4 thay đổi lớn về BHYT, BHXH, BHTN có hiệu lực từ 01/07/2022

4 thay đổi lớn về BHYT, BHXH, BHTN có hiệu lực từ 01/07/2022
4 thay đổi lớn về BHYT, BHXH, BHTN có hiệu lực từ 01/07/2022
4 thay đổi lớn về BHYT, BHXH, BHTN có hiệu lực từ 01/07/2022

Cận kề với sự thay đổi trong chính sách tăng mức lương tối thiểu vùng được chính thức áp dụng vào ngày 01/07/2022, các mức đóng và nhận trợ cấp của bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cũng có những hiệu chỉnh nhất định. AZTAX đã cập nhật những điểm quan trọng có ảnh hưởng đến người lao động và cả doanh nghiệp.

1. Mức đóng BHXH

Áp dụng Nghị quyết số 68/NQ-CP (2021), người lao động được hưởng chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động. Theo đó, người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội (tức trích 0% quỹ tiền lương) trong 12 tháng (từ 01/07/2021 đến 30/06/2022). Vì thế, bắt đầu từ 01/07/2022, doanh nghiệp sẽ tiếp tục đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như cũ.

Mức đóng BHXH bắt buộc được căn cứ theo Nghị định 58/2020/NĐ-CP, cụ thể:

Trích 0,3% quỹ tiền lương đóng BHXH đối với các doanh nghiệp đủ điều kiện đóng vào Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức thấp (được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chấp nhận).

Trích 0,5% quỹ tiền lương đóng BHXH đối với các doanh nghiệp còn lại.

2. Trợ cấp thất nghiệp tối đa

Trợ cấp thất nghiệp tối đa
Trợ cấp thất nghiệp tối đa

Trích Khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm (2013):

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp cao nhất sau khi ngừng làm việc bằng 05 lần mức lương tối thiểu vùng. Mức trợ cấp thất nghiệp được điều chỉnh cụ thể như sau:

Người lao động làm việc cho doanh nghiệp thuộc vùng Mức hưởng

trợ cấp thất nghiệp tối đa/tháng

(Áp dụng đến hết 30/6/2022)

Mức hưởng

trợ cấp thất nghiệp tối đa/tháng

 (Áp dụng từ 01/7/2022)

Vùng I 22.100.000 23.400.000
Vùng II 19.600.000 20.800.000
Vùng III 17.150.000 18.200.000
Vùng IV 15.350.000 16.250.000

Đơn vị: đồng/tháng

3. Tiền lương tháng đóng BHYT, BHXH, BHTN

Tiền lương tháng đóng BHYT, BHXH, BHTN
Tiền lương tháng đóng BHYT, BHXH, BHTN

Dựa vào Khoản 2 Điều 3 Luật BHYT (2008) được bổ sung năm 2014

Mức đóng bảo hiểm y tế được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội (sau đây gọi chung là tiền lương tháng), tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương cơ sở.

Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 58 Luật Việc làm (2013) thì tiền lương đóng BHXH bắt buộc là tiền lương tháng đóng BHTN của người lao động

Ngoài ra, điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH (2017) mức đóng BHXH bắt buộc như sau:

– Người lao động trong điều kiện bình thường: không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.

– Người lao động đã qua đào tạo, học nghề: cao hơn ít nhất 7% lương tối thiểu vùng.

– Người lao động trong môi trường độc hại, nguy hiểm: cao hơn ít nhất 5% mức lương của công việc có  độ phức tạp tương đương trong điều kiện bình thường.

– Người lao động trong môi trường đặc biệt độc hại, nguy hiểm: cao hơn ít nhất 7% mức lương của công việc có  độ phức tạp tương đương trong điều kiện bình thường.

Vì thế, khi chính sách tăng lương tối thiểu vùng bắt đầu áp dụng từ 01/07/2022 thì mức tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN cũng sẽ tăng theo.

4. Tiền lương tháng đóng BHTN tối đa

Tiền lương tháng đóng BHTN tối đa
Tiền lương tháng đóng BHTN tối đa

Theo khoản 2 Điều 58 Luật Việc làm (2013):

Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Mức tiền lương tối đa tính đóng bảo hiểm tai nạn bằng 20 tháng lương tiểu vùng tại thời điểm đóng căn cứ theo quy định vừa được nêu trên.

Vì thế, khi chính sách tăng lương tối thiểu vùng được chính thức được áp dụng vào 01/07/2022 thì mức tiền lương tối đa đóng BHTN cũng có sự thay đổi.

Người lao động làm việc cho doanh nghiệp thuộc vùng Tiền lương tính đóng BHTN tối đa

(Áp dụng đến hết 30/6/2022)

Tiền lương tính đóng BHTN tối đa

(Áp dụng từ 01/7/2022)

Vùng I 88.400.000 93.600.000
Vùng II 78.400.000 83.200.000
Vùng III 68.600.000 72.800.000
Vùng IV 61.400.000 65.000.000

Đơn vị: đồng/tháng

Nội dung bài viết trên đã cập nhật những thay đổi về BHXH BHYT BHTN cần chú ý để  người lao động và doanh nghiệp có những hiệu chỉnh phù hợp với chính sách mới. AZTAXGiải pháp tài chính cho mọi doanh nghiệp, chúng tôi hân hạnh trở thành người bạn đồng hành hỗ trợ quý doanh nghiệp toàn diện với đa dạng gói dịch vụ. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn giải đáp mọi thắc mắc liên quan tới quy định pháp lý miễn phí 100%!

[wptb id=9751]

[wptb id=9754]

Đánh giá post
Đánh giá post
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon