Điều kiện xin giấy phép kinh doanh phòng gym

giấy phép kinh doanh phòng gym

Bạn đang ấp ủ giấc mơ mở một phòng gym hiện đại và chuyên nghiệp? Việc sở hữu giấy phép kinh doanh phòng gym là bước đầu tiên và quan trọng nhất để biến ước mơ đó thành hiện thực. Vậy điều kiện để xin giấy phép kinh doanh phòng gym là gì?Thủ tục xin giấy phép kinh doanh phòng gym như thế nào? Cùng AZTAX tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

1. Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh phòng gym, phòng tập thể hình

Để mở phòng gym bạn cần đảm bảo cơ sở vật chất đầy đủ, bao gồm hệ thống chiếu sáng, âm thanh, khu vực vệ sinh, phòng thay đồ cho khách và các trang thiết bị tập luyện theo đúng quy định.

Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh phòng gym
Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh phòng gym

1.1 Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 10/2018/TT-BVHTTDL quy định về về cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện, điều kiện mở phòng tập thể hình như sau:

Điều 3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện

1. Địa điểm tập luyện

a) Phòng tập luyện diện tích ít nhất 60 m2, Khoảng cách từ sàn đến trần ít nhất 2,8 m, không gian tập luyện phải bảo đảm thông thoáng. Khoảng cách giữa các trang thiết bị tập luyện bảo đảm từ 10cm đến 30cm;

b) Ánh sáng từ 150 lux trở lên;

c) Hệ thống âm thanh trong tình trạng hoạt động tốt;

d) Có khu vực vệ sinh, thay đồ, nơi để đồ dùng cá nhân cho người tập; có túi sơ cứu theo quy định của Bộ Y tế;

đ) Nội quy bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Giờ tập luyện, đối tượng tham gia tập luyện, các đối tượng không được tham gia tập luyện, biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện.

2. Trang thiết bị tập luyện phải bảo đảm theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

Theo như quy định trên để mở phòng gym, bạn cần đảm bảo về cơ sở vật chất và trang thết bị như sau:

  • Địa điểm tập luyện:
    • Phòng tập tối thiểu 60 m², chiều cao từ sàn đến trần ít nhất 2,8 m, không gian thông thoáng, và khoảng cách giữa các thiết bị từ 10cm đến 30cm.
    • Ánh sáng đạt 150 lux trở lên.
    • Hệ thống âm thanh hoạt động tốt.
    • Có khu vực vệ sinh, phòng thay đồ, chỗ để đồ cá nhân, và túi sơ cứu theo quy định của Bộ Y tế.
    • Nội quy phòng tập cần nêu rõ giờ tập, đối tượng tham gia, các đối tượng không được tham gia, và biện pháp an toàn khi tập.
  • Trang thiết bị: Đảm bảo trang bị đầy đủ các thiết bị đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia, đáp ứng nhu cầu của người tập, bao gồm tối thiểu 1 máy chạy bộ, 1 xe đạp và 1 giá tạ tập ngực, cùng với các thiết bị khác.

Như vậy, khi quyết định mở phòng gym, điều đầu tiên bạn cần làm là đảm bảo rằng cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ, bao gồm ánh sáng, hệ thống âm thanh, khu vực vệ sinh, phòng thay đồ cho khách, cùng với các trang thiết bị tập luyện theo quy định.

Việc tuân thủ đầy đủ các điều kiện trên sẽ giúp đảm bảo phòng gym hoạt động đúng pháp luật, nâng cao chất lượng dịch vụ và đáp ứng nhu cầu tập luyện của khách hàng.

1.2 Điều kiện về nhân viên chuyên môn

Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 36/2019/NĐ-CP quy định về nhân viên chuyên môn của phòng tập gym như sau:

Điều 13. Nhân viên chuyên môn

Nhân viên chuyên môn của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao bao gồm:

1. Người hướng dẫn tập luyện thể thao phải đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

a) Là huấn luyện viên hoặc vận động viên có đẳng cấp từ cấp 2 trở lên hoặc tương đương phù hợp với hoạt động thể thao đăng ký kinh doanh;

b) Có bằng cấp về chuyên ngành thể dục thể thao từ bậc trung cấp trở lên phù hợp với hoạt động thể thao đăng ký kinh doanh;

c) Được tập huấn chuyên môn thể thao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

2. Nhân viên cứu hộ.

3. Nhân viên y tế.

Theo quy định trên, nhân viên chuyên môn của phòng tập gym gồm có:

  • Nhân viên y tế
  • Nhân viên cứu hộ
  • Người hướng dẫn tập luyện thể thao hay PT.

Người hướng dẫn tập luyện thể thao tại phòng gym cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Đẳng cấp tối thiểu là vận động viên hoặc huấn luyện viên đạt cấp 2 trở lên hoặc tương đương với hoạt động thể thao đã đăng ký kinh doanh.
  • Đã hoàn thành khóa tập huấn chuyên môn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
  • Có bằng cấp từ trung cấp trở lên trong chuyên ngành thể dục thể thao liên quan đến hoạt động đã đăng ký kinh doanh.

1.3 Điều kiện về vốn và chi phí mở phòng gym

Kinh doanh phòng gym không yêu cầu đáp ứng các điều kiện về vốn điều lệ hay vốn ký quỹ. Tùy thuộc vào điều kiện hiện có, quy mô phòng gym và đối tượng khách hàng mục tiêu, nguồn vốn và mức chi phí mở phòng tập sẽ khác nhau.

Để đảm bảo hoạt động kinh doanh phòng gym hiệu quả, bạn cần chuẩn bị tốt các khoản chi phí sau: chi phí thuê mặt bằng, trang thiết bị, chi phí nhân sự, quảng cáo và các khoản chi phí vận hành khác như điện, nước, và hệ thống âm thanh.

1.4. Điều kiện về loại hình thành lập

Ngoài các yêu cầu riêng đối với kinh doanh phòng gym, bạn cũng cần đáp ứng thêm một số điều kiện liên quan đến loại hình thành lập. Bao gồm các tiêu chí cho việc thành lập hộ kinh doanh hoặc thành lập công ty, tùy thuộc vào hình thức mà bạn lựa chọn.

2. Hồ sơ và thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh phòng gym, phòng tập thể hình

Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh phòng gym gồm 2 bước sau: Đăng ký giấy phép kinh doanh phòng gym và đăng ký cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện mở phòng gym.

Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh phòng gym
Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh phòng gym

2.1 Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh phòng gym, phòng tập thể hình

Theo Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh phòng gym gồm có:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây:
    • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
    • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
    • Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
    • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Mã ngành đăng ký kinh doanh phòng gym là 9311 – Hoạt động của các cơ sở thể thao.

2.2 Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh phòng gym, phòng tập thể hình

Bước 1: Đăng ký giấy phép kinh doanh phòng gym

Để mở phòng tập gym ở nông thôn, mở phòng tập gym cho các phân khúc bình dân hoặc cao cấp, bạn cần thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo một trong hai mô hình:

  • Hộ kinh doanh: Phù hợp cho phòng gym quy mô nhỏ.
  • Doanh nghiệp: Thích hợp cho chuỗi phòng gym quy mô lớn.

Lưu ý: Hiện tại, các doanh nghiệp vốn nước ngoài chưa được phép kinh doanh phòng tập thể hình.

Bước 2: Đăng ký cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện mở phòng gym

Việc mở phòng tập gym nằm trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch và được xếp vào danh sách ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, bên cạnh giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cần chuẩn bị hồ sơ để xin giấy chứng nhận đủ điều kiện mở phòng tập gym. Dưới dây là giấy phép con yêu cầu cho ngành nghề kinh doanh có điều kiện này.

Quy trình và thủ tục nộp hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện mở phòng gym:

Sau khi hoàn thiện hồ sơ cần thiết, doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh có thể nộp hồ sơ tại cơ quan chuyên môn về thể dục thể thao thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo các hình thức sau:

  • Nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến cơ quan chuyên môn về thể dục thể thao tại tỉnh nơi đăng ký địa điểm kinh doanh hoặc trụ sở chính (nếu doanh nghiệp có nhiều địa điểm kinh doanh phòng gym).
  • Nộp hồ sơ trực tuyến qua cổng thông tin điện tử của cơ quan chuyên môn về thể dục thể thao thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Thời gian xử lý hồ sơ được chia thành hai trường hợp:

  • Hồ sơ chưa hợp lệ: Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, cơ quan chuyên môn về thể dục thể thao thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ thông báo cho doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh về việc cần sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
  • Hồ sơ hợp lệ: Trong thời hạn 7 ngày làm việc, cơ quan chuyên môn sẽ tiến hành kiểm tra trực tiếp các điều kiện hoạt động của doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện mở phòng gym. Nếu không cấp giấy chứng nhận, cơ quan phải gửi văn bản thông báo rõ lý do từ chối.

Sau khi nhận được giấy phép, chủ sở hữu có thể bắt đầu triển khai hoạt động kinh doanh phòng gym theo quy định của pháp luật, đồng thời đảm bảo tuân thủ các quy định liên quan đến quản lý và vận hành cơ sở.

3. Các vấn đề cần lưu ý khi kinh doanh phòng gym

Các vấn đề cần lưu ý khi kinh doanh phòng gym
Các vấn đề cần lưu ý khi kinh doanh phòng gym

Khi kinh doanh phòng gym, chủ sở hữu cần lưu ý một số vấn đề quan trọng để đảm bảo hoạt động hiệu quả và bền vững:

  • Chất lượng dịch vụ: Đầu tư vào thiết bị hiện đại và đảm bảo rằng các dụng cụ tập luyện luôn trong tình trạng tốt là yếu tố quan trọng. Định kỳ kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, đồng thời nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
  • Đào tạo nhân viên: Đội ngũ huấn luyện viên và nhân viên cần được đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật, an toàn tập luyện, và kỹ năng giao tiếp. Huấn luyện viên phải có chứng chỉ chuyên môn và cập nhật kiến thức thường xuyên để hỗ trợ khách hàng một cách hiệu quả nhất.
  • Chăm sóc khách hàng: Tạo dựng mối quan hệ tốt với khách hàng thông qua dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo và chuyên nghiệp. Lắng nghe phản hồi của khách hàng để cải thiện chất lượng dịch vụ, đồng thời xây dựng các chương trình khuyến mãi và chính sách hội viên hấp dẫn để duy trì và mở rộng khách hàng.
  • Quản lý tài chính: Lập kế hoạch tài chính rõ ràng và quản lý dòng tiền một cách hiệu quả. Điều này bao gồm việc theo dõi chi phí vận hành, đầu tư vào các thiết bị mới khi cần thiết, và đảm bảo lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Đừng quên nộp đầy đủ các loại thuế và phí liên quan theo quy định pháp luật.
  • Tuân thủ quy định pháp luật: Đảm bảo phòng gym tuân thủ đầy đủ các quy định về an toàn, vệ sinh, phòng cháy chữa cháy, và các yêu cầu pháp lý khác. Cập nhật thường xuyên những thay đổi về quy định để phòng gym hoạt động hợp pháp và tránh các rủi ro pháp lý.
  • Chiến lược tiếp thị: Xây dựng chiến lược tiếp thị hiệu quả để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng hiện tại. Sử dụng các kênh truyền thông xã hội, tổ chức các sự kiện tập luyện miễn phí, và tạo ra nội dung hấp dẫn về sức khỏe và thể hình để tăng cường nhận diện thương hiệu.
  • Quản lý không gian và thời gian: Sắp xếp không gian phòng gym sao cho tối ưu, tránh tình trạng quá tải vào giờ cao điểm và đảm bảo mỗi khách hàng đều có đủ không gian để tập luyện. Đặt lịch trình hợp lý cho các lớp học nhóm và các hoạt động khác để tăng cường hiệu quả sử dụng không gian.

Những lưu ý này sẽ giúp chủ sở hữu phòng gym không chỉ vận hành cơ sở một cách trơn tru mà còn xây dựng được một thương hiệu uy tín, thu hút khách hàng và phát triển kinh doanh lâu dài

Như vậy AZTAX đã điểm qua một số nội dung quan trọng về điều kiện để xin giấy phép kinh doanh phòng gym. Hy vọng những nội dung trên có thể giúp bạn hiểu rõ được vấn đề này. Nếu có điều gì cần hỗ trợ hoặc giải đáp thắc mắc hãy liên hệ đến HOTLINE: 0932.383.089 để được tư vấn miễn phí nhé..

4. Các câu hỏi thường gặp về việc mở phòng gym

Chi phí mở phòng gym là bao nhiêu?

Chi phí mở phòng gym phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô, vị trí, trang thiết bị, và chi phí thuê mặt bằng. Đối với một phòng gym quy mô nhỏ, chi phí ban đầu có thể dao động từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng. Việc lập kế hoạch tài chính chi tiết sẽ giúp xác định chính xác số tiền cần đầu tư.

Cần những giấy tờ và thủ tục nào để mở phòng gym?

Để mở phòng gym, cần thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh, xin giấy phép kinh doanh dịch vụ thể dục thể hình từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Ngoài ra, cần có giấy chứng nhận về an toàn phòng cháy chữa cháy và các chứng chỉ về an toàn lao động.

Phòng gym nên đặt ở đâu để thu hút khách hàng?

Vị trí là yếu tố quan trọng quyết định thành công của phòng gym. Nên chọn các khu vực đông dân cư, gần các tòa nhà văn phòng, trường học hoặc khu đô thị mới phát triển. Vị trí thuận tiện, dễ tìm kiếm và có bãi đỗ xe là những yếu tố giúp thu hút nhiều khách hàng.

Cần bao nhiêu nhân viên và huấn luyện viên cho một phòng gym?

Số lượng nhân viên và huấn luyện viên tùy thuộc vào quy mô của phòng gym. Thông thường, một phòng gym cần có ít nhất 2-3 huấn luyện viên chuyên nghiệp, 1-2 nhân viên lễ tân, và 1 quản lý. Đối với các phòng gym lớn hơn, cần có thêm nhân viên vệ sinh, kỹ thuật viên bảo trì thiết bị, và nhân viên hỗ trợ khách hàng.

Làm thế nào để xây dựng một chiến lược tiếp thị hiệu quả cho phòng gym?

Để tiếp thị hiệu quả, cần xây dựng thương hiệu rõ ràng, tận dụng các kênh truyền thông xã hội, website, và email marketing. Tổ chức các chương trình khuyến mãi, thẻ tập miễn phí, và các sự kiện đặc biệt cũng là cách thu hút khách hàng tiềm năng. Đồng thời, nên tạo nội dung hấp dẫn liên quan đến sức khỏe và thể hình để thu hút sự quan tâm của cộng đồng.

Những yếu tố nào cần chú trọng để giữ chân khách hàng?

Để giữ chân khách hàng, chất lượng dịch vụ và trải nghiệm tập luyện là yếu tố then chốt. Đảm bảo thiết bị hiện đại, không gian tập luyện thoải mái, và đội ngũ huấn luyện viên chuyên nghiệp. Thêm vào đó, việc tổ chức các lớp học đa dạng, tạo môi trường thân thiện, và có các chương trình chăm sóc khách hàng sẽ giúp tăng cường sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng.

Có cần mua bảo hiểm cho phòng gym không?

Mua bảo hiểm cho phòng gym là cần thiết để bảo vệ tài sản và tránh rủi ro pháp lý. Các loại bảo hiểm phổ biến bao gồm bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba, và bảo hiểm tai nạn cho khách hàng trong trường hợp xảy ra sự cố.

Mở phòng gym cần những gì?

Để mở phòng gym bạn cần đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện; về nhân viên chuyên môn; về vốn và các chi phí mở phòng gym và về loại hình thành lập.

Đánh giá post
Đánh giá post
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon