Hướng dẫn tra cứu mã chương nộp thuế doanh nghiệp

Hướng dẫn tra cứu mã chương nộp thuế doanh nghiệp trên Tổng cục Thuế 2025?

Tra cứu mã chương nộp thuế là bước quan trọng giúp doanh nghiệp và cá nhân thực hiện kê khai, nộp thuế đúng quy định. Việc xác định đúng mã chương không chỉ đảm bảo tính chính xác trong hồ sơ thuế mà còn tránh sai sót trong quá trình nộp ngân sách nhà nước. Hãy cùng AZTAX theo dõi bài viết để nắm bắt chi tiết!

1. Mã chương là gì? Mã tiểu mục là gì?

Mã chương là gì? Mã tiểu mục là gì?
Mã chương là gì? Mã tiểu mục là gì?

1.1 Mã Chương là gì?

Mã Chương là một yếu tố trong hệ thống phân loại thu – chi ngân sách nhà nước, được xây dựng dựa trên cơ cấu tổ chức của các cơ quan, đơn vị thuộc cùng một cấp chính quyền (thường gọi là cơ quan chủ quản) và được quản lý ngân sách riêng biệt. Ngoài ra, mỗi cấp ngân sách còn được bố trí một mã Chương đặc thù để phản ánh các khoản thu – chi không nằm trong phạm vi dự toán phân bổ cho các đơn vị trực thuộc.

Hiểu một cách đơn giản, mã Chương là một mã số được gán cho doanh nghiệp hoặc tổ chức theo phân cấp quản lý của chính quyền, nhằm phục vụ việc hạch toán và theo dõi ngân sách nhà nước.

1.2 Mã tiểu mục là gì?

Mã tiểu mục, còn được biết đến với tên gọi mã nội dung kinh tế (NDKT), là mã số dùng để phân loại chi tiết các khoản thu và chi vào ngân sách nhà nước theo từng loại thuế, lệ phí, phí và các khoản tương tự khác. Việc phân loại này dựa trên bản chất kinh tế và nội dung của từng khoản thu – chi, nhằm phục vụ cho công tác quản lý tài chính công một cách rõ ràng và minh bạch.

2. Cách tra cứu mã chương nộp thuế doanh nghiệp trên Tổng cục Thuế?

Cách tra cứu mã chương nộp thuế doanh nghiệp trên Tổng cục Thuế?
Cách tra cứu mã chương nộp thuế doanh nghiệp trên Tổng cục Thuế?

Hướng dẫn tra cứu mã chương nộp thuế doanh nghiệp thông qua mã số thuế trên Cổng thông tin của Tổng cục Thuế

Bước 1: Truy cập vào trang web của Tổng cục Thuế tại địa chỉ: https://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp. Tại đây, bạn tiến hành nhập mã số thuế của doanh nghiệp cùng với mã xác nhận hiển thị để bắt đầu quá trình tra cứu.

Bước 2: Nhấn vào tên doanh nghiệp hiển thị trong kết quả tra cứu để truy cập vào trang thông tin chi tiết của doanh nghiệp.

Bước 3: Tại giao diện thông tin chi tiết, bạn tìm đến mục “Chương – Khoản”. Ba chữ số đầu tiên trong mục này chính là mã chương dùng để nộp thuế của doanh nghiệp.

Căn cứ theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 324/2016/TT-BTC, hiện nay một số mã chương nộp thuế thường gặp của doanh nghiệp bao gồm:

Mã chương Tên Cấp quản lý
151 Các đơn vị kinh tế có 100% vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Trung ương
152 Các đơn vị có vốn nước ngoài từ 51% đến dưới 100% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân người nước ngoài đối với công ty hợp danh Trung ương
153 Các đơn vị kinh tế Việt Nam có vốn đầu tư ra nước ngoài Trung ương
154 Kinh tế hỗn hợp ngoài quốc doanh Trung ương
158 Các đơn vị kinh tế hỗn hợp có vốn nhà nước trên 50% đến dưới 100% vốn điều lệ Trung ương
159 Các đơn vị có vốn nhà nước từ 50% vốn điều lệ trở xuống Trung ương
160 Các quan hệ khác của ngân sách Trung ương
161 Nhà thầu chính ngoài nước Trung ương
162 Nhà thầu phụ ngoài nước Trung ương
551 Các đơn vị có 100% vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Tỉnh
552 Các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài từ 51% đến dưới 100% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân người nước ngoài đối với công ty hợp danh Tỉnh
553 Các đơn vị kinh tế có vốn đầu tư ra nước ngoài Tỉnh
554 Kinh tế hỗn hợp ngoài quốc doanh Tỉnh
555 Doanh nghiệp tư nhân Tỉnh
556 Hợp tác xã Tỉnh
557 Hộ gia đình, cá nhân Tỉnh
558 Các đơn vị kinh tế hỗn hợp có vốn Nhà nước trên 50% đến dưới 100% vốn điều lệ Tỉnh
559 Các đơn vị có vốn nhà nước từ 50% vốn điều lệ trở xuống Tỉnh
560 Các quan hệ khác của ngân sách Tỉnh
561 Nhà thầu chính ngoài nước Tỉnh
562 Nhà thầu phụ ngoài nước Tỉnh
563 Các Tổng công ty địa phương quản lý Tỉnh
564 Các đơn vị có vốn nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (không thuộc các cơ quan chủ quản, các Chương Tập đoàn, Tổng công ty) Tỉnh
754 Kinh tế hỗn hợp ngoài quốc doanh (công ty TNHH, công ty cổ phần) Huyện
755 Doanh nghiệp tư nhân Huyện
756 Hợp tác xã Huyện
757 Hộ gia đình, cá nhân Huyện
758 Các đơn vị kinh tế hỗn hợp có vốn nhà nước trên 50% đến dưới 100% vốn điều lệ Huyện
759 Các đơn vị có vốn nhà nước chiếm từ 50% vốn điều lệ trở xuống Huyện

3. Cách tra cứu mã tiểu mục nộp thuế của doanh nghiệp

Cách tra cứu mã tiểu mục nộp thuế của doanh nghiệp
Cách tra cứu mã tiểu mục nộp thuế của doanh nghiệp

Hướng dẫn cách tra cứu mã tiểu mục tương ứng với các khoản thu – chi ngân sách nhà nước

Trước khi tiến hành tra cứu mã tiểu mục (mã NDKT), doanh nghiệp cần xác định rõ loại nghĩa vụ tài chính phải thực hiện (ví dụ: loại thuế, phí, lệ phí cụ thể). Sau khi xác định được nội dung nộp ngân sách, có thể lựa chọn tra cứu mã theo một trong hai cách sau:

Cách 1: Tham khảo trực tiếp tại Phụ lục III ban hành kèm Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016 để tìm mã tiểu mục phù hợp với từng khoản thu, chi cụ thể.

Cách 2: Tra cứu khi thực hiện nộp thuế qua hệ thống điện tử:

  • Truy cập chức năng “Nộp ngân sách nhà nước”
  • Chọn loại khoản nộp phù hợp với doanh nghiệp
  • Tiếp tục chọn loại thuế hoặc khoản phí tương ứng, sau đó nhấn nút “Tra cứu”
  • Hệ thống sẽ hiển thị danh sách mã nội dung kinh tế (NDKT); người nộp thuế chỉ cần đánh dấu (tick) chọn đúng mã tiểu mục phù hợp.

Ví dụ: Nếu doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước (bao gồm Một số mã tiểu mục (NDKT) phổ biến mà doanh nghiệp thường sử dụng khi nộp thuế

+ Đối với thuế giá trị gia tăng (GTGT):

  • Tiểu mục 1701 – Áp dụng cho thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ sản xuất kinh doanh trong nước (bao gồm cả dịch vụ liên quan đến dầu khí).
  • Tiểu mục 1702 – Mã dành cho thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu.
  • Tiểu mục 4931 – Dùng để nộp khoản tiền chậm nộp thuế GTGT.

+ Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN):

  • Tiểu mục 1052 – Thuế TNDN phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm cả hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực dầu khí.
  • Tiểu mục 4918 – Khoản tiền chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

+ Đối với lệ phí môn bài:

  • Tiểu mục 2862 – Dành cho doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng, mức lệ phí: 3.000.000 đồng/năm.
  • Tiểu mục 2863 – Áp dụng cho doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống, mức lệ phí: 2.000.000 đồng/năm.
  • Tiểu mục 2864 – Dùng cho chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh, mức lệ phí: 1.000.000 đồng/năm.

4. Cách ghi mã chương, mã tiểu mục nộp thuế điện tử

Cách ghi mã chương, mã tiểu mục nộp thuế điện tử
Cách ghi mã chương, mã tiểu mục nộp thuế điện tử

Để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước, doanh nghiệp cần tiến hành tuần tự theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào hệ thống Thuế điện tử và đăng nhập tài khoản doanh nghiệp >> Tiếp theo, chọn mục “Nộp thuế” >> Nhấn vào “Lập giấy nộp tiền”. Lúc này, giao diện hệ thống sẽ hiển thị như hình minh họa sau:

Bước 2: Tại bước này, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai phương thức để lập giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước: nộp theo mã định danh khoản phải nộp (theo hướng dẫn tại Công văn 1483/TCT-KK) hoặc tạm ứng trước số tiền thuế dự kiến.

Chi tiết từng phương thức như sau:

Phương án 1: Nộp thuế bằng mã định danh khoản phải nộp (nộp theo mã ID)
Phương thức này được sử dụng khi cơ quan thuế đã xác nhận và cấp mã định danh cho tờ khai thuế tương ứng.

Để tra cứu thông tin nộp thuế, người nộp thực hiện: chọn ngân hàng muốn sử dụng để thanh toán >> tại mục loại nghĩa vụ, chọn “Tất cả” >> sau đó nhấn “Truy vấn”. Ngay lập tức, hệ thống sẽ hiển thị danh sách các khoản thuế mà doanh nghiệp có trách nhiệm nộp.

Phương án 2: Tạm nộp trước tiền thuế

Trong trường hợp hệ thống chưa hiển thị số tiền thuế phải nộp, nhưng doanh nghiệp có nhu cầu nộp trước, thì tại màn hình “Lập giấy nộp tiền”, bạn hãy chọn mục “Tạm nộp” để thực hiện thao tác này.

Sau đó, bạn tiến hành nhập đầy đủ các thông tin liên quan đến khoản nộp ngân sách đã tra cứu được vào giấy nộp tiền (thông tin này được điền thủ công). Khi hoàn tất, nhấn chọn “Hoàn thành” để lưu lại giấy nộp.

5. Nguyên tắc hạch toán ngân sách nhà nước theo Chương như thế nào?

Nguyên tắc hạch toán ngân sách nhà nước theo Chương như thế nào?
Nguyên tắc hạch toán ngân sách nhà nước theo Chương như thế nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 2 Thông tư số 324/2016/TT-BTC, đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 93/2019/TT-BTC, nguyên tắc sử dụng mã Chương khi hạch toán ngân sách nhà nước được quy định như sau:

Trong bối cảnh cải cách tổ chức bộ máy hành chính, khi các cơ quan, tổ chức trực thuộc cùng cấp chính quyền được hợp nhất hoặc sáp nhập, nếu chưa được cấp mã Chương mới cho đơn vị hợp nhất, thì có thể tạm thời áp dụng một trong các cách sau:

  • Sử dụng mã Chương của đơn vị có mức chi thường xuyên chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi thường xuyên của các đơn vị được sáp nhập;
  • Hoặc dùng mã Chương của cơ quan đứng tên đầu tiên trong tên gọi mới của đơn vị hợp nhất;
  • Hoặc tiếp tục duy trì mã Chương riêng cho từng đơn vị (nếu có yêu cầu phục vụ công tác quản lý).

Ví dụ:

  • Trường hợp đơn vị mới có tên là “Văn phòng Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân”, có thể tạm thời áp dụng mã Chương 709 – tương ứng với Huyện ủy.
  • Khi các đơn vị như Trung tâm văn hóa huyện, Đội điện ảnh huyện và Đài phát thanh huyện được hợp nhất thành “Trung tâm truyền thông văn hóa”, thì có thể sử dụng mã Chương 640 – đại diện cho Đài phát thanh, do đơn vị này có mức chi thường xuyên cao nhất trong số ba đơn vị sáp nhập.

6. Câu hỏi thường gặp về mã chương, mã tiểu mục nộp thuế

Câu hỏi thường gặp về mã chương, mã tiểu mục nộp thuế
Câu hỏi thường gặp về mã chương, mã tiểu mục nộp thuế
  1. Xử lý khi lập giấy nộp tiền thuế bị sai tiểu mục

Việc ghi nhầm tiểu mục trên giấy nộp tiền là tình huống khá phổ biến tại các doanh nghiệp. Nếu sau khi đã hoàn tất việc chuyển tiền vào ngân sách nhà nước mà người nộp thuế phát hiện sai thông tin trên giấy nộp tiền, cần thực hiện các bước sau để điều chỉnh:

  • Bước 1: Soạn thư tra soát theo mẫu 01/TS;
  • Bước 2: Gửi thư tra soát này đến cơ quan thuế thông qua hình thức điện tử.

Lưu ý: Quy trình lập và nộp thư tra soát phải tuân thủ đúng hướng dẫn tại Khoản 2 và Khoản 3, Điều 69 của Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/09/2021.

  1. Doanh nghiệp nộp thay thuế GTGT và thuế TNCN khi thuê tài sản của cá nhân: Mã chương và tiểu mục áp dụng

Khi doanh nghiệp ký hợp đồng thuê tài sản (chẳng hạn như thuê văn phòng) và có trách nhiệm kê khai, nộp thay các khoản thuế phát sinh cho cá nhân, việc nộp thuế cần căn cứ theo Điều 8 Thông tư 40/2021/TT-BTC ngày 01/06/2021. Cụ thể, mã chương và tiểu mục áp dụng như sau:

  • Thuế giá trị gia tăng (GTGT):

    • Mã chương 557: Áp dụng nếu cá nhân thuộc diện quản lý của Cục Thuế;
    • Mã chương 757: Áp dụng nếu cá nhân do Chi cục Thuế hoặc Chi cục Thuế khu vực quản lý;
    • Tiểu mục: 1701.
  • Thuế thu nhập cá nhân (TNCN):

    • Mã chương 557: Dành cho cá nhân do Cục Thuế quản lý;
    • Mã chương 757: Dành cho cá nhân do Chi cục Thuế hoặc Chi cục Thuế khu vực quản lý;
    • Tiểu mục: 1014.

Việc tra cứu mã chương nộp thuế chính xác là yếu tố then chốt giúp quá trình kê khai và nộp thuế diễn ra suôn sẻ, đúng quy định. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ ngay với AZTAX qua HOTLINE: 0932 383 089 để được tư vấn kịp thời và nhanh chóng nhé!

Đánh giá post
Đánh giá post
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon
whatsapp-icon