Mẫu đơn bảo lãnh cấp thẻ tạm trú mới nhất – Mẫu NA7

don bao lanh cap the tam tru

Mẫu đơn xin bảo lãnh cấp thẻ tạm trú – Mẫu NA7 là một trong những giấy tờ cá nhân quan trọng. Bài viết này cung cấp mẫu đơn xin bảo lãnh tạm trú mới nhất năm, hướng dẫn cách viết và hỗ trợ trong quá trình điền đơn để giúp quý khách hiểu rõ hơn. AZTAX mời quý khách hàng cùng tham khảo bài viết sau!

1. Mẫu đơn bảo lãnh cấp thẻ tạm trú – Mẫu NA7

Mẫu đơn bảo lãnh cấp thẻ tạm trú - Mẫu NA7
Mẫu đơn bảo lãnh cấp thẻ tạm trú – Mẫu NA7

1.1 Mẫu đơn theo Thông tư 04/2015/TT-BCA

mau don bao lanh cap the tam tru mau na7
Mẫu đơn bảo lãnh cấp thẻ tạm trú

Biểu mẫu NA7 đơn xin bảo lãnh cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam, được ban hành theo Thông tư 22/2023/TT-BCA sửa đổi Thông tư số 04/2015/TT-BCA ngày 05 tháng 01 năm 2015. Biểu mẫu này dành cho cá nhân là công dân Việt Nam bảo lãnh cho người nước ngoài đang xin cấp thẻ tạm trú tại Việt Nam.

Tính từ ngày 15/8/2023, Công dân Việt Nam bảo lãnh cho thân nhân là người nước ngoài xin thẻ tạm trú thăm thân sẽ áp dụng mẫu tờ khai mới theo quy định của Thông tư 22/2023/TT-BCA, sửa đổi thông tư số 04/2015/TT-BCA ngày 05 tháng 01 năm 2015.

1.2 Hướng dẫn cách điền đơn bảo lãnh cấp thẻ tạm trú

Dưới đây là hướng dẫn cách điền đơn bảo lãnh cấp thẻ tạm trú:

Phần I: Thông tin về người bảo lãnh:

  • Mục (1) Kính gửi: Ghi rõ tên cụ thể của Cục Quản lý Xuất Nhập Cảnh hoặc Phòng Quản lý Xuất Nhập Cảnh thuộc Công an tỉnh… nơi dự kiến nộp hồ sơ.
  • Họ và tên: Ghi chính xác và đầy đủ theo chữ in hoa, tương tự như thông tin trên thẻ căn cước công dân.
  • Địa chỉ thường trú: Ghi theo đúng địa chỉ hiện tại trên thẻ căn cước công dân.
  • Địa chỉ tạm trú: Ghi rõ địa điểm hiện tại đang tạm trú.

Phần II: Thông tin về người được bảo lãnh:

  • Tên: Ghi đúng theo thông tin trên hộ chiếu của người nước ngoài, bằng chữ in hoa và đầy đủ.
  • Quan hệ: Ghi rõ mối quan hệ như là chồng, vợ, con, bố, mẹ…

1.3 Lưu ý khi nộp đơn

Dưới đây là hướng dẫn về thủ tục cụ thể để làm đơn bảo lãnh cấp thẻ tạm trú:

  • Mỗi người cần điền 01 bản tờ khai, kèm theo hộ chiếu và công văn bảo lãnh của cơ quan, tổ chức hoặc đơn bảo lãnh từ người thân. Hồ sơ này được nộp trực tiếp tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại Giao (đối với người thuộc diện cấp thẻ tạm trú NG3).
  • Đính kèm 02 ảnh mới chụp, kích thước 2x3cm, phông nền trắng, đầu để trần, mặt nhìn thẳng, không đeo kính màu (01 ảnh dán vào tờ khai và 01 ảnh để rời).
  • Trong đơn, cần ghi rõ mục đích ở Việt Nam hoặc mục đích thăm người thân.
  • Cụ thể ghi rõ lý do: đi làm, đầu tư, học tập hoặc thăm người thân, kèm theo các giấy tờ chứng minh tương ứng.

Trên đây là mẫu đơn bảo lãnh cấp thẻ tạm trú mới nhất theo Thông tư 04/2015/TT-BCA. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ tổng đài của AZTAX để được tư vấn và hỗ trợ.

2. Các cách khai báo tạm trú đối với người nước ngoài theo quy định mới

Các cách khai báo tạm trú đối với người nước ngoài theo quy định mới
Các cách khai báo tạm trú đối với người nước ngoài theo quy định mới

Cách 1: Khai báo tạm trú qua trang thông tin điện tử

Bước 1: Nhận tài khoản khai báo

Người nước ngoài có thể truy cập Trang thông tin điện tử của Phòng Quản lý xuất nhập cảnh để nhận tài khoản khai báo. Thông tin cần cung cấp bao gồm tên cơ sở lưu trú, loại hình, địa chỉ, số điện thoại, email của cơ sở, cùng với thông tin cá nhân như họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu.

Người khai báo tạm trú chịu trách nhiệm bảo mật tài khoản và thông tin tạo ra. Trong trường hợp mất tài khoản hoặc phát hiện việc lạm dụng, người đó cần thông báo cho cơ quan chức năng.

Tài khoản tự hủy sau 12 tháng không có thông tin mới hoặc nếu phát hiện thông tin giả mạo.

Bước 2: Khai báo thông tin tạm trú

Người nước ngoài đăng nhập tài khoản để khai báo thông tin tạm trú, bao gồm họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế, và thời gian dự kiến tạm trú. Thông tin có thể nhập trực tiếp hoặc tải lên từ tập tin mẫu.

Lưu ý: Kiểm tra và sửa đổi thông tin trước khi xác nhận; kiểm tra mục quản lý thông tin khai báo để đảm bảo hệ thống đã tiếp nhận.

Bước 3: Tiếp nhận thông tin

Phòng Quản lý xuất nhập cảnh tiếp nhận thông tin tạm trú trong 24 giờ/07 ngày và thông báo cho đồn biên phòng nếu cần.

Cách 2: Khai báo thông tin tạm trú bằng phiếu khai báo

Bước 1: Khai và chuyển phiếu khai báo

Người khai báo tạm trú liên hệ với Công an cấp xã để nhận Phiếu khai báo tạm trú. Họ ghi thông tin vào phiếu và chuyển đến Công an cấp xã trong thời hạn 12 giờ (hoặc 24 giờ đối với vùng sâu, vùng xa).

Hình thức gửi: Phiếu có thể gửi trước qua fax hoặc thông báo qua điện thoại.

Bước 2: Tiếp nhận phiếu khai báo

Trực ban Công an cấp xã tiếp nhận và kiểm tra phiếu khai báo trong 24 giờ/07 ngày. Nếu có thiếu sót, họ yêu cầu bổ sung và xác nhận thông tin. Phiếu khai báo được trả ngay cho người khai báo tạm trú.

Thông báo đồn biên phòng nếu người nước ngoài tạm trú tại khu vực biên giới.

3. Các trường hợp cần bảo lãnh tạm trú

Các trường hợp cần bảo lãnh tạm trú
Các trường hợp cần bảo lãnh tạm trú

Khi người nước ngoài có kế hoạch du lịch, du học, hoặc công tác tại Việt Nam, giấy bảo lãnh trở thành một văn bản quan trọng không thể thiếu. Đây là một phần quan trọng đối với những người có ý định tham gia các hoạt động như du lịch, học tập, hoặc công việc tại một quốc gia khác ngoài quê hương của họ.

Người Việt Nam đảm nhận vai trò bảo lãnh cần thực hiện việc điền mẫu đơn xin bảo lãnh tạm trú. Điều này bao gồm việc điền thông tin đầy đủ và chính xác theo yêu cầu. Đối với người nước ngoài, khi điền mẫu đơn bảo lãnh cấp thẻ tạm trú, họ cần có người thân là người Việt Nam và phải cung cấp giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người bảo lãnh.

Thông qua bài viết này, AZTAX đã chia sẻ với quý khách về mẫu đơn bảo lãnh cấp thẻ tạm trú mới nhất. Nếu Quý khách có thêm bất kỳ thắc mắc hoặc mong muốn được tư vấn chi tiết về thủ tục nộp đơn xin bảo lãnh để cấp thẻ tạm trú, hoặc về những vấn đề liên quan khác, AZTAX rất sẵn lòng hỗ trợ. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để có thêm thông tin chi tiết.

4. Các câu hỏi thường gặp

Ai cần sử dụng đơn bảo lãnh cấp thẻ tạm trú?

Đơn bảo lãnh cấp thẻ tạm trú là loại giấy tờ mà người Việt Nam dùng để bảo lãnh cho người nước ngoài trong quá trình xin cấp thẻ tạm trú. Người Việt Nam thực hiện việc điền thông tin và khai mẫu đơn này. Đối với người nước ngoài, việc điền đơn bảo lãnh cấp thẻ tạm trú đòi hỏi phải có thân nhân là người Việt Nam cùng giấy tờ chứng minh quan hệ.

Nộp đơn bảo lãnh cấp thẻ tạm trú ở đâu?

Nộp hồ sơ tại Hà Nội (miền Bắc):

Địa chỉ: 44-46 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội.

Nộp hồ sơ ở TP HCM (miễn Nam):

Địa chỉ: 333-337 Nguyễn Trãi, p.Nguyễn Cư Trinh, Q1, TP Hồ Chí Minh.

Nộp hồ sơ tại Đà Nẵng (miền Trung):

Địa chỉ: 7 Trần Quý Cáp, TP Đà Nẵng.

Mục đích của việc bảo lãnh là gì?

Mục đích và ý nghĩa của thẻ tạm trú:

  • Tự do di chuyển: Thẻ tạm trú cho phép người nước ngoài tự do di chuyển, sinh sống và làm việc tại Việt Nam trong thời gian quy định.
  • Cơ sở pháp lý: Thẻ tạm trú là cơ sở pháp lý để cơ quan chức năng quản lý và kiểm soát hoạt động của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ: Thẻ tạm trú giúp bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của người nước ngoài trong quá trình cư trú tại Việt Nam.
  • Thúc đẩy quan hệ hợp tác và giao lưu: Thẻ tạm trú cũng góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và thúc đẩy quan hệ hợp tác, giao lưu giữa Việt Nam và nước bạn.
Đánh giá post
Đánh giá post
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon