Tài khoản 131 đóng vai trò quan trọng trong kế toán, đặc biệt liên quan đến việc theo dõi các khoản phải thu của khách hàng. Đây không chỉ là công cụ giúp ghi nhận và quản lý các giao dịch tài chính phát sinh từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ mà còn phản ánh chính xác tình hình công nợ của doanh nghiệp. Việc nắm vững tài khoản này giúp doanh nghiệp đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả trong quản lý tài chính và hỗ trợ đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp. Hãy cùng AZTAX tìm hiểu chi tiết về kết cấu, nội dung và phương pháp kế toán Tài khoản 131 nhé!
1. Tài khoản 131 là gì?
Việc nắm vững tài khoản 131 không chỉ giúp kế toán thực hiện chính xác các nghiệp vụ phát sinh mà còn đảm bảo sự minh bạch và độ tin cậy trong báo cáo tài chính. Đồng thời, tài khoản này cung cấp dữ liệu quan trọng để doanh nghiệp phân tích tình hình tài chính, đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng và đưa ra các quyết định quản lý hiệu quả.
2. Nguyên tắc kế toán tài khoản 131 – phải thu khách hàng
Trong quá trình kinh doanh, các khoản phải thu từ khách hàng giữ vai trò quan trọng. Chúng phát sinh khi doanh nghiệp cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ nhưng chưa nhận được thanh toán. Những khoản này thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản và tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng đến dòng tiền cũng như sự ổn định tài chính.
Hiểu rõ và tuân thủ các nguyên tắc kế toán của tài khoản này không chỉ đảm bảo tính minh bạch và chính xác trong báo cáo tài chính, mà còn giúp doanh nghiệp kiểm soát rủi ro hiệu quả, tối ưu hóa dòng tiền và tăng cường năng lực quản lý tài chính.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 18 Thông tư 200/2014/TT-BTC, khi hạch toán Tài khoản 131 (tài khoản phải thu của khách hàng), cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Tài khoản này được dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán từ khách hàng về:
-
- Tiền bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, tài sản cố định.
- Các khoản đầu tư tài chính và cung cấp dịch vụ.
- Các khoản phải thu của người nhận thầu xây dựng cơ bản đối với người giao thầu về khối lượng công tác thi công đã hoàn thành.
- Không phản ánh các nghiệp vụ thu tiền ngay vào tài khoản này.
- Các khoản phải thu cần được hạch toán chi tiết theo từng đối tượng và nội dung phải thu, đồng thời theo dõi kỳ hạn thu hồi (trên 12 tháng hoặc dưới 12 tháng) và ghi chép chi tiết theo từng lần thanh toán.
- Bên giao ủy thác xuất khẩu ghi nhận trong tài khoản 131 đối với các khoản phải thu từ bên nhận ủy thác xuất khẩu về tiền bán hàng xuất khẩu, như các giao dịch bán hàng thông thường.
- Kế toán cần phân loại các khoản nợ phải thu, từ đó xác định các khoản nợ có khả năng thu hồi hoặc không thu hồi được, từ đó có cơ sở trích lập dự phòng hoặc có biện pháp xử lý đối với nợ không đòi được.
- Trong trường hợp doanh nghiệp giao sản phẩm, hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ không đúng hợp đồng, khách hàng có thể yêu cầu giảm giá hoặc trả lại sản phẩm, hàng hóa đã giao.
- Đối với các khoản phải thu bằng ngoại tệ, khi phát sinh, kế toán quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh, và khi thu hồi nợ, cũng phải áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh.
- Doanh nghiệp cần đánh giá lại các khoản phải thu có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính, sử dụng tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp giao dịch thường xuyên. Trong trường hợp nhiều ngân hàng tham gia giao dịch, doanh nghiệp có thể chọn tỷ giá của một ngân hàng hoặc áp dụng tỷ giá chung do công ty mẹ quy định.
3. Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 131
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 131 không chỉ là kiến thức nền tảng quan trọng mà còn là công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp quản lý công nợ một cách chính xác và hiệu quả. Việc nắm rõ kết thông tin này cho phép doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về tình hình công nợ, đồng thời phản ánh chính xác các giao dịch với khách hàng trong báo cáo tài chính.
Dưới đây là chi tiết về kết cấu tài khoản 131:
Bên Nợ
- Số tiền phải thu của khách hàng phát sinh trong kỳ từ việc bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, tài sản cố định, dịch vụ, và các khoản đầu tư tài chính.
- Số tiền thừa phải trả lại cho khách hàng.
- Đánh giá lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ khi tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam.
- Số phí bảo hiểm tiền gửi (BHTG) phải thu từ các tổ chức tham gia BHTG.
- Số phí BHTG và số tiền phạt đã được xử lý xóa nợ cho tổ chức tham gia BHTG khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Bên Có
- Số tiền khách hàng đã trả nợ.
- Số tiền đã nhận ứng trước hoặc trả trước từ khách hàng.
- Khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng sau khi giao hàng và khách hàng khiếu nại.
- Doanh thu từ số hàng đã bán bị khách hàng trả lại (có hoặc không có thuế GTGT).
- Số tiền chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại cho người mua.
- Đánh giá lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ khi tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam.
- Số phí BHTG và số tiền phạt đã thu từ các tổ chức tham gia BHTG.
- Số phí BHTG và số tiền phạt đã được xử lý xóa nợ cho tổ chức tham gia BHTG khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Số dư bên Nợ
- Số tiền còn phải thu từ khách hàng.
- Số phí BHTG và số tiền phạt còn phải thu từ các tổ chức tham gia BHTG.
Tài khoản này có thể có số dư bên Có, phản ánh số tiền nhận trước hoặc số tiền thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng theo từng đối tượng cụ thể, hoặc số tiền nộp phí, nộp phạt thừa của các tổ chức tham gia BHTG. Khi lập Bảng Cân đối kế toán, số dư chi tiết theo từng đối tượng phải thu từ tài khoản này sẽ được ghi vào cả hai chỉ tiêu “Tài sản” và “Nguồn vốn.”
Tài khoản cấp 2 tài khoản 131
Tài khoản 131 – Phải thu của khách hàng bao gồm 3 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1311 – Phải thu phí BHTG của tổ chức tham gia BHTG: Phản ánh số phí BHTG phải thu từ các tổ chức tham gia BHTG.
- Tài khoản 1312 – Phải thu tiền phạt của tổ chức tham gia BHTG: Phản ánh số tiền phạt do vi phạm về xác định số phí BHTG và thời hạn nộp phí phải thu của tổ chức tham gia BHTG.
- Tài khoản 1318 – Phải thu khác của khách hàng: Phản ánh các khoản phải thu khác của khách hàng ngoài các khoản phải thu phí BHTG và tiền phạt của tổ chức tham gia BHTG được ghi vào các tài khoản 1311 và 1312.
4. Sơ đồ kế toán chữ T tài khoản 131
Đây là một công cụ hữu ích giúp hệ thống hóa các giao dịch và phản ánh chính xác tình hình công nợ của doanh nghiệp. Sau đây AZTAX sẽ giới thiệu tới các bạn Sơ đồ chữ T tài khoản 131 theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, từ đó giúp kế toán dễ dàng hình dung và áp dụng các nguyên tắc hạch toán.
Hy vọng thông qua sơ đồ chữ T bên trên, bạn có thể nắm bắt một cách rõ ràng và trực quan về quy trình hạch toán cũng như các nghiệp vụ liên quan đến khoản phải thu khách hàng, từ đó áp dụng linh hoạt vào thực tế công việc kế toán triển khai trong doanh nghiệp.
5. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu tài khoản 131
Để đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong công tác hạch toán, việc áp dụng đúng phương pháp kế toán tài khoản 131 là rất quan trọng. Sau đây AZTAX sẽ giới thiệu tới bạn đọc Phương pháp kế toán các giao dịch kinh tế chủ yếu. Thông qua đó bạn đọc có thẻ nâng cao kỹ năng thực hành, cải thiện khả năng quản lý công nợ.
Dưới đây là một số phương pháp kế toán giao dịch kinh tế chủ yếu mà các bạn nên biết:
5.1 Khi bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ chưa thu được ngay bằng tiền
Trong trường hợp bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ mà chưa thu được ngay bằng tiền (bao gồm cả các khoản phải thu về tiền bán hàng xuất khẩu của bên giao ủy thác), kế toán sẽ ghi nhận doanh thu như sau:
a) Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá bán chưa có thuế, các khoản thuế gián thu phải nộp được tách riêng ngay khi ghi nhận doanh thu (bao gồm cả thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp). Ghi nhận như sau:
- Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng (tổng giá thanh toán)
- Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá chưa có thuế)
- Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
b) Trường hợp không tách ngay được các khoản thuế phải nộp, kế toán ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế phải nộp. Định kỳ, kế toán xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và ghi giảm doanh thu như sau:
- Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
5.2 Kế toán hàng bán bị khách hàng trả lại
Khi hàng bán bị trả lại, kế toán thực hiện ghi nhận chi tiết như sau:
- Nợ TK 5213 – Hàng bán bị trả lại (ghi theo giá bán chưa có thuế)
- Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (ghi theo số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, chi tiết cho từng loại thuế)
- Có TK 131 – Phải thu của khách hàng (ghi giảm số phải thu từ khách hàng tương ứng với giá trị hàng hóa bị trả lại).
5.3 Kế toán chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán
a) Khi số tiền chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán đã được ghi ngay trên hóa đơn bán hàng, kế toán phản ánh doanh thu theo giá đã trừ chiết khấu và giảm giá (doanh thu thuần), không cần phải phản ánh riêng biệt số chiết khấu hay giảm giá.
b) Trường hợp trên hóa đơn bán hàng chưa thể hiện số tiền chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán (do khách hàng chưa đủ điều kiện để được hưởng hoặc chưa xác định được số phải chiết khấu, giảm giá), doanh thu sẽ được ghi nhận theo giá chưa trừ chiết khấu (doanh thu gộp). Sau khi ghi nhận doanh thu, nếu khách hàng đủ điều kiện được hưởng chiết khấu hoặc giảm giá, kế toán sẽ ghi nhận riêng khoản chiết khấu, giảm giá để điều chỉnh giảm doanh thu gộp, với các bút toán sau:
- Nợ TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu (5211, 5212) (giá chưa có thuế)
- Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (số thuế của hàng giảm giá, chiết khấu thương mại)
- Có TK 131 – Phải thu của khách hàng (tổng số tiền giảm giá).
5.4. Số chiết khấu thanh toán phải trả cho người mua
Số chiết khấu thanh toán phải trả cho người mua do họ thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn quy định sẽ được trừ vào khoản nợ phải thu của khách hàng. Bút toán kế toán ghi nhận như sau:
- Nợ TK 111 – Tiền mặt
- Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng
- Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (số tiền chiết khấu thanh toán)
- Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.
5.5 Nhận được tiền do khách hàng trả
Khi nhận được tiền từ khách hàng (bao gồm cả tiền lãi từ số nợ, nếu có) hoặc nhận tiền ứng trước theo hợp đồng bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ, kế toán ghi nhận như sau:
- Nợ các TK 111, 112, …
- Có TK 131 – Phải thu của khách hàng
- Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (phần tiền lãi).
Trong trường hợp nhận ứng trước bằng ngoại tệ, bên Có TK 131 sẽ ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận tiền (tỷ giá mua của ngân hàng nơi thực hiện giao dịch).
5.6. Phương pháp kế toán các khoản phải thu của nhà thầu đối với khách hàng liên quan đến hợp đồng xây dựng
a) Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định thanh toán theo tiến độ kế hoạch
Khi kết quả thực hiện hợp đồng đã được ước tính chính xác, kế toán ghi nhận doanh thu tương ứng với phần công việc hoàn thành (không phải hóa đơn) do nhà thầu tự xác định:
- Nợ TK 337 – Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng
- Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. – Khi lập hóa đơn theo tiến độ kế hoạch, phản ánh số tiền khách hàng phải trả theo hợp đồng, ghi:
- Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng
- Có TK 337 – Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng
- Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).
b) Trường hợp thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện
Khi kết quả thực hiện hợp đồng được xác định rõ và khách hàng đã xác nhận, kế toán căn cứ vào hóa đơn cho phần công việc đã hoàn thành, ghi:
- Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng
- Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).
c) Khoản tiền thưởng nhận từ khách hàng khi nhà thầu hoàn thành hợp đồng đạt yêu cầu đã thỏa thuận
- Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng
- Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).
d) Khoản bồi thường nhận từ khách hàng hoặc bên thứ ba để bù đắp chi phí ngoài hợp đồng (như lỗi của khách hàng, sự chậm trễ, tranh chấp, thay đổi trong hợp đồng)
- Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng
- Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).
đ) Khi nhận được tiền thanh toán cho khối lượng công trình hoàn thành hoặc khoản ứng trước từ khách hàng
Ghi:
- Nợ TK 111, 112, …
- Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.
5.7. Trường hợp khách hàng không thanh toán bằng tiền mà thanh toán bằng hàng
Khi khách hàng thanh toán bằng hàng hóa thay vì tiền (theo phương thức hàng đổi hàng), kế toán sẽ căn cứ vào giá trị vật tư, hàng hóa nhận được theo giá trị hợp lý được ghi trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng của khách hàng. Sau đó, trừ vào số nợ phải thu của khách hàng, ghi nhận như sau:
- Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
- Nợ TK 153 – Công cụ dụng cụ
- Nợ TK 156 – Hàng hóa
- Nợ TK 611 – Mua hàng (hàng tồn kho theo phương pháp Kiểm kê định kỳ)
- Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
- Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.
5.8. Trường hợp phát sinh khoản nợ phải thu khó đòi thực sự không thể thu nợ được phải xử lý xoá sổ
Căn cứ vào biên bản xử lý xóa nợ, kế toán ghi nhận như sau:
- Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2293) (số đã lập dự phòng)
- Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (số chưa lập dự phòng)
- Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.
5.9. Kế toán khoản phải thu về phí ủy thác tại bên nhận ủy thác xuất nhập khẩu
Kế toán ghi nhận như sau:
- Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng
- Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113)
- Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)
5.10. Kế toán phải thu về phí BHTG của tổ chức tham gia BHTG
a) Kế toán các khoản phải thu liên quan đến phí bảo hiểm tiền gửi (BHTG) của tổ chức tham gia BHTG
a1) Định kỳ xác định số phí BHTG phải thu từ các tổ chức tham gia BHTG, hoặc khi xác định số phí BHTG bổ sung do các tổ chức kê khai bổ sung hoặc phát hiện qua kiểm tra theo quy định
Căn cứ vào phiếu tính phí và các chứng từ liên quan, kế toán thực hiện như sau:
- Khi Trụ sở chính thu phí BHTG:
-
- Nợ TK 1311 – Phải thu phí BHTG của tổ chức tham gia BHTG
- Có TK 3385 – Phí BHTG chờ kết chuyển.
- Khi Chi nhánh thu phí BHTG:
-
- Nợ TK 1311 – Phải thu phí BHTG của tổ chức tham gia BHTG
- Có TK 3362 – Phải nộp cấp trên về phí BHTG.
a2) Khi thu được phí BHTG từ các tổ chức tham gia BHTG, kế toán ghi:
- Nợ các TK 111, 112
- Có TK 1311 – Phải thu phí BHTG của tổ chức tham gia BHTG.
a3) Khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền xử lý xóa nợ phí BHTG phải thu, kế toán ghi nhận:
- Trường hợp Trụ sở chính thu phí BHTG:
-
- Nợ TK 337 – Quỹ dự phòng nghiệp vụ (xóa nợ phí BHTG phải thu của các kỳ trước)
- Nợ TK 3385 – Phí BHTG chờ kết chuyển (xóa nợ phí BHTG phải thu kỳ này)
- Có TK 1311 – Phải thu phí BHTG của tổ chức tham gia BHTG.
- Trường hợp Chi nhánh thu phí BHTG:
-
- Nợ TK 3362 – Phải nộp cấp trên về phí BHTG
- Có TK 1311 – Phải thu phí BHTG của tổ chức tham gia BHTG.
b) Kế toán phải thu về tiền phạt của tổ chức tham gia BHTG:
- Khi có quyết định của cấp có thẩm quyền về số tiền phạt phải thu:
-
- Nợ TK 1312 – Phải thu tiền phạt của tổ chức tham gia BHTG
- Có TK 51121 – Thu tiền phạt tổ chức tham gia BHTG.
- Khi thu được tiền phạt từ các tổ chức tham gia BHTG:
-
- Nợ các TK 111, 112
- Có TK 1312 – Phải thu tiền phạt của tổ chức tham gia BHTG.
- Khi có quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép xử lý xóa nợ tiền phạt:
-
- Nợ TK 51121 – Thu tiền phạt tổ chức tham gia BHTG
- Có TK 1312 – Phải thu tiền phạt của tổ chức tham gia BHTG.
c) Kế toán phải thu về hoạt động tư vấn, đào tạo nghiệp vụ BHTG:
- Khi phát sinh khoản thu từ hoạt động tư vấn, đào tạo nghiệp vụ BHTG:
-
- Nợ các TK 111, 112 (nếu đã thu tiền)
- Nợ TK 1318 – Phải thu khác của khách hàng (nếu chưa thu tiền)
- Có TK 51182 – Thu từ hoạt động tư vấn, đào tạo nghiệp vụ BHTG (theo giá không có thuế)
- Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (3331, 3334).
- Khi nộp thuế GTGT và thuế TNDN theo mức khoán và được cấp lẻ hóa đơn:
-
- Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (3331, 3334)
- Có các TK 111, 112.
- Khi thu tiền từ hoạt động tư vấn, đào tạo nghiệp vụ BHTG:
-
- Nợ các TK 111, 112
- Có TK 1318 – Phải thu khác của khách hàng.
d) Kế toán phải thu phát sinh từ nghiệp vụ cho thuê tài sản:
Trường hợp cho thuê trả tiền định kỳ:
- Khi cho thuê tài sản, kế toán phản ánh khoản thu phải phù hợp với dịch vụ cho thuê tài sản đã hoàn thành từng kỳ:
-
- Nợ các TK 111, 112 (nếu đã thu tiền)
- Nợ TK 1318 – Phải thu khác của khách hàng (nếu chưa thu tiền)
- Có TK 51181 – Thu cho thuê tài sản (theo giá cho thuê không có thuế)
- Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (3331, 3334).
- Khi nộp thuế GTGT và thuế TNDN theo mức khoán:
-
- Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (3331, 3334)
- Có các TK 111, 112.
Trường hợp cho thuê trả tiền sau:
- Định kỳ, kế toán phản ánh doanh thu cho thuê tài sản đã hoàn thành từng kỳ:
-
- Nợ TK 1318 – Phải thu khác của khách hàng
- Có TK 51181 – Thu cho thuê tài sản (theo giá cho thuê không có thuế)
- Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (3331, 3334).
- Khi nộp thuế GTGT và thuế TNDN theo mức khoán và được cấp lẻ hóa đơn:
-
- Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (3331, 3334)
- Có các TK 111, 112.
- Khi thu tiền từ dịch vụ cho thuê tài sản:
-
- Nợ các TK 111, 112
- Có TK 1318 – Phải thu khác của khách hàng.
đ) Kế toán phải thu từ nghiệp vụ nhượng bán, thanh lý TSCĐ:
- Phản ánh số thu nhập từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ:
-
- Nợ TK 131 (1318) (tổng giá thanh toán)
- Có TK 711 – Thu nhập khác (theo giá bán không có thuế)
- Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (3331, 3334).
- Ghi giảm TSCĐ do thanh lý, nhượng bán:
-
- Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)
- Nợ TK 811 – Chi phí khác (giá trị còn lại)
- Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá)
- Có TK 213 – TSCĐ vô hình (nguyên giá).
- Khi nộp thuế GTGT và thuế TNDN từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ:
-
- Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (3331, 3334)
- Có các TK 111, 112.
5.11. Khi lập Báo cáo tài chính, số dư nợ phải thu của khách hàng bằng ngoại tệ được đánh giá theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm lập Báo cáo tài chính
Khi tỷ giá ngoại tệ tăng so với tỷ giá Đồng Việt Nam, ghi:
- Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng
- Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131).
Khi tỷ giá ngoại tệ giảm so với tỷ giá Đồng Việt Nam, ghi:
- Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)
- Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.
Phương pháp kế toán các giao dịch kinh tế chủ yếu đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính chính xác, minh bạch và hiệu quả của báo cáo tài chính. Việc áp dụng đúng các phương pháp này không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp lý mà còn tối ưu hóa quản lý tài chính, hỗ trợ ra quyết định kinh doanh hợp lý.
6. Ví dụ về nghiệp vụ kế toán tài khoản 131
Để hiểu rõ hơn về các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tài khoản 131, hãy cùng AZTAX thực hành với ví dụ thực tế sau đây. Qua các tình huống cụ thể, bạn sẽ dễ dàng nhận diện được cách thức hạch toán chính xác các khoản phải thu từ khách hàng, cũng như hiểu được quy trình ghi nhận và quản lý các giao dịch này trong báo cáo tài chính.
Dưới đây là ví dụ chi tiết:
Tình huống về tài khoản 131
Ngày 12/06/2024, Công ty Z bán 1 lô hàng trị giá 300.000.000 cho Công ty M, thuế GTGT 10%, giá vốn hàng hóa là 240.000.000. Khách hàng chưa thanh toán đầy đủ số tiền hàng hóa này.
Đến ngày 30/06/2024, Công ty M chuyển tiền gửi ngân hàng thanh toán trước 40% giá trị lô hàng.
Công ty Z áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, kê khai thuế theo hình thức khấu trừ.
Hướng dẫn
Căn cứ vào Thông tư 200/2014/TT-BTC, kế toán viên Công ty Z hạch toán như sau:
Ngày 12/06/2024, khi xuất bán hàng hóa, kế toán ghi:
Ghi nhận doanh thu:
- Nợ TK 131 – Công ty M: 330.000.000
- Có TK 511: 300.000.000
- Có TK 3331: 30.000.000
Ghi nhận giá vốn hàng bán:
- Nợ TK 632: 240.000.000
- Có TK 156: 240.000.000
Ngày 30/06/2024, khi Công ty M chuyển tiền qua ngân hàng thanh toán 40% giá trị lô hàng, kế toán viên hạch toán:
- Nợ TK 112 – 132.000.000
- Có TK 131 – Công ty M: 132.000.000
Trên đây là ví dụ về hạch toán tài khoản 131 khi phát sinh khoản phải thu từ khách hàng. Việc áp dụng chính xác các nghiệp vụ hạch toán giúp doanh nghiệp theo dõi tình hình công nợ và phản ánh đúng các giao dịch trong báo cáo tài chính.
7. Các câu hỏi thường gặp về tài khoản 131 Phải thu khách hàng
Câu hỏi 1. Nếu doanh nghiệp không xuất đầy đủ doanh thu bán hàng thì sẽ bị xử lý thế nào?
- Điều này được xem là hành vi trốn thuế. Hậu quả là doanh nghiệp sẽ bị truy thu các khoản thuế liên quan như thuế TNDN và thuế GTGT. Đồng thời họ phải chịu tiền phạt chậm nộp trên số thuế truy thu. Doanh nghiệp cũng bị xử phạt vi phạm hành chính – mức phạt 20% trên số tiền thuế bị chậm nộp.
Câu hỏi 2. Căn cứ vào yếu tố nào để xác định khoản phải thu cần trích lập dự phòng?
- Để trích lập dự phòng cho các khoản phải thu, Doanh nghiệp cần có bằng chứng rõ ràng về khả năng không thu hồi được nợ. Ví dụ như: đối tác làm ăn thua lỗ, không có khả năng thanh toán, hoặc doanh nghiệp đã nhiều lần yêu cầu thanh toán mà không có kết quả. Việc này dựa vào các yếu tố khách quan hoặc khi đối tác có dấu hiệu phá sản, bỏ trốn.
Câu hỏi 3. Doanh nghiệp phải trích lập mức dự phòng bao nhiêu theo quy định?
- Theo quy định, mức trích lập dự phòng đối với khoản nợ quá hạn như sau:
-
- 30% giá trị đối với khoản nợ quá hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng.
- 50% giá trị đối với khoản nợ quá hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng.
- 70% giá trị đối với khoản nợ quá hạn từ 24 tháng đến dưới 36 tháng.
- 100% giá trị đối với khoản nợ quá hạn từ 36 tháng trở lên.
Đối với khoản nợ chưa đến hạn, trích lập dự phòng có thể được thực hiện nếu có bằng chứng về việc đối tác phá sản, bỏ trốn, hoặc đang bị cơ quan pháp lý truy tố, giam giữ. Trường hợp khác, doanh nghiệp sẽ tự dự tính mức tổn thất và trích lập dự phòng tương ứng.
Các câu hỏi trên đã giải đáp các thắc mắc thường gặp về tài khoản 131. Hy vọng bạn đọc đã nắm được các nội dung, lưu ý quan trọng, từ đó hỗ trợ doanh nghiệp trong việc quản lý công nợ và thực hiện hạch toán một cách chính xác và hiệu quả.
Tóm lại, Tài khoản 131 – Phải thu của khách hàng là một phần quan trọng trong việc quản lý công nợ và xác định doanh thu của doanh nghiệp. Việc theo dõi và ghi nhận chính xác các giao dịch liên quan đến tài khoản này giúp đảm bảo tính minh bạch và chính xác trong báo cáo tài chính. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ AZTAX qua hotline: 0932.383.089