Hướng dẫn làm lý lịch tư pháp qua bưu điện

Ly lich tu phap qua buu dien

Việc làm lý lịch tư pháp thông qua bưu điện giúp người nước ngoài tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại. Đồng thời, người dân cũng có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả một cách thuận tiện thông qua đường bưu điện. Hãy cùng AZTAX tìm hiểu về các thông tin và thủ tục phổ biến liên quan đến việc làm lý lịch tư pháp qua bưu điện trong bài viết dưới đây!

1. Hồ sơ xin cấp lý lịch tư pháp qua đường bưu điện

ho so xin cap ly lich tu phap qua duong buu dien
Hồ sơ xin cấp lý lịch tư pháp qua đường bưu điện

Lý lịch tư pháp là tài liệu quan trọng liên quan đến các án tích của người bị kết án hoặc quyết định hình sự có hiệu lực pháp luật từ Tòa án. Cụ thể, có 3 cách người dân có thể lựa chọn để thực hiện quy trình làm lý lịch tư pháp qua bưu điện:

  • Nộp hồ sơ trực tiếp tại bưu điện và nhận kết quả qua đường bưu điện.
  • Nộp hồ sơ qua đường bưu điện và nhận kết quả trực tiếp.
  • Nộp hồ sơ và nhận kết quả qua đường bưu điện.

Các phương thức này đều mang lại sự thuận tiện cho người dân, giúp họ tiết kiệm cả thời gian và công sức trong quá trình làm lý lịch tư pháp. Đối với trường hợp nộp hồ sơ, nhận kết quả qua bưu điện và nộp hồ sơ trực tiếp, nhận kết quả qua bưu điện cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (Mẫu số 03/2013/TT-LLTP).
  • Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu đang còn giá trị sử dụng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
  • Bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú, giấy chứng nhận tạm trú, thẻ thường trú, thẻ tạm trú (không cần phải nộp kể từ ngày 01/07/2021).
  • Giấy tờ chứng minh như thẻ sinh viên, giấy chứng nhận hộ nghèo…nếu thuộc diện được miễn giảm phí làm lý lịch tư pháp.
  • Phiếu đăng ký nhận kết quả phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính (Mẫu số 01/2014/LLTP).

Trong trường hợp được ủy quyền, người được ủy quyền cần bổ sung văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật, trừ khi đối tượng ủy quyền là cha/mẹ/vợ/chồng/con, thì họ chỉ cần nộp hộ Phiếu lý lịch tư pháp số 1 hoặc Cha/me của trẻ chưa thành niên nộp hộ Phiếu Lý lịch tư pháp số 2 cho con.

Còn đối với trường hợp nộp hồ sơ qua bưu điện, nhận kết quả trực tiếp thì không cần thực hiện phiếu đăng ký nhận kết quả phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính (Mẫu số 01/2014/LLTP).

2. Thủ tục làm lý lịch tư pháp qua bưu điện

thu tuc lam ly lich tu phap qua buu dien
Thủ tục làm lý lịch tư pháp qua bưu điện

Đối tượng áp dụng cho quy trình đăng ký lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài hoặc người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam. Để tiện lợi và tiết kiệm thời gian, bạn có thể thực hiện thủ tục làm lý lịch tư pháp qua bưu điện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Chuẩn bị hồ sơ theo các yêu cầu đã được nêu chi tiết trước đó.

Bước 2: Nộp hồ sơ và đóng phí

Mang hồ sơ đến bưu điện để nộp hoặc đưa trực tiếp đến Sở Tư pháp/Trung tâm Lý lịch tư pháp để tiến hành nộp hồ sơ. Khi nộp hồ sơ trực tiếp, người nộp sẽ nhận được phiếu hẹn trả kết quả. Trong trường hợp nộp hồ sơ qua bưu điện, phiếu hẹn trả kết quả sẽ được gửi qua email hoặc tin nhắn đến số điện thoại đã đăng ký.

Bước 3: Nhận kết quả

Nhận kết quả theo phương thức đã đăng ký trước đó. Trong trường hợp muốn kiểm tra tình trạng thụ lý hồ sơ, người nhận có thể sử dụng hướng dẫn tại đường link cung cấp để tra cứu trực tuyến https://lltptructuyen.moj.gov.vn/

3.  Phí làm lý lịch tư pháp qua bưu điện

phi lam ly lich tu phap qua buu dien
Phí làm lý lịch tư pháp qua bưu điện

Các mức lệ phí liên quan đến việc cấp phiếu lý lịch tư pháp được quy định như sau:

  • Lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người.
  • Đối với học sinh, sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ, lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp là 100.000 đồng/lần/người.
  • Người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp thuộc hộ nghèo hoặc cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật sẽ được miễn lệ phí cấp Phiếu LLTP.
  • Trong trường hợp yêu cầu cấp trên 02 phiếu lý lịch tư pháp trong một lần, từ phiếu  thứ 3 trở đi, người yêu cầu phải nộp thêm 3.000 đồng/Phiếu.
  • Phí dịch vụ bưu chính nhận phiếu lý lịch tư pháp sẽ được xác định theo thông báo giá cước mà Bưu điện đã thông báo cho Sở Tư pháp.

Những mức lệ phí này giúp hỗ trợ chi phí trong quá trình xử lý và cấp phiếu lý lịch tư pháp. Tuy nhiên, pháp luật cũng có quy định một số trường hợp được miễn phần lệ phí này như:

  • Trẻ em, tuân theo quy định tại Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
  • Người cao tuổi, theo quy định tại Luật người cao tuổi.
  • Người khuyết tật, theo quy định tại Luật người khuyết tật.
  • Người thuộc hộ nghèo và người cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn, cũng như đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, xã biên giới, và xã an toàn khu, theo quy định của pháp luật.

Những trường hợp này được miễn lệ phí cung cấp phiếu lý lịch tư pháp, nhằm hỗ trợ đối với những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn và đặc biệt cần sự quan tâm và chăm sóc từ phía cơ quan chức năng.

4. Ưu điểm và nhược điểm khi làm lý lịch tư pháp qua bưu điện

uu diem va nhuoc diem khi lam ly lich tu phap qua buu dien
Ưu điểm và nhược điểm khi làm lý lịch tư pháp qua bưu điện

Làm lý lịch tư pháp qua bưu điện mang đến nhiều ưu điểm và nhược điểm mà người làm hồ sơ cần cân nhắc. Dưới đây những ưu và nhược điểm đặc trưng của việc làm lý lịch tư pháp qua bưu điện.

ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM
  • Người dân tiết kiệm được thời gian và chi phí
  • Đều có thể xử lý qua dịch vụ bưu điện.
  • Được nhân viên bưu cục hướng dẫn cụ thể các thủ tục, và người dân có thể theo dõi quá trình xử lý hồ sơ và trả kết quả trên phần mềm được cung cấp đối với dịch vụ bưu chính.
  • Kết quả hoàn toàn hợp lệ.
  • Có khả năng bị thất lạc hồ sơ hoặc kết quả trong quá trình chuyển phát.
  • Thời gian từ lúc hoàn thiện hồ sơ đến lúc nhận kết quả sẽ lâu hơn là hình thức trực tiếp
  • Phí dịch vụ bưu chính không được hoàn lại nếu chọn hình thức nhận kết quả trực tiếp.

5.Thời gian làm lý lịch tư pháp qua bưu điện là bao lâu?

thoi gian lam ly lich tu phap qua buu dien la bao lau
Thời gian làm lý lịch tư pháp qua bưu điện là bao lâu?

Thời gian xử lý hồ sơ lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu điện phụ thuộc vào hai yếu tố chính. Đầu tiên là thời gian xem xét yêu cầu và cấp phiếu lý lịch tư pháp, thực hiện bởi trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp tỉnh/thành phố. Thời gian này bắt đầu từ thời điểm Sở Tư pháp nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, kèm theo việc nhận tiền lệ phí cấp phiếu. Luật lý lịch tư pháp số 28/2009/QH12 quy định rõ thời hạn cụ thể, không quá 10 ngày trong trường hợp thông thường, không quá 15 ngày đối với công dân Việt Nam có cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, và không quá 24 giờ trong trường hợp khẩn.

Thứ hai là thời gian chuyển phát của bưu điện, phụ thuộc vào địa điểm nộp hồ sơ và nhận kết quả, cũng như đơn vị bưu chính được chọn. Ví dụ, Viettel Post chuyển phát lý lịch tư pháp từ Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh có thời gian khác nhau: 12 – 24 giờ nếu nộp và nhận nội thành, và 24 – 48 giờ nếu nộp và nhận ngoại thành. Do đó, tổng thời gian để hoàn thành quá trình này sẽ là tổng hợp của cả hai yếu tố trên.

 

Làm lý lịch tư pháp qua bưu điện không chỉ mang lại sự thuận tiện mà còn giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho người làm hồ sơ. Tuy nhiên, việc này cũng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sự kiên nhẫn trong quá trình chờ đợi kết quả. Nếu gặp khó khăn trong thủ tục làm lý lịch tư pháp qua bưu điện, hãy liên hệ đội ngũ của AZTAX để được hỗ trợ miễn phí và nhanh chóng.

5/5 - (5 bình chọn)
5/5 - (5 bình chọn)