Giấy phép kinh doanh hộ gia đình là văn bản quan trọng để hộ gia đình có thể kinh doanh hợp pháp. Giấy phép này không chỉ đảm bảo tính pháp lý mà còn hỗ trợ sự phát triển bền vững của các hộ gia đình trong kinh doanh. Cùng AZTAX khám phá về thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh hộ gia đình và những vấn đề liên quan qua bài viết dưới đây nhé!
1. Điều kiện xin giấy phép kinh doanh hộ gia đình
Theo khoản 1 Điều 82 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, để được cấp giấy phép kinh doanh hộ gia đình cần: Chọn ngành nghề hợp pháp, đặt tên đúng quy định, có hồ sơ đăng ký hợp lệ, và nộp đủ lệ phí theo quy định.
Căn cứ khoản 1 Điều 82 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh hộ gia đình như sau:
Điều 82. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
1. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp cho hộ kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định này. Hộ kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
b) Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định này;
c) Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ;
d) Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
Vậy để được cấp giấy phép kinh doanh, hộ kinh doanh cần đáp ứng những yêu cầu sau:
- Ngành nghề kinh doanh không thuộc danh mục bị cấm.
- Tên hộ kinh doanh phải tuân thủ đúng theo quy định.
- Hồ sơ đăng ký hợp lệ theo quy định pháp luật.
- Nộp đầy đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
Xem thêm: Ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Xem thêm: Mẫu giấy phép kinh doanh công ty cổ phần
2. Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh hộ gia đình
Theo khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh hộ gia đình gồm: Giấy đề nghị đăng ký, giấy tờ pháp lý của chủ hộ và thành viên, biên bản họp gia đình nếu đăng ký chung, và văn bản ủy quyền nếu có ủy quyền cho một thành viên làm chủ hộ.
Theo Khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh như sau:
Điều 87. Đăng ký hộ kinh doanh
…
2. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
c) Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
d) Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Theo quy định trên, hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh hộ gia đình gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ và các thành viên hộ gia đình khi đăng ký hộ kinh doanh chung.
- Bản sao biên bản họp của các thành viên gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh nếu đăng ký theo hộ gia đình.
- Bản sao văn bản ủy quyền cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên gia đình đăng ký chung và ủy quyền.
3. Thủ tục làm giấy phép kinh doanh hộ gia đình
Theo Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, Thủ tục làm giấy phép kinh doanh hộ gia đình gồm 3 bước như sau: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ; Bước 2: Nộp hồ sơ; Bước 3: Xử lý hồ sơ.
Theo Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về thủ tục đăng ký kinh doanh hộ gia đình như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa thuộc Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở chính.
- Nộp hồ sơ trực tuyến tại trang dịch vụ công của Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở chính.
Bước 3: Xử lý hồ sơ
- Nếu hồ sơ hợp lệ, trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ cấp Giấy biên nhận và Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho chủ hộ.
- Nếu hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người đăng ký hộ kinh doanh trong vòng 3 ngày làm việc, nêu rõ lý do từ chối và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Trường hợp sau 3 ngày làm việc, hộ kinh doanh không nhận được giấy phép kinh doanh hoặc văn bản thông báo về việc sửa đổi hồ sơ, người nộp hồ sơ có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định pháp luật.
Việc đăng ký giấy phép kinh doanh hộ gia đình yêu cầu chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và tuân thủ quy trình. Điều này sẽ giúp bạn nhận giấy phép nhanh chóng và bắt đầu kinh doanh hiệu quả.
4. Lệ phí làm giấy phép kinh doanh hộ gia đình
Theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Lệ phí làm giấy phép kinh doanh hộ gia đình được quy định cụ thể như sau:
- Lệ phí đăng ký hộ kinh doanh: 100.000 VNĐ.
- Lệ phí cấp thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh: 50.000 VNĐ/lần.
- Lệ phí cung cấp thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh: 20.000 VNĐ/bản.
- Chi phí làm dấu: Nếu bạn cần làm con dấu cho hộ kinh doanh, chi phí có thể từ 200.000 đến 500.000 VNĐ tùy vào kích thước và loại dấu.
- Chi phí thuê dịch vụ: Nếu bạn sử dụng dịch vụ tư vấn hoặc hỗ trợ làm giấy phép, chi phí có thể từ 500.000 đến 1.500.000 VNĐ.
- Chi phí giấy tờ khác: Bao gồm phí sao y, công chứng, và các chi phí liên quan khác có thể từ 50.000 đến 100.000 VNĐ.
5. Quy định về đối tượng được đứng tên trên giấy phép kinh doanh hộ gia đình
Theo Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cá nhân và thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam từ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, được quyền thành lập hộ kinh doanh. Người đại diện đứng tên trên giấy phép kinh doanh hộ gia đình là chủ hộ kinh doanh.
Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự, được quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định của Nghị định 01/2021/NĐ-CP, ngoại trừ các trường hợp sau:
- Người chưa thành niên, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, người gặp khó khăn trong nhận thức hoặc kiểm soát hành vi;
- Người đang trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự, tạm giam, chấp hành án phạt tù, hoặc biện pháp xử lý hành chính tại các cơ sở cai nghiện, giáo dục bắt buộc, hay đang bị Tòa án cấm hành nghề hoặc đảm nhận chức vụ nhất định;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
Cá nhân hoặc thành viên hộ gia đình được nêu tại khoản 1, Điều 80 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP chỉ được phép đăng ký một hộ kinh doanh trên phạm vi toàn quốc và có quyền góp vốn, mua cổ phần hoặc phần vốn góp vào các doanh nghiệp dưới danh nghĩa cá nhân.
Người đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh, trừ khi được sự đồng ý của các thành viên hợp danh khác.
6. Dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh hộ gia đình
AZTAX – Đối tác đáng tin cậy trong việc đăng ký giấy phép kinh doanh tại Việt Nam! Bạn đang bắt đầu hành trình kinh doanh của mình và cần một đối tác chuyên nghiệp để hỗ trợ bạn trong quá trình đăng ký giấy phép kinh doanh? Cùng AZTAX tìm hiểu về dịch vụ làm giấy phép kinh doanh trọn gói tại AZTX có gì nhé!
Dươi đây là một vài lý do tại sao nên chọn dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh tại AZTAX:
- Tư Vấn Miễn Phí Thông Tin Pháp Lý: Tư vấn miễn phí về các thủ tục pháp lý trước và sau khi khách hàng đăng ký kinh doanh.
- Chi Phí Hợp Lý và Trọn Gói: Chi phí đăng ký kinh doanh hợp lý, đảm bảo trọn gói, không có chi phí phát sinh bất ngờ.
- Hồ Sơ Đơn Giản và Dễ Dàng: Quy trình cung cấp hồ sơ đơn giản, thuận tiện cho khách hàng.
- Giao Nhận Tận Nhà Miễn Phí: Khách hàng không cần phải di chuyển, AZTAX sẽ giao giấy phép kinh doanh tận nhà mà không tính phí.
- Hợp Đồng Cam Kết Trách Nhiệm: Cam kết đảm bảo trách nhiệm và lợi ích cho khách hàng thông qua hợp đồng chặt chẽ.
- Đa Dạng Dịch Vụ Pháp Lý và Kế Toán: Cung cấp đầy đủ dịch vụ pháp lý và kế toán, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng một cách chuyên nghiệp.
Trên đây là những thông tin về thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh hộ gia đình mà AZTAX đã tổng hợp được. Giấy phép kinh doanh là bước quan trọng để chính thức hóa hoạt động kinh doanh của bạn. Để được hỗ trợ chi tiết và giải đáp mọi thắc mắc về quy trình, hãy liên hệ với AZTAX qua HOTLINE: 0932.383.089 để được tư vấn và hỗ trợ chu đáo.
7. Câu hỏi thường gặp về đăng ký giấy phép kinh doanh hộ gia đình
7.1 Xin giấy phép kinh doanh hộ gia đình ở đâu?
Giấy phép kinh doanh hộ gia đình được cấp tại bộ phận một cửa thuộc Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở chính
7.2 Giấy phép kinh doanh hộ gia đình có thời hạn bao lâu?
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, Giấy phép kinh doanh hộ gia đình không có quy định về thời hạn.
7.3 Hộ kinh doanh được đăng ký những ngành nghề nào?
Hộ kinh doanh được đăng ký kinh doanh những ngành nghề cơ quan đăng ký kinh doanh chấp nhận và không thuộc những ngành nghề kinh doanh bị cấm trong Điều 6 Luật Đầu tư 2020
Xem thêm: Phân biệt giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh
Xem thêm: Vì sao giấy phép đăng ký kinh doanh không ghi ngành nghề?