Thời hạn thị thực (visa) tại Việt Nam là bao lâu?

thoi han thi thuc visa viet nam

thời hạn thị thực (visa) hay visa bao lâu hết hạn là một yếu tố quan trọng mà người nước ngoài cần xem xét khi muốn nhập cảnh vào một quốc gia. Đây là khoảng thời gian mà họ được phép lưu trú và hoạt động hợp pháp trong đất nước đó. Thời hạn visa có thể được xác định theo số ngày hoặc tháng, tùy thuộc vào loại visa cấp cho người nước ngoài tại Việt Nam và mục đích nhập cảnh. Bài viết dưới đây AZTAX cung cấp các thông tin liên quan đến visa có hiệu lực bao lâu và các thị thực ký hiệu hiện hành tại Việt Nam, mời quý khách hàng cùng tham khảo.

1. Thời hạn thị thực (visa) là gì?

Thời hạn thị thực (visa) là gì? Visa có thời hạn bao lâu
Thời hạn thị thực (visa) là gì? Visa có thời hạn bao lâu

Thời hạn của visa là khoảng thời gian mà người nước ngoài được cơ quan đại diện cấp phép lưu trú và hoạt động tại một quốc gia mà họ không có quốc tịch. Thời hạn này có thể được quy định rõ trên tờ visa hoặc mã điện tử cấp cho người nộp đơn. Đối với mỗi loại thị thực, thời hạn có thể thay đổi tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia và mục đích nhập cảnh cụ thể.

Hiện nay, công dân quốc tế có thể nhập cảnh vào Việt Nam với nhiều mục đích khác nhau như du lịch, công tác, du học, thăm thân,… Tùy theo mục đích chuyến đi, người nước ngoài sẽ xin cấp loại visa phù hợp với bản thân mình, mỗi loại visa có hạn trong bao lâu hay thời hạn tạm trú và điều kiện xuất nhập cảnh vào Việt Nam khác nhau theo quy định của cơ quan đại diện là Cục quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Ngoại giao.

2. Thời hạn thị thực (visa) tại Việt Nam là bao lâu?

Thời hạn thị thực (visa) tại Việt Nam là bao lâu? Thị thực visa là bao lâu?
Thời hạn thị thực (visa) tại Việt Nam là bao lâu? Thị thực visa là bao lâu?

Thị thực nhập cảnh, hay còn được gọi là visa xuất nhập cảnh, là một loại giấy chứng nhận được cơ quan nhập cư của một quốc gia cấp, nhằm xác nhận quyền được nhập cảnh của cá nhân (hoặc một người khác) vào quốc gia đó trong một khoảng thời gian cụ thể, visa có giá trị bao lâu có thể là một lần hoặc nhiều lần, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Sau đây là thời hạn theo đúng quy định theo từng loại thời hạn của thị thực đã được AZTAX tổng hợp qua bảng bên dưới:

LOẠI VISA THỜI HẠN
Thị thực ký hiệu SQ Không quá 30 ngày
Thị thực ký hiệu HN, DL, EV Không quá 90 ngày
Thị thực ký hiệu VR Không quá 180 ngày
Thị thực ký hiệu NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, ĐT4, DN1, DN2, NN1, NN2, NN3, DH, PV1, PV2, TT Không quá 01 năm
Thị thực ký hiệu LĐ1, LĐ2 Không quá 02 năm
Thị thực ký hiệu ĐT3 Không quá 03 năm
Thị thực ký hiệu LS, ĐT1, ĐT2 Không quá 05 năm
Thị thực hết hạn Xem xét cấp thị thực mới

Thời hạn thị thực có thời hạn không quá thời hạn của hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế ít nhất 30 ngày. Trong trường hợp Việt Nam là thành viên của một điều ước quốc tế và có quy định khác về thời hạn thị thực, thì thời hạn thị thực sẽ được cấp theo quy định của điều ước quốc tế đó. Như các ký hiệu thị thực nêu trên là các loại thị thực được cấp riêng cho từng đối tượng là người nước ngoài khác nhau. Tùy thuộc vào đối tượng nào mà người nước ngoài cần xin cấp thị thực phù hợp cùng với thời hạn visa Việt Nam theo đúng quy định. Cụ thể các loại ký hiệu đó được cấp cho các đối tượng như sau:

  • NG1: Thành viên đoàn khách mời của các vị lãnh đạo cao cấp như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng.
  • NG2: Thành viên đoàn khách mời của các chức danh cao cấp khác, cũng như các quan chức cấp cao của chính phủ và tổ chức Mặt trận Tổ quốc.
  • NG3: Thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc và người thân đi cùng.
  • NG4: Người làm việc với cơ quan đại diện ngoại giao, thăm gia đình hoặc các quan chức cấp cao.
  • LV1 và LV2: Nhân viên làm việc với các cơ quan chính phủ và tổ chức chính trị – xã hội.
  • LS: Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.
  • ĐT1 đến ĐT4: Nhà đầu tư nước ngoài với mức đầu tư khác nhau.
  • DN1 và DN2: Người nước ngoài làm việc với doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân, hoặc tham gia các hoạt động thương mại.
  • NN1 đến NN3: Người làm việc với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
  • DH: Người vào thực tập hoặc học tập.
  • HN: Người tham dự hội nghị hoặc hội thảo.
  • PV1 và PV2: Phóng viên, báo chí tại Việt Nam.
  • LĐ1 và LĐ2: Người làm việc tại Việt Nam có hoặc không cần giấy phép lao động.
  • DL: Người vào du lịch.
  • TT: Thị thực dành cho người thân của công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài có thị thực cùng mức độ.
  • VR: Người vào thăm người thân hoặc với mục đích khác.
  • SQ: Các trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật.”
  • EV là thị thực điện tử.

3. Thời hạn visa Việt Nam được tính từ khi nào?

Thời hạn visa Việt Nam được tính từ khi nào? Thời hạn visa là bao lâu?
Thời hạn visa Việt Nam được tính từ khi nào? Thời hạn visa là bao lâu?

Thời hạn của visa được tính từ ngày Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh ký và đóng dấu thị thực.

Theo các văn bản pháp luật hiện hành, vẫn chưa có quy định cụ thể về thời điểm cần nộp hồ sơ xin gia hạn thị thực trước khi hết hạn. Gia hạn visa thực tế là quá trình xin cấp mới visa. Do đó, việc nộp đơn nên được thực hiện sớm, ít nhất là 5 – 7 ngày làm việc trước ngày hết hạn visa để đảm bảo các cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có đủ thời gian để xem xét và xử lý hồ sơ. Bởi nếu khi hết hạn visa nhưng không làm kịp thủ tục gia hạn sẽ dẫn đến người nước ngoài bị quá hạn visa.

Quá hạn visa, hay còn được biết đến là quá hạn thị thực, xảy ra khi thời gian cho phép xuất nhập cảnh trên visa đã hết từ 1 ngày trở lên, nhưng người nước ngoài vẫn tiếp tục lưu trú tại Việt Nam. Đây là hành vi tạm trú trái phép, liên quan đến các vấn đề về trật tự an ninh xã hội. Mức độ và thời gian quá hạn sẽ quyết định các hình phạt khác nhau. Các mức xử phạt phổ biến cho trường hợp quá hạn visa bao gồm:

  • Xử phạt hành chính khi quá thời hạn từ 15 ngày trở xuống tối đa là 2 triệu đồng và quá hạn visa trên 16 ngày sẽ có mức phạt tối đa lên đến 5 triệu đồng.
  • Thu hồi hộ chiếu và các giấy tờ khác có giá trị thay thế.
  • Trục xuất và cấm nhập cảnh trong một thời gian nhất định, phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vi phạm

4. Sự khác nhau giữa visa nhập cảnh nhiều lần và nhập cảnh một lần

su khac nhau giua visa nhap canh nhieu lan va nhap canh mot lan
Sự khác nhau giữa visa nhập cảnh nhiều lần và nhập cảnh một lần

Visa nhập cảnh một lần chỉ cho phép du khách vào Việt Nam một lần duy nhất và phải xin visa mới khi rời khỏi. Trong khi đó, visa nhập cảnh nhiều lần cho phép du khách vào Việt Nam nhiều lần trong khoảng thời gian nhất định mà không cần xin visa mới sau mỗi lần rời khỏi.

Khi xin visa thị thực để nhập cảnh Việt Nam, du khách sẽ chọn từ các loại visa như: Visa 1 tháng hoặc 3 tháng nhập cảnh 1 lần và visa 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm nhập cảnh nhiều lần. Mỗi loại visa có thời hạn và số lần nhập cảnh khác nhau, phù hợp với nhu cầu và kế hoạch của du khách. Mặt khác, vì mỗi loại visa có sự khác nhau nên mức lệ phí khi làm thủ tục xin cấp cũng sẽ khác nhau.

Trong quá trình xin visa việc hiểu rõ về thời hạn thị thực (visa) là rất quan trọng. Thời hạn quyết định thời gian lưu trú tại Việt Nam và ảnh hưởng đến hoạt động của bạn, ngoài ra điều này còn giúp bạn chọn loại visa phù hợp, cân nhắc thời gian đủ cho mục đích nhập cảnh. Nếu quý khách hàng cảm thấy phân vân hoặc do không có đủ thời gian chuẩn bị giấy tờ, việc sử dụng dịch vụ làm visa là lựa chọn hợp lý nhất. Điều này giúp giảm bớt gánh nặng và đảm bảo quá trình xin visa diễn ra suôn sẻ. AZTAX tự tin cung cấp dịch vụ làm visa, hộ chiếu nhanh chóng, giá rẻ tại TP.HCM.

Đánh giá post
Đánh giá post
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon