Thủ tục làm lý lịch tư pháp cho cá nhân mới nhất 2024

thu tuc lam ly lich tu phap cho ca nhan moi nhat 2024

Thủ tục làm lý lịch tư pháp đóng một vai trò quan trọng trong việc xác minh và bảo đảm tính pháp lý của công dân. Hiện nay lý lịch tư pháp xuất hiện ngày càng nhiều trong nhiều lĩnh vực như xin việc, hồ sơ du học, nhập quốc tịch hay đăng ký giấy phép lao động cho người nước ngoài. Để làm phiếu lý lịch tư pháp, người yêu cầu cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết và tuân thủ thủ tục theo quy định của pháp luật. AZTAX sẽ hướng dẫn quý khách chi tiết về nội dung phiếu lý lịch tư pháp, nguồn gốc xác nhận, giấy tờ cần thiết và thủ tục cụ thể qua bài viết dưới đây.

1. Lý lịch tư pháp là gì?

ly lich tu phap la gi?
Lý lịch tư pháp là gì?

Lý lịch tư pháp là hồ sơ ghi chép về án tích của cá nhân được hình thành bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án và thể hiện tình trạng thi hành án. Thông qua lý lịch tư pháp, người ta có thể xác định được việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã, đặc biệt trong tình huống doanh nghiệp hoặc hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Phiếu lý lịch tư pháp hay còn được biết đến là giấy xác nhận không tiền án tiền sự là một tài liệu cấp bởi cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp. Nó giúp chứng minh liệu cá nhân đó có hay không có án tích và có bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã đó bị Tòa án tuyên bố phá sản. Phiếu lý lịch tư pháp được chia thành 2 loại, đó là phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2. Mỗi loại phiếu được cấp tại các cơ quan thẩm quyền khác nhau, đối tượng và mục đích sử dụng sẽ tùy vào trường hợp của người yêu cầu mà xin phiếu lý lịch tư pháp cho phù hợp.

Tóm lại, phiếu lý lịch tư pháp được dùng với mục đích chứng minh cá nhân có từng phạm tội hay không, ghi nhận các thay đổi về án tích nhằm tạo điều kiện cho người đã từng bị kết án hòa nhập với cộng đồng, hỗ trợ công tác quản lý, đăng ký kinh doanh và phục vụ cả trong hoạt động tố tụng hình sự.

2. Cá nhân làm phiếu lý lịch tư pháp ở đâu?

ca nhan lam phieu ly lich tu phap o dau?
Cá nhân làm phiếu lý lịch tư pháp ở đâu?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 45 của Luật Lý lịch tư pháp 28/2009/QH12 quy định về địa điểm mà cá nhân có yêu cầu xin cấp phiếu lý lịch tư pháp có thể đến nộp đơn cụ thể như sau:

  • Công dân Việt Nam trong trường hợp không xác định được nơi thường trú sẽ nộp đơn tại Sở Tư pháp của địa phương tạm trú, ngược lại nếu công dân Việt xác định được nơi thường trú thì nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi đó. Đối với công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài, họ sẽ nộp đơn tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi rời Việt Nam.
  • Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam sẽ nộp đơn tại Sở Tư pháp theo địa chỉ cư trú của mình. Trong trường hợp họ đã rời khỏi Việt Nam, thủ tục sẽ được thực hiện tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.

3. Thủ tục làm lý lịch tư pháp cho cá nhân

thu tuc lam ly lich tu phap cho ca nhan
Thủ tục làm lý lịch tư pháp cho cá nhân.

Có thể thấy, lý lịch tư pháp ngày nay rất quan trọng, nó góp mặt hầu hết vào các thủ tục hành chính tại Việt Nam. Người dân cần nắm rõ thông tin về quy trình thủ tục làm lý lịch tư pháp nhằm giúp cho quá trình diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn. Quy trình các bước thủ tục làm lý lịch tư pháp cụ thể như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ các giấy tờ

Bước đầu tiên yêu cầu người dân Việt Nam cần đọc kỹ và nắm rõ đó là chuẩn bị các giấy tờ được quy định để hoàn tất hồ sơ. Các giấy tờ được yêu cầu trong bộ hồ sơ gồm:

  • Tờ khai yêu cầu cấp giấy lý lịch tư pháp, người dân có thể sử dụng mẫu số 03/2013/TT-LLTP khi tự xin hoặc mẫu 04/2013/TT-LLTP khi ủy quyền xin.
  • Bản sao chứng minh thư hoặc hộ chiếu của người xin cấp.
  • Bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú/tạm trú.
  • Mẫu giấy ủy quyền làm lý lịch tư pháp có chứng nhận của Ủy ban nhân dân phường/xã với trường hợp công dân Việt Nam đang sinh sống trong nước hoặc chứng nhận của cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam tại nước ngoài đối với công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài. Nếu người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp thì không cần giấy ủy quyền.
  • Bản sao chứng minh thư của người được ủy quyền, trong trường hợp cá nhân uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1.
  • Lưu ý: Đối với phiếu lý lịch tư pháp số 2, cá nhân không được ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi đã hoàn tất các giấy tờ mà hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp yêu cầu, cá nhân cần thực hiện thủ tục làm lý lịch tư pháp tại địa điểm sau để nộp hồ sơ và chờ xét duyệt.

  • Người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp Hà Nội hoặc Sở Tư pháp TP.HCM.
  • Cá nhân xin cấp lý lịch tư pháp cần lưu ý kiểm tra thời gian làm việc của 2 cơ quan này để có thể sắp xếp thời gian nộp hồ sơ một cách thuận lợi. Ví dụ, Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động từ thứ 2 đến thứ 6, sáng từ 7h30 đến 11h30, chiều từ 13h00 đến 17h00 và vào sáng thứ 7 từ 7h30 đến 11h30. Sở Tư pháp Hà Nội làm việc từ thứ 2 đến thứ 6, buổi sáng từ 8h00 đến 11h30 và chiều từ 13h00 đến 16h30.
  • Tại 2 cơ quan này, cá nhân đến nộp hồ sơ sẽ có nhân viên trực tại cơ quan hướng dẫn chi tiết thủ tục làm lý lịch tư pháp. Khi hồ sơ đã được nộp và kiểm tra, cá nhân xin cấp phiếu lý lịch tư pháp sẽ thanh toán phí và nhận phiếu hẹn để lấy kết quả.
  • Lệ phí xin cấp lý lịch tư pháp được quy định mức tiêu chuẩn là 200.000 đồng/lần/người. Khi người được cấp phiếu lý lịch tư pháp có yêu cầu cấp trên 2 phiếu trong một lần, cơ quan cấp phiếu sẽ áp dụng chính sách phí như sau: Từ phiếu thứ 3 trở đi, người yêu cầu sẽ phải thanh toán thêm 3.000 đồng cho mỗi phiếu lý lịch tư pháp được cấp.

Bước 3: Nhận phiếu lý lịch tư pháp

  • Trên phiếu hẹn khi người dân đến thực hiện thủ tục làm lý lịch tư pháp có để ngày hẹn đến lấy kết quả, khi đó người dân đến đúng ngày hẹn và nhận phiếu lý lịch tư pháp của mình.
  • Sau khi nhận được lý lịch tư pháp, cá nhân xin cấp lý lịch tư pháp cần kiểm tra và đọc lại kỹ các thông tin ghi trên phiếu xem có sai sót gì không, nếu có sai sót cá nhân ngay lập tức cần báo với cán bộ tại cơ quan để thực hiện chỉnh sửa cho phù hợp.

Như vậy, thủ tục làm lý lịch tư pháp yêu cầu người xin cấp tuân thủ theo trình tự 3 bước nêu trên. Bên cạnh đó, người xin cấp lý lịch tư pháp cần lưu ý về thời gian, địa điểm và mức phí thanh toán để chuẩn bị đầy đủ và chính xác. Điều này càng giúp đẩy nhanh quá trình làm lý lịch tư pháp trở nên thuận tiện hơn.

4. Thời hạn cấp phiếu lý lịch tư pháp cho cá nhân

thoi han cap phieu ly lich tu phap cho ca nhan
Thời hạn cấp phiếu lý lịch tư pháp cho cá nhân.

Bên cạnh việc người dân nắm rõ quy trình về thủ tục làm lý lịch tư pháp thì cũng cần lưu ý về thời hạn cấp phiếu lý lịch tư pháp là bao lâu. Cụ thể, thời hạn của phiếu lý lịch tư pháp được quy định như sau:

  • Khi cơ quan nhận được yêu cầu hợp lệ, thông thường thì thời hạn cấp phiếu lý lịch tư pháp sẽ không vượt quá 10 ngày.
  • Thời hạn cấp phiếu lý lịch tư pháp không quá 15 ngày khi người được cấp phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài và đối với trường hợp người được cấp phiếu lý lịch tư pháp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích.
  • Ngoài ra, thời hạn cấp phiếu sẽ không vượt quá 24 giờ tính từ thời điểm nhận được yêu cầu khi trong trường hợp khẩn cấp được quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Lý lịch tư pháp.

Căn cứ theo Điều 49 của Luật Lý lịch tư pháp 28/2009/QH12, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có thẩm quyền từ chối cấp phiếu trong các tình huống sau đây:

  • Việc cấp phiếu lý lịch tư pháp không thuộc thẩm quyền của cơ quan đó.
  • Người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người khác không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 7 và khoản 3 Điều 45 trong Luật này.
  • Giấy tờ kèm theo và tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp không đầy đủ hoặc bị giả mạo.
  • Trong trường hợp từ chối, cơ quan sẽ thông báo bằng văn bản chi tiết, minh bạch lý do từ chối cấp phiếu để đảm bảo tính công bằng trong quá trình xử lý.

Những nội dung trên là toàn bộ hướng dẫn về thủ tục làm lý lịch tư pháp được quy định tại Việt Nam. Ngoài thủ tục nêu trên, cá nhân xin cấp lý lịch tư pháp vẫn có thể thực hiện thủ tục làm lý lịch tư pháp online hoặc làm qua bưu điện. Người dân cần xác định hoàn cảnh của bản thân mà lựa chọn hình thức cho phù hợp và thuận tiện nhất. Nếu quý khách có thắc mắc về lý lịch tư pháp, hãy liên hệ ngay cho AZTAX để có thể nhận được sự tư vấn tận tâm và nhanh chóng nhất.

5/5 - (10 bình chọn)
5/5 - (10 bình chọn)
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon