Đảng viên có được phép thành lập doanh nghiệp hay không?

Đảng viên có được thành lập doanh nghiệp không?

Theo Pháp Luật quy định hiện nay công nhân viên chức không được quyền thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên nhiều người thắc mắc rằng, đảng viên có được thành lập doanh nghiệp không? Để trả lời câu hỏi này cùng AZTAX tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Quyết định 15/QĐ-TW

1. Đảng viên có được thành lập doanh nghiệp không?

Căn cứ vào quy đinh đảng viên làm kinh tế tư nhân tại Điều 1 Quyết định 15/QĐ-TW năm 2006 như sau:

  • 1- Quy định này áp dụng đối với mọi đảng viên làm kinh tế tư nhân, đảng viên có liên quan đến việc thành lập, tổ chức quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân (sau đây gọi chung là doanh nghiệp).
  • 2- Đảng viên làm kinh tế tư nhân phải trực tiếp tham gia lao động (lao động quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh; lao động kỹ thuật hoặc lao động chân tay); có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm; phải gương mẫu và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, Điều lệ Đảng và quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Đảng viên có được thành lập doanh nghiệp không?

Đảng viên có được thành lập doanh nghiệp không?

1.1 Đảng viên là công chức

Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 15/QĐ-TW năm 2006 quy định như sau:

1- Không được thành lập, tham gia thành lập hoặc quản lý doanh nghiệp, bệnh viện tư, trường học tư, tổ chức nghiên cứu khoa học tư.

2- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

3- Không được làm tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, dịch vụ và tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc mình tham gia giải quyết.

4- Không được mượn danh nghĩa người khác để sản xuất, kinh doanh; không được để vợ, chồng, con lợi dụng chức vụ, quyền hạn và uy tín của mình để làm kinh tế tư nhân.

5- Được góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, mua cổ phần của công ty cổ phần, mua cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này.

Như vậy, Đảng viên là công chức thì không có quyền thành lập, tham gia thành lập và quản lý doanh nghiệp. Trong trường hợp đảng viên là đối tượng công chức khi tham gia vào hoạt động kinh tế cho Nhà nước thì vẫn được phép làm và không vi phạm quy định trên.

1.2 Đảng viên là chủ doanh nghiệp tư nhân

Theo Điều 1 Quyết định 15/QĐ-TW có nêu rõ, đây là quyết định áp dụng cho các Đảng viên là chủ doanh nghiệp tư nhân, có liên quan đến việc thành lập, quản lý và điều hành doanh nghiệp. Các Đảng viên phải trực tiếp tham gia lao động như lao động kỹ thuật, lao động chân tay; quản lý, điều hành sản xuất và kinh doanh. Các Đảng viên cũng có quyền kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm, nghiêm túc và chấp hành đúng theo các Điều, quy định của Ban chấp hành Trung Ương Đảng đã đề ra.

Xem thêm: Thành lập công ty trọn gói tại tp.HCM

2. Đảng viên là chủ doanh nghiệp tư nhân thì có trách nhiệm gì?

Theo quy định, Đảng viên là chủ doanh nghiệp cần phải tuân thủ các quy định đối với người lao động, Nhà nước, xã hội và tổ chức Đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp. Cụ thể các quy định như sau:

Đảng viên là chủ doanh nghiệp tư nhân có trách nhiệm gì?
Đảng viên là chủ doanh nghiệp tư nhân có trách nhiệm gì?

Căn cứ vào Quyết định 15/QĐ-TW năm 2006:

1- Đối với người lao động trong doanh nghiệp:

  • a) Trả lương, phân phối lợi nhuận trên cơ sở kết quả lao động và mức vốn đóng góp của người lao động theo đúng quy định của pháp luật.
  • b) Thực hiện đúng hợp đồng lao động, thoả ước lao động đã ký kết; bảo đảm đầy đủ quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm và các quyền, lợi ích hợp pháp khác; đối xử thân ái, tôn trọng người lao động.
  • c) Dành ưu tiên cho người lao động trong doanh nghiệp được mua cổ phần khi doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá.

2- Đối với Nhà nước và xã hội:

  • a) Tự giác chấp hành mọi nghĩa vụ đối với Nhà nước; thực hiện một cách trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật việc kê khai thuế, nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác, chế độ kế toán, thống kê và các chế độ, chính sách khác của Nhà nước; gương mẫu thực hiện chính sách cổ phần hoá doanh nghiệp.
  • b) Trên cơ sở nâng cao hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa.

3- Đối với tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp:

  • a) Chủ động, tích cực thực hiện công tác phát triển đảng viên và thành lập tổ chức đảng trong doanh nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho đảng viên và tổ chức đảng hoạt động theo quy định của Điều lệ Đảng và tổ chức đảng cấp trên.
  • b) Phối hợp với cấp uỷ, tổ chức đảng trong doanh nghiệp xây dựng quy chế hoạt động; tham gia ý kiến với cấp uỷ trong việc đề ra chủ trương, biện pháp xây dựng chi bộ, đảng bộ trong sạch, vững mạnh, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên; xây dựng tổ chức đảng trong doanh nghiệp thực sự là hạt nhân chính trị của doanh nghiệp, lãnh đạo quần chúng chấp hành đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghĩa vụ của người lao động.
  • c) Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn thể chính trị – xã hội trong doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo đúng pháp luật và điều lệ.”

3.1 Trách nhiệm đối với người lao động

Chủ thể là đảng viên thành lập doanh nghiệp tư nhân phải có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ đối với người lao động như:

  • Trả lương, phân phối lợi nhuận cho người lao động dựa vào kết quả lao động và mức vốn góp theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện hợp đồng lao động theo đúng thỏa thuận đã ký kết, đảm bảo đáp ứng đầy đủ các quyền và lợi ích cho người lao động.
  • Ưu tiên người lao động mua được cổ phần khi doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa.

3.2 Trách nhiệm đối với Nhà nước và xã hội

Đối với Nhà nước và xã hội, chủ doanh nghiệp tư nhân là đảng viên cũng cần thực hiện một số các nhiệm vụ sau:

  • Tự giác chấp hành và hoàn thành tất cả các nghĩa vụ đối với Nhà nước một cách chính xác, trung thực, đúng thời hạn về các nghiệp vụ liên quan đến kê khai và nộp thuế, các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
  • Dựa trên cơ sở nâng cao hiệu quả kinh tế, đồng thời tham gia tích cực các hoạt động xã hội, từ thiện, nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa.

3.2 Trách nhiệm đối với tổ chức Đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp

Ngoài trách nhiệm với người lao động và Nhà nước, đảng viên là chủ doanh nghiệp tư nhân cần thực hiện các trách nhiệm với tổ chức Đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp như:

  • Chủ động, tích cực trong việc thực hiện công tác phát triển Đảng viên và thành lập tổ chức Đảng trong doanh nghiệp.
  • Phối hợp với các cấp ủy và tổ chức Đảng để xây dựng quy chế hoạt động phù hợp, đề ra chủ trương, biện pháp xây dựng Đảng bộ trong sạch, phát triển vững mạnh và nâng cao đội ngũ Đảng viên.
  • Xây dựng và tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn thể xã hội – chính trị trong thành lập, quản lý doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.

Như vậy, AZTAX vừa cung cấp các nội dung liên quan đến vấn đề đảng viên có được thành lập doanh nghiệp không. Mọi thắc mắc hay nhu cầu sử dụng dịch vụ tại AZTAX thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.

Xem thêm: Cơ quan nhà nước có được thành lập doanh nghiệp

Xem thêm: Tại sao sĩ quan không được thành lập doanh nghiệp

Xem thêm: Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không

Nguồn tham khảo: Đảng viên làm kinh tế tư nhân và vấn đề liêm chính kinh doanh của đảng viên trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

CÔNG TY AZTAX CUNG CẤP GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN

   Email: cs@aztax.com.vn

   Hotline: 0932.383.089

   #AZTAX - Giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp

5/5 - (4 bình chọn)
5/5 - (4 bình chọn)