanh khác theo mô hình công ty mẹ – con ở dạng tập đoàn, tổng công ty. Quyền này bị hạn chế đối với trường hơp doanh nghiệp thành lập cùng lúc nhiều công ty trách nhiệm vô hạn, ví dụ: pháp luật hiện nay không cho phép một người thành lập nhiều hơn 01 doanh nghiệp tư nhân.
Quyền được lựa chọn tên doanh nghiệp
- Doanh nghiệp sẽ tự lựa chọn tên công ty khi thành lập. Để tránh nhầm lẫn và cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị, doanh nghiệp thành lập không được phép trùng tên hoặc sử dụng tên dễ gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác đã thành lập hợp pháp.
Quyền tự do lựa chọn trụ sở doanh nghiệp
- Trụ sở doanh nghiệp hay địa điểm kinh doanh được hiển thị như yếu tố địa bàn kinh doanh. Tùy thuộc vào tính chất dự án đầu tư hay ngành nghề kinh doanh, nhà đầu tư tự quyết định lựa chọn địa điểm phù hợp, trừ một số nơi bị cấm hoạt động kinh doanh vì các nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng quốc gia, môi trường hoặc an ninh trật tự.
Xem thêm: Kinh nghiệm thành lập công ty
Xem thêm: Kế hoạch thành lập doanh nghiệp
5. Quy trình thủ tục thành lập doanh nghiệp
Việc kinh doanh mà chưa hoặc không đăng ký doanh nghiệp được xem là vi phạm pháp luật. Do vậy, ngoài việc chuẩn bị về điều kiện vật chất để đi vào hoạt động, chủ doanh nghiệp phải có nghĩa vụ thực hiện đăng ký kinh doanh.
Dưới đây là quá trình các bước thành lập doanh nghiệp được chia thành từng giai đoạn cụ thể. Mỗi giai đoạn doanh nghiệp sẽ thực hiện các nhiệm vụ khác nhau.
Bước 1: Chuẩn bị thông tin cần thiết để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Các cổ đông/thành viên vốn góp cần xác định một số vấn đề về loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh trước khi thành lập và mức vốn điều lệ phù hợp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đặt tên, địa chỉ và lập danh sách thành viên/cổ đông để xác định người đại diện pháp luật.
Bước 2: Soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập công ty
Sau khi chuẩn bị những thông tin cơ bản, đơn vị sẽ bắt đầu hoàn thiện bộ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Trong đó, chủ doanh nghiệp cần bổ sung thêm các giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Văn bản ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải người đại diện pháp luật công ty).
- Danh sách các thành viên/cổ đông chính thức (Thông tin cá nhân).
- Bản sao giấy tờ xác thực thông tin cá nhân còn hiệu lực (CMND/CCCD/Hộ chiếu).
Bên cạnh đó, nếu thành viên góp vốn là tổ chức hoặc có yếu tố nước ngoài thì cần bổ sung thêm giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trường hợp doanh nghiệp không trực tiếp thực hiện hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp có thể làm giấy uỷ quyền cho người đại diện làm.
Tùy thuộc vào pháp luật ở mỗi quốc gia, nhà đầu tư còn phải thực hiện một số thủ tục về pháp lý liên quan khác để có đủ điều kiện về cơ sở pháp lý cho doanh nghiệp đi vào hoạt động, cụ thể như sau:
- Thủ tục đăng ký đầu tư (đối với dự án đầu tư thành lập các tổ chức kinh tế thuộc diện bắt buộc đăng ký kinh doanh).
- Thủ tục về việc cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh (đối với các nhà doanh nghiệp đầu tư kinh doanh ngành, nghề đầu có điều kiện).
Thủ tục thành lập doanh nghiệp thành công khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Bước 3: Nộp hồ sơ & đăng bố cáo
Sau khi hoàn thiện hồ sơ thành lập công ty, chủ doanh nghiệp sẽ nộp bộ hồ sơ này cho phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế Hoạch & Đầu Tư trực thuộc địa phương. Tiếp đến doanh nghiệp nộp thêm một khoản phí để được đăng bố cáo khi hồ sơ được thông qua.
Trong vòng 03 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ cơ quan sẽ giải quyết hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu doanh nghiệp có nộp lệ phí bố cáo lúc nộp hồ sơ thì cơ quan tiếp nhận sẽ tiến hành đăng bố cáo sau khi cấp giấy chứng nhận đăng kinh doanh.
Bước 4: Làm con dấu pháp nhân
Con dấu công ty là công cụ được sử dụng để đóng lên văn bản, giấy tờ của đơn vị. Doanh nghiệp có thể tự thiết kế mẫu dấu hoặc có thể thuê đơn vị khác thiết kế trước khi khắc con dấu. Con dấu này dùng để đóng lên các giấy tờ hành chính và hoá đơn của đơn vị.
Trước khi đến các cơ sở được phép khắc dấu để khắc con dấu pháp nhân, chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Bản thiết kế con dấu (nếu có).
Ngoài người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể uỷ quyền (ủy quyền có công chứng) cho người khác đến nhận con dấu doanh nghiệp.
Bước 5: Thủ tục sau khi thành lập công ty
Sau khi hoàn thiện thủ tục thành lập doanh nghệp, chủ công ty phải làm một số thủ tục sau thành lập doanh nghiệp như:
- Kê khai và nộp thuế môn bài tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp
- Treo biển hiệu công ty
- Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp
- Phát hành hóa đơn điện tử
- Đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định
Ngoài ra, doanh nghiệp cần thực hiện một số việc có thể các nghiệp vụ liên quan tới người lao động như làm hợp đồng lao động và đăng ký tham gia Bảo hiểm xã hội cho người lao động trong tổ chức.
6. Điều kiện thành lập doanh nghiệp là gì?
Chủ doanh nghiệp cần thỏa mãn những điều kiện được pháp luật quy định pháp luật khi thành lập doanh nghiệp. Những điều này nhằm đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp khi bắt đầu quá trình hoạt động.
Dưới đây là một vài điều kiện khi thành lập doanh nghiệp:
- Đủ 18 tuổi và có năng lực về hành vi dân sự đầy đủ.
- Có kế hoạch kinh doanh và các loại giấy tờ cần thiết như giấy phép kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký hoạt động tại cổng thông tin điện tử của các cơ quan quản lý nhà nước.
- Có vốn đầu tư đủ, đăng ký vốn điều lệ theo đúng quy định của pháp luật, cụ thể trong Luật Doanh nghiệp.
- Chọn hình thức doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu và mục đích kinh doanh như: công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, v.v và không phải các ngành cấm trong luật.
- Tuân thủ các quy định pháp luật về đăng ký, quản lý và hoạt động của doanh nghiệp.
- Có trụ sở và địa chỉ đăng ký kinh doanh.
- Các giấy tờ pháp lý cần thiết như: chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, giấy khai sinh (đối với người dưới 18 tuổi), giấy phép kinh doanh, giấy đăng ký kinh doanh .v.v.
Ngoài ra, tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà có những điều kiện riêng biệt, như số lượng cổ đông, tỷ lệ vốn đầu tư, v.v. Việc tuân thủ các điều kiện trên sẽ giúp các doanh nghiệp được hoạt động đúng quy định pháp luật, không bi phạt và tránh được các rủi ro và vi phạm pháp luật.
Bài viết trên đã phân tích về khái niệm về thành lập doanh nghiệp là gì cũng như thủ tục thành lập doanh nghiệp. Liên hệ với AZTAX theo thông tin liên hệ bên dưới để được tư vấn những vấn đề về khái niệm doanh nghiệp mới thành lập là gì? Chúng tôi hỗ trợ tư vấn dịch vụ thành lập doanh nghiệp hoàn toàn miễn phí!
Xem thêm: Tra cứu thông tin doanh nghiệp