Hướng dẫn làm lý lịch tư pháp online

huong dan lam ly lich tu phap online don gian nhat

Cách làm lý lịch tư pháp online được Bộ Tư pháp triển khai từ năm 2015 nhằm mang lại sự thuận lợi tối đa cho cả công dân Việt Nam và những người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Đây là một cách hiệu quả để giúp cộng đồng nhanh chóng và thuận tiện hoàn thành thủ tục pháp lý. Trong bài viết này, AZTAX sẽ hướng dẫn làm lý lịch tư pháp online TPHCM, Hà Nội cũng như các tỉnh thành khác một cách chi tiết nhất.

1. Lý lịch tư pháp online là gì?

Cách làm lý lịch tư pháp trực tuyến là quy trình tiện lợi thông qua cổng dịch vụ công. Người dân chỉ cần khai báo thông tin trực tuyến và sau đó gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu điện đến địa chỉ của Sở Tư pháp để xử lý.

Quy trình này kết hợp giữa việc thực hiện trực tuyến qua mạng internet và sử dụng dịch vụ bưu điện. Vì vậy, nhiều người còn gọi phương pháp này là “Làm lý lịch tư pháp qua bưu điện.”

Với hình thức làm lý lịch tư pháp online, người dân có thể đăng ký xin cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến và sau đó nộp hồ sơ. Kết quả sẽ được gửi đến tận nhà (nhân viên bưu chính đến địa chỉ bạn đã đăng ký để thu hồ sơ và trả kết quả). Điều này có nghĩa là người dân có thể đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến mọi nơi, chỉ cần có máy tính hoặc điện thoại kết nối internet.

ly lich tu phap online la gi
Lý lịch tư pháp online là gì?

Theo quy định của pháp luật, các đối tượng sau có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho mình hoặc cho người khác:

  • Công dân Việt Nam, người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam, bao gồm cả những người có nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;
  • Cơ quan tiến hành tố tụng, để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự;
  • Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, để phục vụ cho công tác quản lý nhân sự, đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

2. Hướng dẫn làm lý lịch tư pháp online trên cổng dịch vụ công lý lịch tư pháp

AZTAX sẽ hướng dẫn đăng ký lý lịch tư pháp online chi tiết từng bước như sau:

Bước 1: Kê khai thông tin lý lịch tư pháp

Kê khai trực tuyến Trước khi bắt đầu, bạn cần đảm bảo thiết bị của mình kết nối internet ổn định để tránh việc phải thực hiện lại nhiều lần do lượng thông tin cần điền khá lớn.

Sau đó, bạn tiến hành theo các bước nhỏ sau:

Bước 1.1. Truy cập vào Cổng Dịch vụ đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến tại địa chỉ https://lltptructuyen.moj.gov.vn/home.

Bước 1.2. Chọn đối tượng xin cấp lý lịch tư pháp phù hợp. Có 5 nhóm đối tượng chính:

  • Công dân Việt Nam thường trú/tạm trú trong nước.
  • Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài.
  • Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
  • Công dân Việt Nam không xác định nơi thường trú/tạm trú.
  • Người nước ngoài đã từng cư trú tại Việt Nam.

Sau đó, bạn chọn nơi thường trú/tạm trú để chuyển sang trang khai báo lý lịch tư pháp trực tuyến. Nếu bạn muốn khai lý lịch tư pháp trực tuyến ở Hà Nội thì chọn Hà Nội, còn nếu bạn muốn khai ở TP. Hồ Chí Minh thì chọn TP. Hồ Chí Minh, v.v.

Đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến

Sau khi chọn xong, màn hình hướng dẫn sẽ hiển thị. Lúc này, bạn bấm nút [NHẬP TỜ KHAI] để tiếp tục.

Bước 1.3. Điền thông tin

Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình khai báo lý lịch tư pháp trực tuyến. Bạn cần đảm bảo tất cả thông tin khai báo đều chính xác, nếu không bạn có thể sẽ không được cấp Lý lịch tư pháp.

Sau khi hoàn tất việc nhập thông tin, bạn nhấn nút [Tiếp tục/NEXT] để chuyển sang bước tiếp theo hoặc nhấn nút [Quay lại/BACK] để quay lại bước trước.

Phần tờ khai lý lịch tư pháp trực tuyến này bao gồm 5 phần thông tin như sau.

1. Thông tin thân nhân

Phần nhập thông tin thân nhân
Phần nhập thông tin thân nhân
  • Bạn phải nhập thông tin vào các trường đánh dấu (*). Nếu không nhập, bạn sẽ không thể tiếp tục.
  • Tất cả thông tin cần nhập chính xác theo giấy tờ bạn sẽ nộp kèm hồ sơ xin Lý lịch tư pháp trực tuyến (CMND/CCCD/hộ chiếu).
  • Định dạng ngày sinh và ngày cấp giấy tờ (CMND/CCCD/hộ chiếu) là ngày/tháng/năm (dd/mm/yyyy), tức là ngày và tháng phải có 02 chữ số và năm phải có 04 chữ số.

2. Thông tin về quá trình cư trú:

Để điền thông tin về quá trình cư trú, bạn nhấn nút [Nhập thông tin cư trú/Add rows] để thêm hàng. Sau đó, nhập thông tin vào các ô trống theo quy định.

Phần Khai thông tin về quá trình cư trú
Phần Khai thông tin về quá trình cư trú

Thông tin về quá trình cư trú khi đăng ký lý lịch tư pháp trực tuyến:

  • Bạn chỉ cần nhập thông tin từ thời điểm đủ 14 tuổi trở đi, không cần nhập thông tin trước đó.
  • Số lượng dòng để nhập thông tin về quá trình cư trú tối đa là 15 dòng.
  • Mọi thông tin nhập vào phải chính xác, nếu không hồ sơ xin lý lịch tư pháp trực tuyến của bạn sẽ bị từ chối.

3. Thông tin khác/Thông tin về yêu cầu cấp lý lịch tư pháp.

Thông tin về yêu cầu cấp lý lịch tư pháp
Thông tin về yêu cầu cấp lý lịch tư pháp

Đây là phần thông tin về lý lịch tư pháp mà bạn muốn được cấp, bao gồm loại Lý lịch tư pháp (số 1 hoặc số 2), đối tượng được cấp và mục đích sử dụng.

Lưu ý: Đối với yêu cầu cấp Lý lịch tư pháp số 1, bạn có thể chọn Có hoặc Không yêu cầu xác nhận về nội dung cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản. Tuy nhiên, với yêu cầu cấp Lý lịch tư pháp số 2, đây là thông tin bắt buộc và bạn không thể chọn Không.

Cuối cùng, bạn chọn đối tượng nộp phí. Bạn cần đảm bảo chọn đúng đối tượng, nếu không hồ sơ xin lý lịch tư pháp của bạn sẽ không được chấp nhận.

4. Thông tin đăng ký dịch vụ dịch thuật

Đăng ký dịch vụ dịch thuật lý lịch tư pháp
Đăng ký dịch vụ dịch thuật lý lịch tư pháp

Phần này chỉ áp dụng khi cơ quan tư pháp bạn chọn cung cấp dịch vụ dịch thuật.

Bạn cần chọn ngôn ngữ dịch và số lượng bản dịch cần thiết. Giá dịch sẽ được hiển thị ngay bên cạnh phần bạn chọn.

5. Thông tin về cách nộp lý lịch tư pháp trực tuyến và nhận kết quả:

Chọn phương thức nộp hồ sơ và nhận kết quả
  • Bạn có thể lựa chọn nộp hồ sơ tại nhà (qua bưu điện) và/hoặc nhận kết quả tại nhà (qua bưu điện), hoặc nộp hồ sơ và/hoặc nhận kết quả lý lịch tư pháp trực tiếp tại cơ quan tư pháp. Phương thức nộp hồ sơ sẽ quyết định cách bạn nộp phí làm lý lịch tư pháp. Bạn có thể yêu cầu Sở Tư pháp thay đổi phương thức nhận kết quả cấp Phiếu lý lịch tư pháp từ việc nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính sang nhận trực tiếp, tuy nhiên không được hoàn lại phí dịch vụ bưu chính đã nộp.
  • Khi đó, bạn cần điền các thông tin tương ứng. Địa chỉ nộp hồ sơ và nhận kết quả phải thuộc địa phương tương ứng với tỉnh/thành mà bạn đã chọn ban đầu. Bạn có thể xem thông tin về cước phí tương ứng bên trái màn hình.

Sau khi xác nhận thông tin đã nhập, nhấn nút [Tiếp tục/NEXT] để chuyển sang bước tiếp theo.

Bước 1.4. In tờ khai

Bạn có thể in tờ khai đã nhập ra file .doc bằng cách nhấn nút [In tờ khai / PRINT] ở góc phải màn hình.

In tờ khai
In tờ khai

Bước 1.5. Nhập mã xác nhận để xác thực người dùng >> nhấn [Tiếp tục/NEXT] để tiếp tục hoặc nhấn [Quay lại/BACK] để quay lại Bước 1.

Nhập mã xác thực người dùng
Nhập mã xác thực người dùng

Bước 1.6. Nhấn nút [OK] trên hộp thoại gửi về để xác nhận thông tin và gửi thông tin đến hệ thống của Cơ quan tư pháp.

Xác nhận thông tin

Bước 1.7. Hệ thống sẽ cung cấp cho bạn mã số đăng ký trực tuyến. Bạn cần ghi nhớ mã số này và cung cấp cho bộ phận tiếp nhận khi nộp hồ sơ để nhận phiếu hẹn trả kết quả cũng như để tra cứu lý lịch tư pháp online.

Mã số đăng ký trực tuyến lý lịch tư pháp
Mã số đăng ký trực tuyến lý lịch tư pháp

Bước 2: Nộp hồ sơ xin lý lịch tư pháp

Nộp hồ sơ xin lý lịch tư pháp Sau khi đăng ký lý lịch tư pháp online, bạn cần chuẩn bị các hồ sơ sau để nộp tại đơn vị cấp Lý lịch tư pháp đã chọn:

  1. Bản sao công chứng chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu),
  2. Bản sao công chứng sổ hộ khẩu (hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú),
  3. Phiếu đăng ký nhận kết quả Phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính nếu lựa chọn (Mẫu số 01/2014/LLTP),
  4. Tờ khai đã in,
  5. Mã số đăng ký trực tuyến lý lịch tư pháp được cấp,
  6. 02 ảnh,
  7. Phí cấp lý lịch tư pháp và phí chuyển phát (nếu có).

Thời gian nộp hồ sơ là 5 ngày kể từ ngày đăng ký online. Nhân viên bưu cục sẽ đến nhà bạn để lấy hồ sơ hoặc bạn có thể mang đến bưu cục để gửi, nhằm đảm bảo thời gian chuyển đến cơ quan tư pháp.

Bước 3: Nhận kết quả

Nhận kết quả cấp lý lịch tư pháp Bạn sẽ nhận kết quả theo phương thức đã đăng ký trước đó.\

3. Hướng dẫn làm lý lịch tư pháp online trên cổng dịch vụ công

Bước 1: Truy cập trang web https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-chi-tiet-thu-tuc-hanh-chinh.html?ma_thu_tuc=2.000488

Bước 2: Chọn Tỉnh hoặc Thành phố và sau đó nhấn “Đồng ý”.

Chọn Tỉnh, thành phố
Chọn Tỉnh, thành phố

Bước 3: Chọn “Nộp trực tuyến”

Chọn “Nộp trực tuyến”

Bước 4: Chọn loại tài khoản đăng nhập

Chọn loại tài khoản đăng nhập
Chọn loại tài khoản đăng nhập

Bước 5Tiến hành đăng nhập

Tiến hành đăng nhập
Tiến hành đăng nhập

Bước 6: Hệ thống sẽ tự động điều hướng về Cổng thông tin của địa phương đã chọn ở bước 2. Quý khách cần thực hiện theo hướng dẫn trên Cổng thông tin của địa phương tương ứng.

Ví dụ tại TP.HCM: Chọn ‘Nộp hồ sơ trực tuyến

Nộp hồ sơ trực tuyến
Nộp hồ sơ trực tuyến

– Tiến hành nhập đầy đủ thông tin có chứa dấu (*)

Nhập đầy đủ thông tin có chứa dấu (*)
Nhập đầy đủ thông tin có chứa dấu (*)

– Cuối cùng chọn “Tiếp tục”

Chọn “Tiếp tục”
Chọn “Tiếp tục”

4. Làm lý lịch tư pháp online mất bao lâu

Thời gian để làm lý lịch tư pháp online thường phụ thuộc vào quy định của từng địa phương và mức độ hoàn thiện hồ sơ của người nộp. Tuy nhiên, thông thường, quá trình này có thể mất từ 10 đến 15 ngày làm việc, tính từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến thời gian xử lý bao gồm:

  • Số lượng hồ sơ đang xử lý tại cơ quan tư pháp: Nếu có nhiều hồ sơ cần xử lý cùng lúc, thời gian có thể kéo dài hơn.
  • Hoàn thiện hồ sơ: Nếu hồ sơ không đầy đủ hoặc cần bổ sung thêm thông tin, thời gian xử lý sẽ lâu hơn.
  • Yêu cầu xác minh: Trong một số trường hợp, nếu cần xác minh thêm thông tin, thời gian có thể kéo dài.

Bạn nên kiểm tra trang web chính thức của cơ quan tư pháp hoặc cổng dịch vụ công của địa phương để biết thời gian cụ thể và cập nhật nhất.

5. Ưu và nhược điểm của hình thức làm lý lịch tư pháp trực tuyến

uu va nhuoc diem cua hinh thuc lam ly lich tu phap truc tuyen
Ưu và nhược điểm của hình thức làm lý lịch tư pháp trực tuyến

Ưu điểm: 

  • Người yêu cầu cấp lý lịch tư pháp trực tuyến sẽ không cần phải đến cơ quan cấp phiếu lý lịch tư pháp, việc này giúp tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí di chuyển.
  • Người dân nếu không quen sử dụng công nghệ cũng có thể nhờ sự hỗ trợ của người thân và bạn bè để hoàn thành việc đăng ký trực tuyến lý lịch tư pháp.
  • Tại website cũng có hỗ trợ phiên bản tiếng anh để hỗ trợ người nước ngoài
  • Thông tin tờ khai đã nhập có thể chỉnh sửa khi bộ phận tiếp nhận chưa tiếp nhận hồ sơ yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp.

Nhược điểm: 

  • Hồ sơ cần được nộp trong thời hạn 05 ngày từ ngày đăng ký trực tuyến. Nếu nhân viên bưu cục không nhận và gửi hồ sơ kịp thời, người dân cần phải khai báo lại.
  • Không đảm bảo việc nhân viên bưu cục đến nhận hồ sơ kịp thời, nhiều người tự chủ động mang hồ sơ đến bưu cục để đảm bảo thời gian chuyển phát.
  • Một số trường hợp chưa được đào tạo đúng chuyên môn, dẫn đến việc phải gửi lại nhiều lần và làm mất thời gian của người dân.
  • Trường hợp người dân không nộp đầy đủ hồ sơ, cần nộp bổ sung và vận chuyển đi lại nhiều lần.

Thông tin trên giúp người dân nắm rõ ưu và nhược điểm của hình thức làm lý lịch tư pháp trực tuyến. Hãy đọc kỹ hướng dẫn làm lý lịch tư pháp online để tiếp tục quy trình này.

6. Nội dung phiếu lý lịch tư pháp

6.1. Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 1

  • Thông tin cá nhân: Họ tên, giới tính, ngày sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số CMND hoặc hộ chiếu.
  • Tình trạng án tích:
    • Người không bị kết án: “không có án tích”.
    • Người bị kết án chưa xóa án tích: “có án tích”, kèm tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung.
    • Người đã xóa án tích: “không có án tích”.
    • Người được đại xá: “không có án tích”.
  • Thông tin cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:
    • Người không bị cấm: “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”.
    • Người bị cấm: ghi chức vụ bị cấm, thời hạn cấm.

Nếu không yêu cầu, phần cấm đảm nhiệm chức vụ sẽ không ghi vào Phiếu.

6.2. Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 2

  • Thông tin cá nhân: Họ tên, giới tính, ngày sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số CMND hoặc hộ chiếu, họ tên cha, mẹ, vợ, chồng.
  • Tình trạng án tích:
    • Người không bị kết án: “không có án tích”.
    • Người bị kết án: ghi đầy đủ thông tin án tích đã xóa, thời điểm xóa, án tích chưa xóa, ngày tuyên án, số bản án, tòa án tuyên án, tội danh, điều luật áp dụng, hình phạt chính, bổ sung, nghĩa vụ dân sự, án phí, tình trạng thi hành án.

Nếu bị kết án nhiều lần, án tích ghi theo thứ tự thời gian.

  • Thông tin cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:
    • Người không bị cấm: “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”.
    • Người bị cấm: ghi chức vụ bị cấm, thời hạn cấm.

Trên đây là một số thông tin về làm lý lịch tư pháp online. Hy vọng với những thông tin liên quan cách đăng ký lý lịch tư pháp online mà AZTAX đã cung cấp sẽ giúp quý khách hàng giải đáp được những thắc mắc về vấn đề cách đăng ký lý lịch tư pháp. Nếu quý khách hàng cần hỗ trợ khi gặp khó khăn, hãy liên hệ AZTAX để được giải đáp thắc mắc.

5/5 - (2 bình chọn)
5/5 - (2 bình chọn)
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon