Thuế chống bán phá giá là gì? Căn cứ tính thuế

Thuế chống bán phá giá là gì? Căn cứ tính thuế

Thuế chống bán phá giá là gì là biện pháp bảo vệ ngành sản xuất trong nước khỏi hàng hóa nhập khẩu bán dưới giá thị trường. Việc hiểu rõ cách tính, nguyên tắc và danh sách mặt hàng chịu thuế sẽ giúp doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và phát triển bền vững.

1. Khái niệm về thuế chống bán phá giá

Thuế chống bán phá giá là khoản thuế bổ sung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp đặt đối với sản phẩm nhập khẩu khi xác định rằng mặt hàng đó đang được bán vào thị trường nội địa với mức giá thấp hơn giá bán thông thường tại nước xuất khẩu. Mục đích chính của thuế này là ngăn chặn hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bảo vệ ngành sản xuất nội địa khỏi nguy cơ bị thiệt hại do hàng hóa giá rẻ tràn vào.

Khái niệm về thuế chống bán phá giá
Khái niệm về thuế chống bán phá giá

Ví dụ: Một công ty thép tại Việt Nam phát hiện sản phẩm thép cuộn từ một quốc gia khác đang được bán tại thị trường Việt Nam với giá thấp hơn cả chi phí sản xuất tại nước xuất khẩu. Sự chênh lệch này khiến thép trong nước khó tiêu thụ, nhà máy trong nước buộc phải cắt giảm sản lượng và lao động. Sau khi điều tra, nếu xác định rõ có hành vi bán phá giá gây thiệt hại, nhà nước có thể áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng thép cuộn đó để cân bằng lại thị trường.

2. Nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá gồm những gì?

Theo quy định tại Điều 12 của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016, việc áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau đây:

Nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá gồm những gì?
Nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá gồm những gì?
  • Chỉ áp dụng ở mức độ cần thiết và hợp lý:Thuế chống bán phá giá không được sử dụng một cách tùy tiện mà phải được giới hạn trong phạm vi phù hợp, nhằm phòng ngừa hoặc giảm nhẹ thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước;
  • Dựa trên kết quả điều tra hợp pháp:Việc quyết định áp thuế chỉ có hiệu lực khi đã trải qua quá trình điều tra đầy đủ theo quy định pháp luật, và các kết luận phải được đưa ra dựa trên chứng cứ rõ ràng;
  • Áp dụng đúng đối tượng hàng hóa:Chỉ những sản phẩm có hành vi bán phá giá vào Việt Nam mới thuộc phạm vi bị áp thuế, không áp dụng đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu;
  • Không gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế – xã hội:Việc áp dụng thuế phải được xem xét kỹ lưỡng để không làm tổn hại đến lợi ích chung, như ảnh hưởng đến người tiêu dùng, thị trường lao động, hoặc các ngành sản xuất khác có liên quan.

Thời hạn hiệu lực:
Mức thuế chống bán phá giá được áp dụng trong thời gian tối đa 05 nămkể từ ngày có hiệu lực. Trong trường hợp cần thiết, có thể được gia hạntheo quy định.

3. Việc tính thuế chống bán phá giá được dựa vào các căn cứ nào?

Theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 39 Thông tư số 38/2015/TT-BTC (đã được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC), việc tính thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu được xác định dựa trên ba yếu tố cơ bản sau:

Việc tính thuế chống bán phá giá được dựa vào các căn cứ nào?
Việc tính thuế chống bán phá giá được dựa vào các căn cứ nào?
  • Số lượng hàng hóa nhập khẩu thực tế:Đây là tổng số đơn vị sản phẩm được khai báo trong tờ khai hải quan, áp dụng cho các loại thuế phòng vệ thương mại, bao gồm thuế tự vệ, thuế chống trợ cấp và thuế chống bán phá giá;
  • Giá trị tính thuế của hàng hóa nhập khẩu:Là trị giá dùng để xác định mức thuế phải nộp cho từng mặt hàng, tính theo quy định của pháp luật về hải quan và thuế nhập khẩu;
  • Mức thuế cho từng mặt hàng: được xác định là tỷ lệ phần trăm hoặc số tiền cụ thể, theo quy định của Bộ Công Thương, áp dụng cho các sản phẩm bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

4. Danh sách hàng hóa chịu thuế chống bán phá giá

Dựa trên hồ sơ điều tra của Bộ Công thương, dưới đây là danh sách các mặt hàng đang và đã hoàn tất quá trình điều tra, chịu thuế chống bán phá giá:

Mã vụ việc Loại hình biện pháp Hàng hóa bị điều tra Nước/Vùng lãnh thổ bị điều tra Biện pháp sơ bộ Biện pháp chính thức
AD15 Chống bán phá giá Một số sản phẩm vật liệu hàn Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,Vương quốc Thái Lan, Ma-lai-xi-a Đang điều tra Đang điều tra
AD14 Chống bán phá giá Một số sản phẩm Sorbitol Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Ấn Độ,Cộng hòa In-đô-nê-xi-a Đang điều tra Đang điều tra
AD13 – AS01 Chống bán phá giá Một số sản phẩm đường mía Vương quốc Thái Lan Thuế tạm thời với mức thuế cụ thể
AD12 Chống bán phá giá Một số sản phẩm thép hình chữ H Ma-lai-xi-a Đang điều tra Đang điều tra
AD10 Chống bán phá giá Một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,Cộng hòa Ấn Độ,Cộng hòa In-đô-nê-xi-a,Ma-lai-xi-a Đang điều tra Đang điều tra
AD09 Chống bán phá giá Một số sản phẩm bột ngọt Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,Cộng hòa In-đô-nê-xi-a Thuế tạm thời với mức thuế cụ thể Đang điều tra
AD08 Chống bán phá giá Một số sản phẩm thép cán nguội (ép nguội) dạng cuộn hoặc tấm Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Đang điều tra Đang điều tra
AD07 Chống bán phá giá Một số sản phẩm plastic và sản phẩm bằng plastic được làm từ các polyme từ propylen Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,Vương quốc Thái Lan,Ma-lai-xi-a Thuế tạm thời với mức thuế cụ thể Thuế tạm thời với mức thuế cụ thể
AD05 Chống bán phá giá Một số sản phẩm bằng nhôm, hợp kim hoặc không hợp kim, ở dạng thanh, que và hình Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Thuế tạm thời với mức thuế cụ thể Thuế tạm thời với mức thuế cụ thể
AD04 Chống bán phá giá Một số sản phẩm thép hợp kim hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, được sơn hoặc quét vécni hoặc phủ plastic hoặc phủ loại khác Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,Đại Hàn Dân quốc Thuế tạm thời với mức thuế cụ thể Thuế tạm thời với mức thuế cụ thể
AD03 Chống bán phá giá Thép hình chữ H Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Thuế tạm thời với mức thuế cụ thể Thuế tạm thời với mức thuế cụ thể
AD02 Chống bán phá giá Thép mạ (còn gọi là tôn mạ) Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,Hàn Quốc Thuế tạm thời với mức thuế cụ thể Thuế tạm thời với mức thuế cụ thể
AD15 Chống bán phá giá Một số sản phẩm vật liệu hàn Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,Vương quốc Thái Lan, Ma-lai-xi-a Đang điều tra Đang điều tra
AD01 Chống bán phá giá Thép không gỉ cán nguội Cộng hòa nhân dân Trung Hoa,Ma-lai-xi-a,Cộng hòa In-đô-nê-xi-a,Lãnh thổ Đài Loan Đang điều tra Đang điều tra

5. Cách tính thuế chống bán phá giá

Cách tính thuế chống bán phá giá
Cách tính thuế chống bán phá giá

Thuế chống bán phá giá (CBPG) là một loại thuế bổ sung áp dụng cho các sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam nhằm chống lại hành vi bán phá giá. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, việc tính thuế sẽ được điều chỉnh cho phù hợp.

Nếu thuế suất áp dụng là tỷ lệ phần trăm, số thuế phải nộp sẽ được tính theo công thức sau:

Trị giá tính thuế nhập khẩu × Thuế suất thuế chống bán phá giá.

Ví dụ:Giả sử bạn nhập khẩu một sản phẩm có trị giá tính thuế là 10.000 USD và thuế suất thuế chống bán phá giá là 20%. Vậy số thuế phải nộp sẽ được tính như sau:

10.000 USD × 20% = 2.000 USD.

Như vậy, bạn sẽ phải nộp 2.000 USD thuế chống bán phá giá cho lô hàng này.

Thuế chống bán phá giá là gì là biện pháp bảo vệ nền kinh tế khỏi hành vi bán phá giá. Những nội dung trên đã tổng hợp chi tiết về cách tính, nguyên tắc và danh sách các mặt hàng chịu thuế chống bán phá giá. Nếu bạn còn thắc mắc, hãy liên hệ AZTAX qua số HOTLINE: 0932.383.089 để được tư vấn giải đáp.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon
whatsapp-icon