Khi mở một cơ sở massage, giấy phép kinh doanh massage đóng vai trò chính, giúp đảm bảo rằng cơ sở của bạn hoạt động hợp pháp và tuân thủ các quy định về an toàn và chất lượng dịch vụ. Việc có giấy phép kinh doanh massage không chỉ chứng minh sự hợp pháp của hoạt động kinh doanh mà còn tạo sự tin tưởng từ khách hàng và đối tác. Cùng AZTAX tìm hiểu về câu hỏi “Mở massage cần giấy tờ gì?” và các quy định về kinh doanh massage qua bài viết dưới đây nhé nhé!
1. Giấy phép kinh doanh massage là gì?
Giấy phép kinh doanh massage là tài liệu bắt buộc đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ massage như tẩm quất, bấm huyệt, xoa bóp,… nhằm xác nhận rằng cơ sở đó đã đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Theo quy định pháp luật, dịch vụ massage được coi là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vì vậy các cơ sở muốn hoạt động cần phải có giấy phép kinh doanh dịch vụ massage và giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự của khu vực.
Xem thêm: Giấy phép kinh doanh mỹ phẩm là gì? Điều kiện, thủ tục cấp giấy phép
Xem thêm: Mở tiệm nail có cần chứng chỉ hành nghề không?
2. Thực trạng về kinh doanh dịch vụ massage
Ngày nay, kinh doanh dịch vụ massage đã trở nên phổ biến trong xã hội, đáp ứng nhu cầu giải trí, thư giãn và phục hồi sức khỏe sau một ngày dài làm việc. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều hoạt động massage bị biến tướng, sai lệch so với mục đích ban đầu.
Theo thống kê, TP.HCM hiện có hơn 9.600 cơ sở massage với hàng ngàn nhân viên và tiếp viên. Tuy nhiên, số lượng cơ sở hoạt động đúng quy định pháp luật rất hạn chế. Nhiều cơ sở vi phạm các quy định như không đủ diện tích phòng, số lượng phòng hoạt động không đúng quy định, hoặc thiếu giấy tờ pháp lý cần thiết. Điều này cho thấy các cơ sở massage vẫn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội trong thời gian dài.
Kinh doanh dịch vụ massage không thuộc các ngành nghề cấm kinh doanh theo pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, nếu không nâng cao khả năng quản lý, kiểm tra và giám sát các cơ sở massage, chúng ta có thể đối mặt với những hệ lụy khó lường.
Xem thêm: Mở tiệm xăm có cần giấy phép kinh doanh không?
Xem thêm: Điều kiện mở spa tiêm filler chăm sóc sắc đẹp
3. Điều kiện xin phép kinh doanh dịch vụ massage
Để xin giấy phép kinh doanh massage, doanh nghiệp cần đáp ứng bốn điều kiện gồm: cơ sở vật chất đầy đủ và tách biệt, trang thiết bị phù hợp với yêu cầu vệ sinh và an toàn, nhân sự có chuyên môn và chứng chỉ hợp lệ, cùng với đảm bảo các tiêu chuẩn về an ninh trật tự.
Có 4 điều kiện cần phải đảm bảo để xin phép kinh doanh dịch vụ massage mà chủ doanh nghiệp cần chú ý bao gồm:
- Cơ sở vật chất: Cơ sở kinh doanh massage cần có đủ ánh sáng, tách biệt với không gian sinh hoạt gia đình và trang bị chuông khẩn cấp từ phòng massage tới khu vực y tế hoặc sảnh chờ. Phải có quy trình kỹ thuật massage rõ ràng treo trên tường và khu vực tắm riêng đảm bảo vệ sinh, đầy đủ tiện nghi cho khách.
- Trang thiết bị: Phòng massage cần có diện tích tối thiểu 4m², trần cao 2,5m, đủ ánh sáng và vách ngăn để đảm bảo sự riêng tư. Phòng phải có tủ khóa an toàn, cửa kính trong suốt, không dùng thiết bị truyền thông, và các vật dụng như giường, đệm, khăn tắm cần được khử trùng, sử dụng một lần.
- Nhân sự, quản lý: Người phụ trách kỹ thuật xoa bóp phải là bác sĩ hoặc kỹ thuật viên chuyên ngành, còn nhân viên cần có chứng chỉ đào tạo hợp lệ. Tất cả nhân viên phải mặc đồng phục gọn gàng, có bảng tên và ảnh rõ ràng.
- An ninh, trật tự: Điều kiện an ninh trật tự là bắt buộc khi xin giấy phép, người quản lý an ninh không được có tiền án, đang bị điều tra hình sự, quản chế, hoặc liên quan đến giáo dục tại địa phương hay nghiện ma túy.
4. Hướng dẫn thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ massage
Dưới đây là những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình xin giấy phép kinh doanh dịch vụ massage:
4.1 Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh dịch vụ massage
Để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét cấp phép kinh doanh dịch vụ massage, các cơ sở cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định pháp luật. Dưới đây là những loại giấy tờ cần có trong bộ hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, theo Điều 19 Nghị định 96/2016/NĐ-CP:
STT | Loại giấy tờ |
|
1 | 1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh, trật tự cho cơ sở kinh doanh (theo Mẫu số 03 trong Phụ lục đính kèm Nghị định này). |
|
2 | Bản sao hợp lệ một trong các loại văn bản sau đây: |
|
|
Trong trường hợp các văn bản được quy định tại điểm a không thể hiện rõ ngành, nghề kinh doanh mà cơ sở hoạt động, thì cơ sở kinh doanh phải cung cấp bổ sung tài liệu chứng minh ngành, nghề kinh doanh đang hoạt động.
Đồng thời, cơ sở cần đề nghị ghi các thông tin này trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, dựa trên sự chấp thuận của cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan có thẩm quyền. Đối với doanh nghiệp, cơ quan Công an sẽ truy xuất thông tin này từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. |
|
3 | Bản sao hợp lệ các giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu vực kinh doanh và kho bảo quản nguyên liệu, hàng hóa (theo quy định tại khoản 3 Điều 19). | |
4 | Bản khai lý lịch (Mẫu số 02 theo Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) kèm theo Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự (Mẫu số 02b theo Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh (theo quy định tại khoản 4 Điều 19). |
4.2 Thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ massage
Các cơ sở kinh doanh dịch vụ massage sau khi nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền sẽ nhận được kết quả trong thời gian quy định. Các hình thức nộp hồ sơ bao gồm:
- Nộp trực tiếp tại cơ quan Công an có thẩm quyền;
- Gửi qua dịch vụ bưu chính;
- Nộp qua Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an.
Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện là Công an cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, theo điểm a khoản 3 Điều 24 Nghị định 96/2013/NĐ-CP.
Thủ tục cấp mới:
Quá trình đăng ký kinh doanh dịch vụ massage yêu cầu tuân thủ các bước từ chuẩn bị hồ sơ, nộp đơn đến nhận kết quả. Đảm bảo thực hiện đúng quy trình và cung cấp đầy đủ giấy tờ cần thiết để đạt hiệu quả cao nhất.
Trên đây AZTAX đã cung cấp những thông tin về giấy phép kinh doanh dịch vụ masage. Xin giấy phép kinh doanh massage là một quy trình quan trọng và đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp lý. Để đảm bảo rằng bạn thực hiện đầy đủ các bước cần thiết và đáp ứng mọi yêu cầu của pháp luật, việc hiểu rõ các điều kiện, hồ sơ và quy trình là rất quan trọng. Hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 0932.383.089. Chúng tôi cam kết đồng hành cùng bạn trong từng bước của quá trình xin giấy phép kinh doanh massage!
5. Những câu hỏi thường gặp khi xin giấy phép kinh doanh massage
5.1 Kinh doanh massage cần những giấy tờ gì?
Để kinh doanh massage bạn cần phải có giấy phép kinh doanh dịch vụ massage và giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự của khu vực.
5.2 Chi phí xin giấy phép kinh doanh massage là bao nhiêu?
- Lệ phí đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận: 200.000 đồng/lần (theo quy định tại từng trụ sở đăng ký).
- Lệ phí cấp Giấy chứng nhận an ninh trật tự: 300.000 đồng/lần (theo Thông tư 218/2016/TT-BTC).
Việc xin giấy phép kinh doanh có thể khá phức tạp. Để tiết kiệm thời gian và công sức, AZTAX có thể hỗ trợ bạn trong quá trình xin cấp phép dịch vụ massage.
5.3 Dịch vụ massage có còn là ngành nghề kinh doanh có điều kiện không?
Theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP, Điều 38 Nghị định 109/2016/NĐ-CP đã bị bãi bỏ, dịch vụ massage không còn thuộc diện ngành nghề kinh doanh có điều kiện do Bộ Y tế quản lý. Tuy nhiên, theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP và mục 8 Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020, dịch vụ massage vẫn được xem là ngành nghề có điều kiện để bảo đảm tính đặc thù.
5.4 Kinh doanh dịch vụ massage không có giấy phép bị xử lý thế nào?
Theo điểm a khoản 3 Điều 11 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh ngành nghề có điều kiện về an ninh trật tự mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện có thể bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.