Hạch toán truy thu thuế TNDN là một nghiệp vụ kế toán quan trọng, thường phát sinh sau khi doanh nghiệp bị cơ quan thuế kiểm tra và xác định nghĩa vụ nộp bổ sung thuế thu nhập doanh nghiệp. Việc ghi nhận đúng khoản truy thu này không chỉ đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật mà còn giúp phản ánh trung thực chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên tắc và cách hạch toán tiền truy thu thuế TNDN .
1. Truy thu thuế là gì?

Truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp xảy ra khi cơ quan thuế yêu cầu doanh nghiệp bổ sung số thuế chưa khai báo hoặc khai báo sai lệch trong kỳ quyết toán, theo Khoản 1, Điều 14, Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.
Nguyên nhân phổ biến dẫn đến truy thu thuế bao gồm:
- Doanh nghiệp không phát hành hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc xuất hóa đơn với thông tin không chính xác.
- Doanh nghiệp không lập chứng từ hợp lệ để ghi nhận chi phí.
- Doanh nghiệp khai báo thiếu sót hoặc sai số liệu liên quan đến doanh thu, chi phí, thuế GTGT đầu ra, đầu vào với cơ quan thuế.
Hậu quả của việc bị truy thu thuế là doanh nghiệp phải nộp số tiền chênh lệch thuế và bị phạt chậm nộp theo quy định hiện hành. Để tránh bị truy thu và các hình phạt liên quan, doanh nghiệp cần nghiêm túc tuân thủ các quy định về thuế GTGT, TNDN.
Vậy truy thu thuế TNDN hạch toán thế nào? Cùng theo dõi nội dung tiếp theo!
2. Thời điểm và phương pháp hạch toán các khoản truy thu thuế sau thanh tra
2.1 Hạch toán truy thu thuế
Khi doanh nghiệp nhận được quyết định truy thu thuế từ cơ quan quản lý, việc hạch toán được thực hiện ngay tại thời điểm nhận quyết định. Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 29, doanh nghiệp không được điều chỉnh lại báo cáo tài chính đã nộp của năm trước mà phải ghi nhận nghĩa vụ này vào kỳ hiện tại.
Truy thu thuế là nghĩa vụ phát sinh từ các kỳ kế toán trước, nhưng do đã kết chuyển lãi/lỗ và khóa sổ nên không thể điều chỉnh. Khoản thuế này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích sau thuế của năm trước, nhưng được ghi nhận vào chi phí năm hiện tại và làm giảm tiền mặt khi nộp thuế.
Doanh nghiệp có thể áp dụng một trong hai phương pháp sau:
- Hồi tố: Điều chỉnh số dư đầu kỳ của các tài khoản liên quan trên báo cáo tài chính hiện tại để phản ánh số liệu đúng như chưa từng sai sót.
- Phi hồi tố: Ghi nhận bút toán tại thời điểm phát sinh (khi có quyết định truy thu) để điều chỉnh số liệu trong kỳ kế toán hiện tại mà không tác động đến số dư đầu kỳ.
2.2 Hạch toán tiền chậm nộp và phạt hành chính
Cùng với truy thu thuế, doanh nghiệp thường phải nộp thêm tiền chậm nộp và các khoản phạt do sai sót trong kê khai thuế. Khoản tiền này được tính từ thời điểm chậm nộp đến ngày ký biên bản kiểm tra, với mức lãi suất hiện hành là 0,03%/ngày (tương đương 10,95%/năm).
Các khoản tiền chậm nộp và phạt được hạch toán vào chi phí khác trong kỳ hiện tại:
- Nợ TK 811 – Chi phí khác
- Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Theo Thông tư 96/2015/TT-BTC, đây là chi phí không được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
3. Cách hạch toán truy thu thuế TNDN
Việc các khoản phạt vi phạm hành chính về thuế không được coi là chi phí gây ra một sự phân chia ý kiến trong việc hạch toán sau khi thanh tra, quyết toán thuế. Có hai phương pháp chính để xử lý: điều chỉnh số dư đầu kỳ của tài khoản 4211 và các tài khoản liên quan cho năm tài chính hiện tại, hoặc ghi vào tài khoản 811 của năm tài chính hiện tại như một loại trừ hợp lý khỏi chi phí trong quá trình lập Báo cáo quyết toán thuế.

3.1 Hạch toán truy thu thuế TNDN vào tài khoản 4211
Dựa vào kết quả thanh tra thuế, khi doanh nghiệp nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp điều chỉnh sau được áp dụng:
Đối với phần thuế bị truy thu
Sau khi phát hiện sai sót trọng yếu trong quyết toán thuế và thanh tra, cần điều chỉnh lại hồi tố theo hướng dẫn Chuẩn mực số 29. Quy trình này bao gồm điều chỉnh số dư đầu kỳ của các tài khoản tài sản, nợ phải trả và các khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu cho kỳ lấy số liệu so sánh. Cụ thể:
- Tăng số dư nợ đầu năm của TK 4211 (Lợi nhuận chưa phân phối năm trước) để phản ánh số tiền bị truy thu thuế.
- Tăng số dư có đầu năm của TK 333 (bao gồm 3331, 3334, 3335) để điều chỉnh số thuế bị truy thu.
- Điều chỉnh tăng hoặc giảm các số dư đầu năm của các tài khoản tài sản liên quan (như TK 214, 242, …) để điều chỉnh chi phí bị loại trừ.
Đối với phần bị phạt vi phạm hành chính về thuế
- Nợ tài khoản 811 (phạt vi phạm hành chính về thuế, được loại trừ khi tính thuế trong Báo cáo quyết toán thuế TNDN cuối năm).
- Có tài khoản 333 (3339).
Khi nộp các khoản bị truy thu và phạt
- Nợ các tài khoản 333 (bao gồm 3331, 3334, 3335, 3339).
- Có các tài khoản 111 và 112.
Ví dụ: Doanh nghiệp B nhận được quyết định truy thu thuế TNDN với số tiền 150 triệu đồng do việc điều chỉnh lợi nhuận của năm 2022. Để phản ánh sự điều chỉnh này trong sổ sách kế toán, doanh nghiệp cần thực hiện các bút toán sau:
- Nợ tài khoản 4211: 150 triệu đồng (Điều chỉnh giảm lợi nhuận chưa phân phối để phản ánh khoản thuế TNDN bị truy thu).
- Có tài khoản 3334: 150 triệu đồng (Ghi nhận nghĩa vụ thuế TNDN phải nộp vào ngân sách nhà nước).
3.2 Hạch toán truy thu thuế TNDN vào tài khoản 811
Tài khoản 811 – Chi phí khác được sử dụng để ghi nhận các khoản chi phí phát sinh từ các sự kiện hoặc nghiệp vụ không liên quan trực tiếp đến hoạt động chính của doanh nghiệp.
Kế toán ghi nhận số tiền phạt chậm nộp vào tài khoản 811:
- Nợ các tài khoản 811 (bao gồm các khoản bị phạt và truy thu thuế).
- Có các tài khoản 333 (3331, 3334, 3335, 3339), 214, và các tài khoản khác.
Khi nộp các khoản bị truy thu và phạt, Hạch toán truy thu thuế TNDN như sau:
- Nợ các tài khoản 333 (3331, 3334, 3335, 3339).
- Có các tài khoản 111 và 112.
Cuối năm, khi lập Báo cáo quyết toán thuế TNDN, kế toán ghi nhận các khoản truy thu và phạt vào chỉ tiêu B4. Những khoản chi này không được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế tại Tờ khai quyết toán thuế TNDN Mẫu 03/TNDN, đồng thời giải trình chi tiết trong thuyết minh báo cáo tài chính.
Ví dụ: Doanh nghiệp D nhận quyết định truy thu thuế GTGT với số tiền 120 triệu đồng và bị phạt chậm nộp 12 triệu đồng. Để phản ánh các khoản truy thu và phạt này trong hệ thống kế toán, doanh nghiệp cần thực hiện các hạch toán truy thu thuế TNDN sau:
Hạch toán khoản tiền phạt chậm nộp:
- Nợ tài khoản 811 – Chi phí khác: 12 triệu đồng (Ghi nhận khoản chi phí phạt chậm nộp vào chi phí khác)
- Có tài khoản 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp: 12 triệu đồng (Ghi nhận nghĩa vụ phải nộp liên quan đến phạt chậm nộp)
Hạch toán thuế GTGT phải nộp:
- Nợ tài khoản 3331 – Thuế GTGT phải nộp: 120 triệu đồng (Ghi nhận số thuế GTGT truy thu phải nộp vào ngân sách nhà nước)
- Có tài khoản 1111 – Tiền mặt: 120 triệu đồng (Ghi nhận số tiền thuế GTGT truy thu đã được thanh toán bằng tiền mặt)
Xem thêm: Dịch vụ kế toán thuế trọn gói
Xem thêm: hạch toán thuế tncn từ chuyển nhượng vốn chi tiết
4. Cách hạch toán thuế TNDN bị truy thu sau quyết toán

Sau khi hoàn tất quá trình quyết toán, nếu doanh nghiệp nhận thấy có sai sót khiến thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp tăng lên hoặc số thuế giá trị gia tăng (GTGT) được khấu trừ giảm đi, dẫn đến thuế GTGT phải nộp tăng, thì cần tiến hành các bước hạch toán truy thu thuế tndn sau kiểm tra thuế như sau:
Khi doanh nghiệp đang lỗ (Số dư Nợ TK 4211), được hạch toán truy thu thuế TNDN sau quyết toán như sau:
- Nợ tài khoản 811: Số thuế TNDN phải nộp thêm và số thuế GTGT phải nộp thêm.
- Có tài khoản 3334: Số thuế TNDN truy thu.
- Có tài khoản 33311: Số thuế GTGT truy thu.
Lưu ý: Chi phí này sẽ không được trừ khi quyết toán thuế TNDN và phải ghi vào chỉ tiêu [B4] “Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế” của tờ khai thuế TNDN.
Khi doanh nghiệp đang lãi (Số dư Có TK 4211), hạch toán truy thu thuế TNDN sau quyết toán như sau:
Hạch toán thuế TNDN truy thu sau quyết toán đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH 1 thành viên:
- Nợ tài khoản 4211: Số thuế TNDN truy thu và số thuế GTGT nộp thêm.
- Có tài khoản 3334: Số thuế TNDN truy thu.
- Có tài khoản 33311: Số thuế GTGT truy thu.
Hạch toán tiền truy thu thuế TNDN sau quyết toán đối với công ty cổ phần và công ty TNHH 2 thành viên trở lên:
- Nếu Các Thành Viên Chấp Nhận Tính Vào Lợi Nhuận Năm Trước:
- Nợ tài khoản 4211.
- Có tài khoản 3334 và tài khoản 33311.
- Nếu Các Thành Viên Không Chấp Nhận Tính Vào Lợi Nhuận, Để Lợi Nhuận Chia Cổ Tức:
- Nợ tài khoản 811 – Chi phí khác
- Có tài khoản 3334 và tài khoản 33311.
- Trường hợp giảm số thuế GTGT được khấu trừ:
- Nợ tài khoản 4211
- Có tài khoản 1331: Số thuế GTGT được khấu trừ bị giảm.
- Trường hợp tăng số thuế GTGT được khấu trừ:
- Nợ tài khoản 33311: Số thuế GTGT được khấu trừ tăng.
- Có tài khoản 4211: Lợi nhuận tăng do giảm chi phí.
- Trường hợp giảm số thuế GTGT đầu ra:
- Nợ tài khoản 33311: Số thuế GTGT được giảm.
- Có tài khoản 4211: Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
Như vậy bạn đã nắm được truy thu thuế TNDN hạch toán vào đâu. Để đảm bảo báo cáo tài chính phản ánh đúng thực trạng, kế toán cần ghi nhận chi phí này vào kỳ hiện tại và tuân thủ quy định không điều chỉnh lại kết quả năm trước.
Xem thêm: Hướng dẫn hạch toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
5. Nguyên nhân dẫn đến truy thu thuế của doanh nghiệp
Truy thu thuế của doanh nghiệp thường xảy ra khi có sự không phù hợp giữa số thuế đã khai báo và số thực tế phải nộp theo quy định pháp luật. Nguyên nhân thường là kê khai sai, thiếu sót trong tính toán, hoặc áp dụng sai quy định thuế. Doanh nghiệp cần kiểm tra và đối chiếu thường xuyên để tránh truy thu thuế và các khoản phạt liên quan.

Doanh nghiệp có thể nợ thuế quá hạn vì nhiều lý do, bao gồm khó khăn tài chính, hiểu nhầm quy định thuế hoặc cố tình trốn thuế. Tuy nhiên, cơ quan thuế không xem xét lý do chậm nộp mà chỉ căn cứ vào các hành vi thực tế để đưa ra quyết định.
Doanh nghiệp của bạn có thể bị truy thu thuế nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Không thực hiện đúng quy định về đăng ký hoạt động kinh doanh.
- Không khai báo thuế theo đúng quy định.
- Không nộp thuế đúng hạn.
- Có dấu hiệu gian lận hoặc trốn thuế.
- Không hoàn thiện giấy tờ và chứng từ liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Khi doanh nghiệp khai sai hoặc khai thiếu, điều này có thể dẫn đến việc thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn lại. Trong trường hợp này, cần phải điều chỉnh lại khai báo thuế để bổ sung thông tin và xử lý số thuế phát sinh. Nếu không, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với phạt “tiền chậm nộp thuế”.
Khi cơ quan thuế tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc thanh tra thuế và phát hiện các sai sót của doanh nghiệp, như việc không tính đúng thuế từ doanh thu hoặc không chấp nhận chi phí phải trừ, hậu quả có thể là việc truy thu thuế và áp đặt phạt chậm nộp thuế trên số thuế thiếu đó.
6. Những lưu ý quan trọng khi hạch toán truy thu thuế TNDN
Khi hạch toán thuế TNDN phải nộp sau quyết toán, cần chú ý ghi nhận chính xác số tiền truy thu vào tài khoản thuế phải nộp và cập nhật các khoản chi phí liên quan nếu có phạt chậm nộp. Đồng thời, đảm bảo lập đầy đủ chứng từ và báo cáo để phản ánh chính xác nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.

Việc hạch toán truy thu thuế sau quyết toán phải căn cứ vào số liệu trong sổ sách, tờ khai quyết toán thuế và Báo cáo tài chính của các năm bị sai sót và truy thu như sau:
- Khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, chỉ có thể khai bổ sung hoặc điều chỉnh khi doanh nghiệp tự phát hiện ra sai sót trước khi cơ quan thuế công bố quyết định thanh tra hoặc kiểm tra.
- Trường hợp đã có quyết định thanh tra hoặc kiểm tra thuế thì không được phép khai bổ sung hoặc điều chỉnh quyết toán thuế.
- Đơn vị không được điều chỉnh lại sổ sách kế toán của các năm đã được kiểm toán.
Để tránh phải nộp phạt do chậm nộp tiền thuế, kế toán cần chú ý đảm bảo hạch toán tiền thuế tndn bị truy thu và các tờ khai thuế phải được nộp đúng thời hạn.
AZTAX đã cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về hướng dẫn hạch toán truy thu thuế TNDN. Khi phát sinh khoản truy thu, doanh nghiệp cần xác định rõ nguyên nhân, ghi nhận vào đúng tài khoản và kỳ kế toán liên quan để tránh sai lệch trong báo cáo tài chính. Đây là bước quan trọng giúp doanh nghiệp chủ động phòng ngừa rủi ro và nâng cao hiệu quả quản trị tài chính dài hạn. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về hạch toán truy thu thuế tndn sau thanh tra, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0932.383.089. Đội ngũ nhân viên của AZTAX luôn sẵn sàng phục vụ Quý khách hàng.