Làm lý lịch tư pháp ở tỉnh khác được không?

Có thể làm lý lịch tư pháp ở tỉnh khác được không?

Làm lý lịch tư pháp ở tỉnh khác được hay không? Đây là câu hỏi thường gặp đối với những người cần xin lý lịch tư pháp và muốn làm việc ở nơi khác so với địa phương hiện tại. Nếu các bạn có chúng thắc mắc làm lý lịch tư pháp khác tỉnh được không này cùng AZTAX tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

1. Làm lý lịch tư pháp ở tỉnh khác được không?

Công dân Việt Nam có nhu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp cần nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp của địa phương mà họ đăng ký hộ khẩu thường trú. Trường hợp không có hộ khẩu thường trú, thì mới được phép nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp của địa phương nơi họ tạm trú. Vì vậy, người có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh thành khác không thể xin cấp phiếu lý lịch tư pháp tại TP. HCM.

Có thể làm lý lịch tư pháp ở tỉnh khác không?
Có thể làm lý lịch tư pháp ở tỉnh khác không?

2. Có thể làm lý lịch tư pháp ở đâu?

Dựa theo quy định tại Điều 45 của Luật Lý lịch tư pháp năm 2009, việc nộp hồ sơ làm phiếu lý lịch tư pháp được thực hiện tại các cơ quan sau đây:

Đối với công dân Việt Nam:

  • Nếu có thường trú: Nộp tại Sở Tư pháp nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
  • Trường hợp không có nơi thường trú: Nộp tại Sở Tư pháp nơi đang tạm trú.
  • Đang cư trú ở nước ngoài: Nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh.

Đối với người nước ngoài:

  • Đang cư trú tại Việt Nam: Nộp tại Sở Tư pháp nơi đang cư trú.
  • Đã rời Việt Nam: Nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, thuộc Bộ Tư pháp.

Đối với cơ quan, tổ chức theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009:

  • Nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú.
  • Trường hợp không xác định được nơi thường trú/tạm trú: Nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

Dựa trên các quy định trên, công dân Việt Nam muốn yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp cần nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp mà họ đăng ký hộ khẩu thường trú. Trong trường hợp không có nơi thường trú, họ mới được phép nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú.

>> Vì vậy, có nghĩa rằng không thể thực hiện quy trình làm lý lịch tư pháp tại một tỉnh khác.

3. Hồ sơ, thủ tục làm phiếu lý lịch tư pháp cho người có hộ khẩu thường trú tại tỉnh

Để xin cấp phiếu lý lịch tư pháp cho cá nhân có hộ khẩu thường trú tại tỉnh khác, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo quy định. Với phiếu lý lịch tư pháp số 1, cần có bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu, tờ khai theo mẫu và giấy ủy quyền nếu nộp hộ. Đối với phiếu lý lịch tư pháp số 2, chỉ cần bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu và tờ khai mẫu số 3.

Thủ tục bao gồm nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, sau đó Sở Tư pháp sẽ kiểm tra và xử lý hồ sơ. Kết quả sẽ được trả trong vòng 15 – 20 ngày làm việc, hoặc có thể kéo dài thêm nếu hồ sơ cần bổ sung.

Hồ sơ, thủ tục làm phiếu lý lịch tư pháp khác tỉnh
Hồ sơ, thủ tục làm phiếu lý lịch tư pháp khác tỉnh

3.1 Hồ sơ làm lý lịch tư pháp cho người có hộ khẩu thường trú tại tỉnh

Để xin cấp phiếu lý lịch tư pháp cho cá nhân có hộ khẩu thường trú tại tỉnh, cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

Trường hợp xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1:

  • Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người xin cấp phiếu.
  • Tờ khai lý lịch tư pháp theo mẫu:

Trường hợp xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2:

  • Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người xin cấp phiếu.
  • Tờ khai lý lịch tư pháp mẫu số 3.

3.2 Thủ tục làm lý lịch tư pháp cho người có hộ khẩu thường trú tại tỉnh

Bước 1: Nộp hồ sơ

  • Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo hướng dẫn.
  • Nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp tỉnh/thành phố nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
  • Lưu ý:
    • Người được cấp có thể ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1.
    • Trường hợp cần cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2, phải tự thực hiện thủ tục.

Bước 2: Sở Tư pháp tiếp nhận và xử lý hồ sơ

  • Kiểm tra hồ sơ và thực hiện:
    • Hồ sơ hợp lệ: Thu phí, ghi phiếu hẹn ngày trả kết quả.
    • Hồ sơ chưa hợp lệ: Gửi thông báo hướng dẫn bổ sung, điều chỉnh hồ sơ.
    • Từ chối cấp phiếu: Gửi thông báo từ chối và nêu rõ lý do.

Bước 3: Nhận kết quả

  • Trong vòng 15 – 20 ngày làm việc (theo ngày hẹn), đến Sở Tư pháp nhận phiếu lý lịch tư pháp.
  • Xuất trình bản gốc CMND/CCCD để nhận kết quả.

Lưu ý: Nếu hồ sơ cần điều chỉnh, bổ sung, thời gian cấp phiếu có thể kéo dài thêm 15 – 20 ngày.

4. Chi phí làm phiếu lý lịch tư pháp

Lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người có hộ khẩu ở tỉnh khác là 200.000 đồng/người/lần; Học sinh, sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ: 100.000 đồng/người/lần. Đối với trường hợp cần cấp cả 02 loại phiếu trong một lần, Sở Tư pháp vẫn áp dụng mức phí như thông thường.

Chi phí làm phiếu lý lịch tư pháp
Chi phí làm phiếu lý lịch tư pháp

Theo Điều 4 của Thông tư 244/2016/TT-BTC, hướng dẫn bởi Mục 1 của Công văn 44/TTLLTPQG-HCTH năm 2017, quy định như sau:

  • Phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp: 200.000 đồng mỗi lần yêu cầu.
  • Phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp cho sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ (bao gồm cha mẹ, vợ (hoặc chồng), con (con đẻ, con nuôi), người chăm sóc liệt sỹ): 100.000 đồng mỗi lần yêu cầu.

Trong trường hợp người yêu cầu cần hơn 2 Phiếu lý lịch tư pháp trong một lần, phí bổ sung là 5.000 đồng cho mỗi Phiếu từ lần yêu cầu thứ 3 để bù đắp chi phí in ấn.

Tóm lại, phí để cấp Phiếu lý lịch tư pháp là 200.000 đồng mỗi lần yêu cầu, 100.000 đồng cho sinh viên và những người có công với cách mạng hoặc thân nhân liệt sỹ. Nếu yêu cầu nhiều hơn 2 Phiếu, phí bổ sung là 5.000 đồng cho mỗi Phiếu từ lần thứ 3 trở đi. Nếu yêu cầu cả 2 loại Phiếu trong một lần, Sở Tư pháp vẫn áp dụng mức phí thông thường.

Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin chi tiết cho chủ đề liên quan câu hỏi ” làm lý lịch tư pháp ở tỉnh khác được không?”. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình hoàn thiện thủ tục. Để được tư vấn chi tiết hơn về thủ tục làm lý lịch tư pháp, cũng như giải đáp các thắc mắc liên quan đến cau hởi làm lý lịch tư pháp khác tỉnh được không, vui lòng liên hệ AZTAX qua HOTLINE: 0932.383.089 để được hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả nhất.

5. Câu hỏi thường gặp khi làm lý lịch tư pháp khác tỉnh

5.1 Hộ khẩu tỉnh làm lý lịch tư pháp ở đâu?

Người có hộ khẩu thường trú ở tỉnh khác phải nộp hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp của địa phương mà họ đăng ký hộ khẩu thường trú.

5.2 Lý lịch tư pháp số 2 làm ở tỉnh khác được không?

Cá nhân chỉ được làm lý lịch tư pháp số 2 tại tỉnh khác nơi mình thường trú khi không có nơi thường trú.

5.3 Lý lịch tư pháp làm ở xã được không?

Cơ quan có thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp cho công dân là Sở Tư pháp và Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia. Ủy ban nhân dân cấp xã không có thẩm quyền trong thủ tục này, vì vậy bạn không thể làm thủ tục tại UBND cấp xã.

5.4 Hộ khẩu tỉnh làm lý lịch tư pháp ở?

Người có hộ khẩu thường trú ở tỉnh khác không thể xin cấp phiếu lý lịch tư pháp tại TP. HCM mà phải nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp của địa phương mà họ đăng ký hộ khẩu thường trú.

5.5 Mất cccd có làm lý lịch tư pháp được không?

Việc làm lý lịch tư pháp thường yêu cầu công dân cung cấp chứng minh nhân dân (CCCD) để xác nhận thông tin cá nhân. Do đó, nếu bạn mất CCCD, bạn cần thực hiện các thủ tục khôi phục CCCD trước khi có thể làm lý lịch tư pháp. Lý lịch tư pháp có thể cần sử dụng CCCD hoặc các giấy tờ khác để xác thực danh tính và thông tin cá nhân của bạn.

Đánh giá post
Đánh giá post
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon