Hộ chiếu ngoại giao cấp cho ai?

Hộ chiếu ngoại giao cấp cho ai?

Hộ chiếu ngoại giao cấp cho ai? Việc hiểu rõ đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao là quan trọng khi chuẩn bị cho hành trình quốc tế. Trong bài viết này, AZTAX sẽ cung cấp thông tin chi tiết về đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao, giúp bạn hiểu rõ hơn về điều kiện và thẩm quyền của loại hộ chiếu này nhé!

1. Hộ chiếu ngoại giao cấp cho ai?

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 như sau:

Điều kiện cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ
Công dân Việt Nam được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Thuộc đối tượng quy định tại Điều 8 hoặc Điều 9 của Luật này;

Được cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 11 của Luật này cử hoặc cho phép ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ công tác.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì đối tượng được cơ quan, người có thẩm quyền cử hoặc cho phép ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ công tác thì được phép cấp hộ chiếu ngoại giao.

Hộ chiếu ngoại giao cấp cho ai?
Hộ chiếu ngoại giao cấp cho ai?

Thẩm quyền quyết định, cho phép cử người thuộc diện cấp hộ chiếu ngoại giao ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ công tác được quy định tại Điều 11 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 như sau:

(1) Bộ Chính trị; Ban Bí thư; Ban, Ủy ban, cơ quan thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng; cơ quan khác do Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng thành lập; Văn phòng Trung ương Đảng; Tỉnh ủy, Thành ủy thành phố trực thuộc trung ương.(2) Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội; cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Tổng Kiểm toán nhà nước.

(3) Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập.

(4) Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước.

(5) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

(6) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

(7) Thường trực Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

(8) Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

(9) Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

(10) Đối với nhân sự thuộc diện quản lý của Bộ Chính trị, Ban Bí thư thì thực hiện theo các quy định liên quan.

(11) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho người đứng đầu đơn vị trực thuộc trong việc cử hoặc cho phép cán bộ, công chức, viên chức đi công tác nước ngoài và thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền cấp hộ chiếu.

2. Điều kiện cấp hộ chiếu ngoại giao là gì?

Điều kiện cấp hộ chiếu ngoại giao là gì?
Điều kiện cấp hộ chiếu ngoại giao là gì?

Căn cứ theo Điều 10 của Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019, để được cấp hộ chiếu ngoại giao thì công dân Việt Nam cần đáp ứng các điều kiện sau:

  1. Thuộc đối tượng quy định tại Điều 8 hoặc Điều 9 của Luật này
  2. Được cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 11 của Luật này cử hoặc cho phép ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ công tác

3. Hộ chiếu ngoại giao có đặc quyền gì?

Hộ chiếu ngoại giao có đặc quyền gì?
Hộ chiếu ngoại giao có đặc quyền gì?

Theo quy định của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019, hộ chiếu ngoại giao được cấp cho những đối tượng đặc thù. Đây là một loại hộ chiếu có tính chất đặc biệt, do đó, những người mang hộ chiếu ngoại giao cũng sẽ được hưởng nhiều quyền lợi mà hộ chiếu thông thường không có. Cụ thể, những quyền lợi của người mang hộ chiếu ngoại giao có được như sau:

  • Không cần phải xin visa khi ra nước khác.
  • Không giới hạn ngày nhập cư.
  • Có thể sử dụng biển số xe CC hoặc CD, cũng như biển số lãnh sự trên ô tô.
  • Có quyền vào các phòng chờ của chính phủ.
  • Có cơ hội mở cửa trong môi trường chính trị hoặc kinh doanh.
  • Miễn visa khi đi đến bất kỳ quốc gia nào và miễn visa trong nhiều trường hợp đi lại khác.

Lưu ý:

  • Quyền lợi của người mang hộ chiếu ngoại giao có thể thay đổi tùy theo quốc gia và trường hợp cụ thể.
  • Người mang hộ chiếu ngoại giao có trách nhiệm tuân thủ pháp luật của nước sở tại và quy định về sử dụng hộ chiếu ngoại giao.
  • Hộ chiếu ngoại giao không được phép sử dụng cho mục đích du lịch cá nhân.

4. Hộ chiếu ngoại giao có thời hạn bao lâu?

Hộ chiếu ngoại giao có thời hạn bao lâu?
Hộ chiếu ngoại giao có thời hạn bao lâu?

Theo quy định tại Điều 7 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 thời hạn của giấy tờ xuất nhập cảnh như sau:

Thời hạn của giấy tờ xuất nhập cảnh
1. Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm; có thể được gia hạn một lần không quá 03 năm.
2. Thời hạn của hộ chiếu phổ thông được quy định như sau:
a) Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn;
b) Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 05 năm và không được gia hạn;
c) Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.
3. Giấy thông hành có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.

Như vậy, hộ chiếu ngoại giao có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm và được gia hạn một lần không quá 03 năm.

5. Thủ tục đề nghị cấp hộ chiếu ngoại giao

Thủ tục đề nghị cấp hộ chiếu ngoại giao
Thủ tục đề nghị cấp hộ chiếu ngoại giao

Căn cứ vào khoản 2 Điều 12 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, hồ sơ cần thiết đề đề nghị cấp hộ chiếu ngoại giao như sau:

  • Quyết định cử hoặc văn bản cho phép người ra nước ngoài của cơ quan, người có thẩm quyền ghi rõ đối tượng thuộc diện đề nghị cấp
  • Văn bản đồng ý của cơ quan, người có thẩm quyền cử người ra nước ngoài đối với đối tượng quy định tại khoản 13 và khoản 14 Điều 8, khoản 5 Điều 9 của Luật này và quyết định, văn bản đồng ý của Bộ Ngoại giao đối với đối tượng quy định tại khoản 14 Điều 8, khoản 5 Điều 9 của Luật này
  • Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ cấp lần gần nhất; trường hợp hộ chiếu bị mất phải có thông báo bằng văn bản của cơ quan quản lý trực tiếp của người được cấp hộ chiếu
  • Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ còn giá trị sử dụng dưới 12 tháng đối với trường hợp đề nghị gia hạn hộ chiếu
  • Bản chụp Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân khác và xuất trình bản chính để đối chiếu
  • Bản chụp Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân, Giấy khai sinh, trích lục khai sinh hoặc giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi đối với trường hợp chưa đủ 18 tuổi quy định tại khoản 14 Điều 8, khoản 5 Điều 9 của Luật này và xuất trình bản chính để đối chiếu
  • Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức đối với trường hợp người đại diện nộp thay; người đại diện nộp thay phải xuất trình giấy tờ tùy thân

6. Thẩm quyền quyết định cử người thuộc diện cấp hộ chiếu ngoại giao thuộc về cơ quan nào?

Chính phủ và các cơ quan liên quan đến hoạt động của Chính phủ có thẩm quyền quyết định cấp hộ chiếu ngoại giao. Quyền quyết định gồm Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các cơ quan thuộc Chính phủ và Văn phòng của Chủ tịch nước.

Thẩm quyền quyết định cử người thuộc diện cấp hộ chiếu ngoại giao thuộc về cơ quan nào?
Thẩm quyền quyết định cử người thuộc diện cấp hộ chiếu ngoại giao thuộc về cơ quan nào?

Căn cứ theo Điều 11 của Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019, danh sách những cơ quan có thẩm quyền cấp hộ chiếu ngoại giao bao gồm:

  1. Bộ Chính trị; Ban Bí thư; Ban, Ủy ban, cơ quan thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng; cơ quan khác do Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng thành lập; Văn phòng Trung ương Đảng; Tỉnh ủy, Thành ủy thành phố trực thuộc trung ương
  2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội; cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Tổng Kiểm toán nhà nước
  3. Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác do Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước
  4. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
  5. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
  6. Thường trực Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
  7. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
  8. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
  9. Đối với nhân sự thuộc diện quản lý của Bộ Chính trị, Ban Bí thư thì thực hiện theo các quy định liên quan
  10. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho người đứng đầu đơn vị trực thuộc trong việc cử hoặc cho phép cán bộ, công chức, viên chức đi công tác nước ngoài và thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền cấp hộ chiếu

7. Một số câu hỏi thường gặp

7.1 Hộ chiếu ngoại giao là gì?

Hộ chiếu ngoại giao là loại giấy tờ tùy thân được sử dụng với mục đích để xuất nhập cảnh và chỉ được cấp đối với một số chủ thể nhất định theo quy định pháp luật, những người mà được cấp loại hộ chiếu ngoại giao này chủ yếu là những người thân của người có chức vụ cao hoặc người có chức vụ cao đang làm ở trong cơ quan nhà nước.

Công dân Việt Nam được cấp hộ chiếu ngoại giao khi đáp ứng đủ một số điều kiện quy định tại Điều 10 Luật xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, cụ thể là:
  • Thuộc các đối tượng được phép cấp hộ chiếu ngoại giao
  • Được cơ quan, người có thẩm quyền cho phép cử hoặc ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ công tác.

Nội dung thông tin cơ bản được thể hiện trên hộ chiếu ngoại giao bao gồm: Họ, chữ đệm và tên; ảnh chân dung; ngày tháng năm sinh của người được cấp; nơi sinh; quốc tịch; ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; ngày tháng năm cấp hộ chiếu, cơ quan cấp; ngày tháng năm mà hộ chiếu hết hạn; số định danh cá nhân hoặc là số chứng minh nhân dân; chức vụ, chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao phù hợp với yêu cầu đối ngoại.

7.2 Hộ chiếu công vụ là gì?

Dựa vào các đối tượng được cấp hộ chiếu công vụ theo quy định tại Điều 9 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 thì hộ chiếu công vụ được hiểu là loại hộ chiếu được cấp cho công chức, viên chức, cán bộ và những đối tượng nhận nhiệm vụ phải ra nước ngoài theo yêu cầu từ cơ quan nhà nước, Đảng hoặc các tổ chức chính trị – xã hội ở cấp trung ương.

7.3 Hộ chiếu công vụ cấp cho ai?

Căn cứ tại Điều 9 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, những đối tượng được cấp hộ chiếu công vụ bao gồm:

(1) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức

(2) Viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:

  • Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó tổ chức cấu thành đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ
  • Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó tổ chức cấu thành đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các Ban và cơ quan tương đương của Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội
  • Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó tổ chức cấu thành đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Tổng cục, Cục và tương đương trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; Tỉnh ủy, Thành ủy thành phố trực thuộc trung ương; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị – xã hội cấp tỉnh
  • Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Huyện ủy, Quận ủy, Thị ủy, Thành ủy thuộc Tỉnh ủy, Thành ủy thành phố trực thuộc trung ương; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện;
  • Người giữ vị trí việc làm gắn với nhiệm vụ quản lý nhà nước trong đơn vị sự nghiệp công lập được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước

(3) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu

(4) Nhân viên cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài; phóng viên thông tấn và báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài

(5) Vợ hoặc chồng, con chưa đủ 18 tuổi của người được quy định tại (4) đi theo hoặc đi thăm những người này trong nhiệm kỳ công tác

(6) Trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào yêu cầu và tính chất của chuyến đi, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện việc cấp hộ chiếu công vụ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc xem xét cấp hộ chiếu công vụ theo đề nghị của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 11 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 cho những người không thuộc diện quy định trên.

7.4 Loại hộ chiếu nào được cấp cho mọi công dân việt nam?

Hộ chiếu phổ thông là loại hộ chiếu được cấp cho mọi công dân Việt Nam, bất kể giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp… ngoại trừ những trường hợp quy định tại Điều 21 của Luật Xuất cảnh, Nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019.

Tóm lại, AZTAX đã giải đáp thắc mắc chi tiết cho câu hỏi “Hộ chiếu ngoại giao cấp cho ai?”. Để biết thêm về các dịch vụ hộ chiếu chất lượng và đáng tin cậy, vui lòng liên hệ HOTLINE: 0932.383.089. Với kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực này, AZTAX cam kết mang đến cho bạn những giải pháp tối ưu nhất để đáp ứng mọi nhu cầu và sự mong muốn của bạn.

5/5 - (3 bình chọn)
5/5 - (3 bình chọn)
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon