Cách xác định số dư tài khoản kế toán cuối kỳ nhanh và chính xác

Cách tính số dư cuối kỳ của tài khoản kế toán nhanh và chính xác

Số dư cuối kỳ của các tài khoản là một khái niệm quan trọng trong kế toán, phản ánh giá trị còn lại sau khi tất cả các giao dịch đã được ghi nhận trong kỳ. Dưới đây là những thông tin mà AZTAX đã tổng hợp được, hãy cùng nghiên cứu để hiểu rõ hơn về khái niệm này nhé!

1. Số dư cuối kỳ của các tài khoản là gì?

Số dư cuối kỳ của các tài khoản là giá trị còn lại trong một tài khoản kế toán tại thời điểm kết thúc một kỳ kế toán cụ thể. Đây là kết quả của tất cả các giao dịch tài chính đã được ghi nhận trong suốt kỳ kế toán, bao gồm số dư đầu kỳ và tất cả các khoản tăng, giảm phát sinh trong kỳ. Số dư cuối kỳ được sử dụng để lập báo cáo tài chính và để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp vào cuối kỳ đó.

Số dư cuối kỳ của các tài khoản là gì?
Số dư cuối kỳ của các tài khoản là gì?

2. Phương pháp xác định số dư tài khoản kế toán vào cuối kỳ

Nguyên tắc ghi số dư tài khoản kế toán đã được các thông tư hướng dẫn rất cụ thể. Tuy nhiên, việc liệt kê toàn bộ các loại tài khoản có thể gây khó khăn cho việc ghi nhớ. Do đó, để dễ dàng hệ thống hóa và ghi nhớ nguyên tắc ghi số dư tài khoản, AZTAX đã phân chia các tài khoản thành 4 nhóm chính.

Phương pháp xác định số dư tài khoản kế toán vào cuối kỳ
Phương pháp xác định số dư tài khoản kế toán vào cuối kỳ

Những nhóm này bao gồm:

  • Nhóm tài khoản chỉ ghi nhận số dư ở bên Nợ
  • Nhóm tài khoản chỉ có số dư ở bên Có
  • Nhóm tài khoản có thể có số dư ở bên Nợ hoặc bên Có
  • Nhóm tài khoản không có số dư

2.1 Nhóm tài khoản chỉ có số dư bên Nợ

Với nhóm các tài khoản chỉ có số dư bên có, bất kỳ số dư bên nợ nào xuất hiện đều cho thấy có sự ghi nhận không chính xác. Một số loại tài khoản chỉ có số dư bên nợ thường gặp là tài khoản 111 (Tài khoản tiền mặt); Tài khoản 112 (Tiền gửi ngân hàng); tài khoản 152 (Nguyên liệu, vật liệu)……

Công thức để xác định số dư cuối kỳ của tài khoản chỉ có số dư bên nợ là:

Số dư Nợ cuối kỳ = Số dư nợ đầu kỳ + Tổng PS Nợ trong kỳ – Tổng PS Có trong kỳ

2.2 Nhóm tài khoản chỉ có số dư bên Có

Đối với nhóm tài khoản chỉ có số dư bên có, bất kỳ số dư bên nợ nào xuất hiện đều cho thấy đã có sự ghi nhận sai. Một số loại tài khoản chỉ có số dư tài khoản bên có thường gặp là tài khoản 334 (Phải trả người lao động); Tài khoản 411 (Vốn đầu tư của chủ sở hữu), tài khoản 413 (Chênh lệch tỷ giá hối đoái), và tài khoản 421 (Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối)

Công thức để tính số dư cuối kỳ của tài khoản chỉ có số dư bên có như sau:

Số dư Có cuối kỳ = Số dư Có đầu kỳ + Tổng PS Có trong kỳ – Tổng PS Nợ trong kỳ

2.3 Nhóm tài khoản lưỡng tính (Có thể có số dư bên Nợ hoặc số dư bên Có)

Những tài khoản thuộc tài khoản công nợ thường là tài khoản lưỡng tính: Tài khoản 131 (Phải thu của khách hàng); tài khoản 331 (Phải trả người bán)…..

Đối với các tài khoản lưỡng tính này, chúng ta cần chia ra 2 trường hợp để xác định và tính toán số dư cuối kỳ:

  • Khi tài khoản có số dư ở bên Nợ

Công thức xác định số dư tài khoản cuối kỳ như sau:

Số dư Nợ cuối kỳ = Số dư Nợ đầu kỳ + Tổng PS Nợ trong kỳ – Số dư Có đầu kỳ – Tổng PS Có trong kỳ

  • Khi tài khoản có số dư ở bên Có

Công thức xác định số dư tài khoản cuối kỳ như sau:

Số dư Có cuối kỳ = Số dư Có đầu kỳ + Tổng PS Có trong kỳ – Số dư Nợ đầu kỳ – Tổng PS Nợ trong kỳ

2.4 Nhóm tài khoản không có số dư

Các tài khoản không có số dư tài khoản sẽ là các tài khoản có đầu 5 đến đầu 9. Do các tài khoản đầu 5, 6, 7, 8 sẽ được kết chuyển sang tài khoản 9111 vào cuối kỳ, chúng ta cần thực hiện các bước xác định sau đối với những tài khoản này:

Số phát sinh Nợ = Số phát sinh Có

3. Câu hỏi thường gặp về số dư kế toán

Số dư kế toán là một khía cạnh quan trọng trong quản lý tài chính. Để giúp bạn hiểu rõ hơn, dưới đây là những câu hỏi thường gặp về số dư kế toán mà bạn có thể tham khảo.

3.1. Tài khoản kế toán nào không có số dư?

Đây hẳn sẽ là câu hỏi của nhiều bạn đọc đang muốn tìm hiểu về số dư trên các tài khoản kế toán. Theo hệ thống tài khoản kế toán quy định trong Chế độ kế toán tài chính doanh nghiệp hiện hành tại Việt Nam, các tài khoản từ đầu số 5 đến đầu số 9 là những tài khoản sẽ không có số dư kế toán vào thời điểm kết thúc kỳ kế toán.

Nguyên nhân những tài khoản này không tồn tại số dư tại thời điểm cuối kỳ do đó là những tài khoản tạm thời, có tác dụng tổng hợp các khoản thu nhập, chi phí trong một kỳ kế toán, và cuối kỳ sẽ kết chuyển hết số liệu sang các tài khoản khác nhằm mục đích xác định kết quả kinh doanh.

3.2. Các tài khoản kế toán nào có thể xuất hiện số dư cả ở bên Nợ và bên Có?

Về cấu trúc, các tài khoản có thể có số dư ở một trong hai bên: bên Nợ hoặc bên Có. Tuy nhiên một số tài khoản đặc biệt có thể có số dư tồn tại ở cả 2 bên.

Ví dụ:

  • Tài khoản 131 – Khoản phải thu từ khách hàng:

Số dư bên Nợ cho thấy số tiền doanh nghiệp đang chờ thu từ khách hàng vào một thời điểm cụ thể, thường là do doanh nghiệp đã bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ nhưng chưa nhận được thanh toán.

Số dư bên Có: Đại diện cho số tiền mà người mua đã trả trước cho doanh nghiệp để mua hàng hóa hoặc nhận dịch vụ tại một thời điểm cụ thể.

  • Tài khoản Phải thu 331 – Phải trả người bán

Số dư bên Nợ: Phản ánh số tiền ứng trước cho người bán để mua hàng hóa hoặc dịch vụ tại một thời điểm nhất định.

Số dư bên Có: Phản ánh số tiền phải trả cho người bán về việc mua hàng hóa hoặc dịch vụ nhưng chưa thanh toán tại một thời điểm nhất định.

Các tài khoản có thể ghi nhận số dư cả hai bên nợ và có bao gồm các tài khoản công nợ như công nợ phải thu và công nợ phải trả. Bên cạnh đó, các tài khoản liên quan đến vốn chủ sở hữu, chẳng hạn như TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản, TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái, và TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, cũng có khả năng có số dư ở cả hai bên nợ và có.

3.3. Khái niệm số dư kế toán thẻ tín dụng

Hiện nay, việc sử dụng thẻ tín dụng trong thanh toán của các doanh nghiệp đã trở nên phổ biến trong ngành kế toán. Thẻ tín dụng là phương tiện thanh toán tiện ích mà nhiều doanh nghiệp chọn đăng ký với ngân hàng, đồng thời hỗ trợ công ty trong việc theo dõi các khoản chi từ những cá nhân được phép sử dụng thẻ tín dụng của doanh nghiệp.

Hơn nữa, việc đăng ký và sử dụng thẻ tín dụng cho phép quản lý chi phí một cách hiệu quả cho các giao dịch vượt quá 20 triệu đồng mà không cần thực hiện thanh toán bằng tiền mặt.

Mỗi thẻ tín dụng doanh nghiệp đều có hai loại số dư: số dư kế toán và số dư khả dụng. Giá trị của hai số dư này có thể khác nhau tại cùng một thời điểm.

Số dư kế toán thẻ tín dụng là số dư các khoản chi tiêu từ thẻ doanh nghiệp chưa thanh toán được thể hiện trên sao kê của thẻ tín dụng tại thời điểm nhất định.Số dư kế toán của thẻ tín dụng thể hiện số tiền thực tế mà doanh nghiệp còn nợ từ các giao dịch tiêu dùng qua thẻ tín dụng tại một thời điểm cụ thể.

Số dư khả dụng của thẻ tín dụng khác biệt so với số dư kế toán thẻ tín dụng. Số dư khả dụng thể hiện số tiền còn lại mà doanh nghiệp có thể sử dụng từ thẻ tín dụng. Nó được tính bằng hạn mức chi tiêu của thẻ trừ đi các khoản đã chi nhưng chưa thanh toán.

Khi so sánh giá trị của số dư kế toán với giá trị số dư khả dụng của một mục kế toán, thường thì giá trị số dư kế toán sẽ lớn hơn. Tuy nhiên, đối với số dư kế toán của thẻ tín dụng, giá trị này có thể thấp hơn so với số dư khả dụng của thẻ tại một thời điểm cụ thể.

Hiểu rõ sự khác biệt giữa số dư kế toán và số dư khả dụng là rất quan trọng để đảm bảo công việc kế toán được thực hiện chính xác và hiệu quả. Điều này cũng giúp cung cấp thông tin chính xác cho các nhà quản trị.

Hy vọng rằng qua những câu hỏi thường gặp về số dư kế toán, bạn đã có thêm kiến thức hữu ích để quản lý tài chính hiệu quả. Nếu bạn cần thêm thông tin, hãy liên hệ ngay mà không phải do dự.

Qua việc tìm hiểu về số dư cuối kỳ của các tài khoản, bạn sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ AZTAX qua Hotline 0932.383.089 để được tư vấn chi tiết và kịp thời nhé!

5/5 - (2 bình chọn)
5/5 - (2 bình chọn)
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon
whatsapp-icon