Các loại hộ chiếu Việt Nam

các loại hộ chiếu Việt Nam

Hiểu rõ các loại hộ chiếu Việt Nam và thời hạn của chúng là vô cùng quan trọng khi bạn có kế hoạch du lịch, học tập hoặc công tác ở nước ngoài. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về ba loại hộ chiếu chính thức được cấp bởi quốc gia, bao gồm hộ chiếu phổ thông, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu ngoại giao. Hãy cùng AZTAX khám phá những đặc điểm và công dụng của từng loại hộ chiếu để đảm bảo bạn luôn chuẩn bị tốt nhất cho mọi chuyến đi.

1. Các loại hộ chiếu Việt Nam

Hiện nay, các loại hộ chiếu Việt Nam được công nhận chính thức gồm: Hộ chiếu phổ thông, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu ngoại giao. Mỗi loại hộ chiếu này đều có đặc điểm và công dụng riêng, phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng khác nhau của từng nhóm đối tượng sử dụng.

Các loại hộ chiếu Việt Nam
Các loại hộ chiếu Việt Nam

Các quy định được nêu trong Thông tư 73/2021/TT-BCA quy định cụ thể 3 loại hộ chiếu được công nhận là giấy tờ đi lại:

  • Hộ chiếu phổ thông, trang bìa màu xanh tím (mẫu HCPT)
  • Hộ chiếu công vụ, trang bìa màu xanh lá cây đậm (mẫu HCCV)
  • Hộ chiếu ngoại giao, trang bìa màu nâu đỏ (mẫu HCNG)

Ngoài ra, giấy thông hành đóng vai trò là một dạng tài liệu xuất nhập cảnh khác nhưng không được phân loại là hộ chiếu.

Hộ chiếu có thể được cấp gắn chip điện tử hoặc không gắn chip điện tử, tùy theo người nhận:

  • Hộ chiếu gắn chip điện tử được chỉ định cho công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên.
  • Hộ chiếu không gắn chíp điện tử được cấp cho công dân Việt Nam dưới 14 tuổi hoặc được theo thủ tục cấp tốc.

1.1 Hộ chiếu phổ thông

Hộ chiếu phổ thông là loại hộ chiếu được cấp cho mọi công dân Việt Nam, bất kể giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp… ngoại trừ những trường hợp quy định tại Điều 21 của Luật Xuất cảnh, Nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019.

Hộ chiếu phổ thông
Hộ chiếu phổ thông

Hộ chiếu phổ thông có màu xanh tím. Trên hộ chiếu này, các thông tin cá nhân của công dân được ghi rõ, bao gồm:

  • Họ và tên
  • Ngày sinh
  • Giới tính
  • Quốc tịch
  • Nơi sinh
  • Địa chỉ thường trú
  • Số CMND/CCCD
  • Ngày cấp và nơi cấp
  • Ảnh chân dung

1.2 Hộ chiếu công vụ

Hộ chiếu công vụ là loại hộ chiếu cấp cho cán bộ, công chức, viên chức hoặc những đối tượng ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ của cơ quan nhà nước, Đảng, hoặc các tổ chức chính trị – xã hội ở cấp trung ương.

Hộ chiếu công vụ
Hộ chiếu công vụ

Hộ chiếu công vụ có màu xanh ngọc bích, đậm hơn so với màu của hộ chiếu phổ thông. Người sở hữu loại hộ chiếu này có quyền đến tất cả các quốc gia trên thế giới. Khi nhập cảnh, họ được ưu tiên đi qua cổng đặc biệt và hưởng các quyền lợi ưu tiên miễn visa theo quy định của quốc gia đó.

1.3 Hộ chiếu ngoại giao

Hộ chiếu ngoại giao là loại giấy tờ dùng để xuất nhập cảnh, chỉ được cấp cho một số đối tượng nhất định theo quy định pháp luật.

Hộ chiếu ngoại giao
Hộ chiếu ngoại giao

Người sở hữu hộ chiếu này được đảm bảo mọi quyền ưu tiên tại các cổng ưu tiên đặc biệt khi làm thủ tục nhập cảnh vào nước khác và cũng được miễn visa. Hộ chiếu ngoại giao có màu đỏ nhằm phân biệt với hộ chiếu công vụ.

2. Đối tượng, mục đích, thời hạn của các loại hộ chiếu Việt Nam

Trong việc xin cấp hộ chiếu, việc hiểu rõ về các đối tượng và hiệu lực của các loại hộ chiếu Việt Nam là điều vô cùng quan trọng. Điều này giúp đảm bảo rằng mọi người đều nhận được thông tin đầy đủ và chính xác để chuẩn bị cho quá trình xin cấp hộ chiếu một cách hiệu quả nhất. Hãy cùng đi vào chi tiết về các đối tượng, mục đích và thời hạn của các loại hộ chiếu để có cái nhìn tổng quan rõ ràng nhất.

Đối tượng được cấp hộ chiếu theo thủ tục rút gọn
Đối tượng được cấp hộ chiếu theo thủ tục rút gọn

2.1 Hộ chiếu phổ thông

Đối tượng: Công dân Việt Nam đủ điều kiện, ngoại trừ các trường hợp sau:

  • Người chưa tuân thủ quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 hoặc 7 của Điều 4 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019
  • Người đang bị tạm hoãn xuất cảnh, trừ khi được quy định khác tại khoản 12 của Điều 37 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019
  • Trường hợp liên quan đến quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Công an

Thời hạn hộ chiếu phổ thông được nhà nước đề ra như sau:

  • Đối với người từ 14 tuổi trở lên, hộ chiếu có hiệu lực trong 10 năm và không thể gia hạn
  • Đối với người dưới 14 tuổi, hộ chiếu có hiệu lực trong 5 năm và không thể gia hạn
  • Hộ chiếu phổ thông được cấp theo thủ tục rút gọn có hiệu lực không quá 12 tháng và không thể gia hạn

Mục đích: Dùng cho việc đi du lịch, học tập, công tác, thăm người thân và các mục đích cá nhân khác ở nước ngoài.

2.2 Hộ chiếu công vụ

Đối tượng được cấp hộ chiếu công vụ bao gồm:

  • Cán bộ, công chức theo quy định pháp luật
  • Nhân viên của tổ chức hoạt động công lập quy định tại Luật Xuất nhập cảnh 2019
  • Nhân viên cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài; phóng viên và báo chí thuộc nhà nước thường trú ở nước ngoài
  • Vợ, chồng, con chưa đủ 18 tuổi của nhân viên cơ quan đại diện ở nước ngoài; phóng viên và báo chí nhà nước thường trú ở nước ngoài, đi theo hoặc đi thăm trong nhiệm kỳ công tác
  • Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cấp hộ chiếu công vụ theo chỉ đạo của Thủ tướng hoặc cơ quan có thẩm quyền

Thời hạn: Theo quy định trong Khoản 1, Điều 7 của Luật Xuất Nhập cảnh 2019, hộ chiếu công vụ có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm và có thể được gia hạn tối đa một lần không quá 03 năm.

Mục đích: Dùng cho các chuyến công tác nước ngoài liên quan đến công vụ nhà nước.

2.3 Hộ chiếu ngoại giao

Đối tượng: Hộ chiếu ngoại giao được cấp cho quan chức cấp cao của Nhà nước theo quy định tại Điều 8 của Luật Xuất Nhập cảnh 2019, hoặc cho công dân Việt Nam được cơ quan hoặc người có thẩm quyền quy định theo Điều 11 của Luật này, để ra nước ngoài thực hiện nhiệm vụ công tác.

Thời hạn: Căn cứ theo Khoản 1 Điều 7 Luật Xuất Nhập cảnh 2019, hộ chiếu ngoại giao có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm và có thể được gia hạn tối đa một lần không quá 03 năm.

Mục đích: Dùng cho các nhiệm vụ ngoại giao, đại diện cho quốc gia tại các tổ chức quốc tế và quốc gia khác.

3. Đối tượng được cấp hộ chiếu theo thủ tục rút gọn

Căn cứ Điều 17 của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, những cá nhân được cấp hộ chiếu phổ thông theo thủ tục rút gọn thường đối mặt với các tình huống khẩn cấp hoặc các lú do về quốc phòng, an ninh. Từ những trường hợp như người mất hộ chiếu nhưng cần trở về nước ngay lập tức đến những người không được phép cư trú ở nước ngoài,… mỗi tình huống đều được xem xét và giải quyết một cách cẩn thận, nhằm đảm bảo quyền lợi và nhu cầu cấp thiết của họ trong thời gian ngắn nhất.

Đối tượng được cấp hộ chiếu theo thủ tục rút gọn
Đối tượng được cấp hộ chiếu theo thủ tục rút gọn

Đối tượng được cấp hộ chiếu theo thủ tục rút gọn bao gồm:

  • Người ra nước ngoài với hộ chiếu phổ thông mất, muốn quay về ngay
  • Người bị cấm cư trú ở nước ngoài, không thuộc đối tượng được điều chỉnh theo các thỏa thuận quốc tế về việc nhận trở lại công dân
  • Người phải trở về nước theo các thỏa thuận quốc tế về việc nhận trở lại công dân
  • Người được cấp hộ chiếu vì lý do quốc phòng, an ninh

4. Hộ chiếu có thời hạn bao lâu?

Hộ chiếu có thời hạn bao lâu?
Hộ chiếu có thời hạn bao lâu?

Căn cứ theo Điều 7 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định thời hạn của giấy tờ xuất nhập cảnh như sau:

Thời hạn của giấy tờ xuất nhập cảnh

1. Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm; có thể được gia hạn một lần không quá 03 năm.
2. Thời hạn của hộ chiếu phổ thông được quy định như sau:
a) Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn.
b) Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 05 năm và không được gia hạn.
c) Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.
3. Giấy thông hành có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.

Thời hạn sử dụng của hộ chiếu được quy định cụ thể như sau:

  • Hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ: Có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm.
  • Hộ chiếu phổ thông được quy định cụ thể như sau:
    • Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên sẽ có thời hạn 10 năm và không được gia hạn.
    • Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi sẽ có thời hạn 05 năm và không được gia hạn.
    • Hộ chiếu phổ thông được cấp theo thủ tục rút gọn sẽ có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.

5. Thủ tục làm hộ chiếu online

5.1. Thủ tục làm hộ chiếu online qua Cổng dịch vụ công Bộ Công an

Bước 1: Truy cập vào Cổng dịch vụ công Bộ Công an thông qua đường dẫn sau đây: https://dichvucong.bocongan.gov.vn/

Truy cập vào Cổng dịch vụ công Bộ Công an
Truy cập vào Cổng dịch vụ công Bộ Công an

Bước 2: Đăng nhập tài khoản dịch vụ công quốc gia

Đăng nhập dịch vụ công quốc gia
Đăng nhập dịch vụ công quốc gia

Bước 3: Đăng nhập tài khoản được cấp bởi Cổng dịch vụ công quốc gia.

Đăng nhập tài khoản cấp bởi Cổng dịch vụ công quốc gia
Đăng nhập tài khoản cấp bởi Cổng dịch vụ công quốc gia

Bước 4: Chọn mục “Nộp hồ sơ trực tuyến”.

Chọn nộp hồ sơ trực tuyến
Chọn nộp hồ sơ trực tuyến

Bước 5: Chọn dịch vụ công thực hiện

Tại ô tìm kiếm phía trên bên phải màn hình nhập cụm từ “Hộ chiếu”. Sau đó chọn mục “Tìm kiếm”

Chọn dịch vụ công thực hiện
Chọn dịch vụ công thực hiện

Bước 6: Chọn cấp hộ chiếu phổ thông tương ứng với dịch vụ thực hiện

Chọn bộ thủ tục phù hợp với nhu cầu:

– Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp tỉnh (nơi thường trú, tạm trú hoặc nơi thuận lợi): Công dân cấp hộ chiếu lần đầu, cấp hộ chiếu từ lần thứ hai.

– Nộp hồ sơ trực tiếp tại cấp trung ương (Cục Quản lý xuất nhập cảnh tại Hà Nội hoặc TP. Hồ Chí Minh): Công dân cấp hộ chiếu từ lần thứ hai.

Chọn cấp hộ chiếu phổ thông
Chọn cấp hộ chiếu phổ thông

Bước 7: Chọn mục “Nộp hồ sơ”.

Chọn nộp hồ sơ
Chọn nộp hồ sơ

Bước 8: Chọn “Cơ quan giải quyết hồ sơ” phù hợp sau đó chọn mục “Đồng ý và tiếp tục”.

Chọn cơ quan giải quyết hồ sơ
Chọn cơ quan giải quyết hồ sơ

Bước 9: Nộp hồ sơ trực tuyến

Tại mục “Hồ sơ trực tuyến” thực hiện cập nhật và tải các ảnh lên với các thông tin tương ứng.

Nộp hồ sơ trực tuyến
Nộp hồ sơ trực tuyến

Lưu ý: 

Mọi người có thể chọn nhận hộ chiếu tại mục “Tiếp nhận hồ sơ đăng ký” theo 02 cách sau:

– Nhận trực tiếp.

– Nhận qua bưu chính.

Đối với thông tin có hồ sơ dung lượng tải lên không được quá 6MB/1 tệp tin.

Nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký
Nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký

Bước 10: Nộp hồ sơ

5.2. Thủ tục làm hộ chiếu online qua Cổng thông tin điện tử về xuất nhập cảnh Việt Nam

Bước 1: Người dân có thể thực hiện việc đăng ký cấp hộ chiếu thông qua đường dẫn sau: https://hochieu.xuatnhapcanh.gov.vn/

Thực hiện việc đăng ký cấp hộ chiếu qua link
Thực hiện việc đăng ký cấp hộ chiếu qua link

Bước 2: Khai thông tin tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu

Tại trang chủ tích nhận vào mục “Chọn mục này để khai thông tin tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu”.

Khai thông tin tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu
Khai thông tin tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu

Bước 3: Điền tờ khai

Điền tờ khai
Điền tờ khai

Bước 4: Nộp tờ khai

Người dân chọn nộp tờ khai và nhận mã số tờ khai

Lưu ý: Khi nhận mã số tờ khai người dân cần phải đến cơ quan đăng ký nộp hồ sơ và cung cấp mã số tờ khai.

6. Các quốc gia miễn Visa cho hộ chiếu Việt Nam

Trong năm 2024, công dân Việt Nam được miễn thị thực tại 55 quốc gia, nghĩa là họ có thể nhập cảnh vào những nước này mà không cần làm thủ tục xin visa hay đóng các lệ phí liên quan.

Các quốc gia miễn Visa cho hộ chiếu Việt Nam
Các quốc gia miễn Visa cho hộ chiếu Việt Nam

Cụ thể, các quốc gia miễn thị thực cho các loại hộ chiếu Việt Nam năm 2024 bao gồm:

Khu vực Quốc gia
Đông Nam Á Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Timor-Leste
Châu Á Đài Loan (Trung Quốc), Kazahkstan, Sri Lanka, Kyrgyzstan, Nepal, Maldives, Tajikistan
Trung Đông Iran, Kuwait, Oman
Châu Đại Dương Quần đảo Cook, Quần đảo Puala, Đảo Marshall, Niue, Micronesia, Samoa, Tuvalu
Châu Mỹ Chile, Bolivia, Panama, Ecuador, Suriname
Khu vực Caribe Haiti, Barbados, St. Vincent, Dominica, St. Lucia và Grenadines
Châu phi Somalia, Cape Verde, Togo, Quần đảo Comoro, Guiné-Bissau, Madagascar, Malawi, Mauritania, Mauritius, Mozambique, Namibia, Djibouti, Rwanda, Seychelles, Burundi, Sierra Leone, Tanzania, Zambia

7. Các câu hỏi liên quan về các loại hộ chiếu Việt Nam

Các câu hỏi liên quan về các loại hộ chiếu Việt Nam
Các câu hỏi liên quan về các loại hộ chiếu Việt Nam

7.1 Làm hộ chiếu ở đâu?

  • Trường hợp chưa có thẻ căn cước công dân: Cơ quan cấp hộ chiếu là Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc tạm trú
  • Trường hợp có thẻ căn cước công dân: Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc tạm trú
  • Trường hợp người Việt Nam đang ở nước ngoài: Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài
  • Trường hợp đặc biệt sau có thể thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an:
    • Có giấy giới thiệu từ bệnh viện để khám chữa bệnh ở nước ngoài
    • Có bằng chứng về thân nhân ở nước ngoài gặp tai nạn, bệnh nặng hoặc qua đời
    • Có văn bản đề nghị từ cơ quan quản lý cho cán bộ, công chức, sĩ quan, và nhân viên tổ chức cơ yếu
    • Có quyết định từ Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an vì lý do nhân đạo hoặc khẩn cấp

7.2 Lệ phí làm hộ chiếu là bao nhiêu?

Hình thức làm hộ chiếu trực tiếp:

  • Cấp mới hộ chiếu:  200.000 đồng/lần
  • Cấp lại hộ chiếu do bị hỏng hoặc bị mất: 400.000 đồng/lần
  • Cấp giấy xác nhận yếu tố nhân sự: 100.000 đồng/lần

Hình thức làm hộ chiếu trực tuyến:

  • Từ 01/01/2024 đến 31/12/2025, áp dụng mức lệ phí bằng 90% mức quy định

7.3 Làm hộ chiếu phổ thông mất bao lâu?

  • Nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh: 05 ngày làm việc
  • Nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: 08 ngày làm việc

7.4 Hồ sơ làm hộ chiếu phổ thông bao gồm những gì?

Hồ sơ xin cấp hộ chiếu phổ thông cơ bản bao gồm:

  • Tờ khai theo mẫu TK01 (quy định mới), đã ký xác nhận.
  • 02 ảnh thẻ 4x6cm, nền trắng, không đeo kính màu.
  • Xuất trình CMND/CCCD/Hộ chiếu còn hiệu lực.
  • Bản sao/trích lục giấy khai sinh cho người dưới 14 tuổi.
  • Hộ chiếu gần nhất cho người đã được cấp hộ chiếu trước đó.

7.5 Số hộ chiếu Việt Nam là gì?

Trên mỗi hộ chiếu có một dãy các số được gọi là số hộ chiếu, dãy các số này gồm có 08 ký tự, trong đó bắt đầu bằng một chữ cái in hoa trong bảng chữ cái Việt Nam, tiếp theo là 07 số tự nhiên trong hệ thống bảng chữ số.

Số hộ chiếu có ý nghĩa vô cùng quan trọng tương tự như số Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân, thường dùng để tra cứu và thực hiện một số thủ tục. Mỗi hộ chiếu sẽ có một số hộ chiếu khác nhau.

Với loại hộ chiếu phổ thông thì số hộ chiếu được ghi ngay tại trang 01 dưới chữ của hộ chiếu hoặc passport.

Trong một số trường hợp khác thì số hộ chiếu có thể được ghi ở đầu góc phải của trang thứ hai nơi  mà có ảnh chân dung của người làm hộ chiếu.

Tóm lại, việc hiểu biết chi tiết về các loại hộ chiếu Việt Nam là vô cùng quan trọng đối với những ai có kế hoạch ra nước ngoài. Nắm vững thông tin về hộ chiếu phổ thông, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu ngoại giao sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho mọi hành trình. Để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn chuyên nghiệp, hãy liên hệ AZTAX – chuyên gia trong lĩnh vực này. Mọi thắc mắc xin liên hệ qua HOTLINE: 0932.383.089 để nhận được câu trả lời rõ ràng và nhanh chóng nhé!

5/5 - (2 bình chọn)
5/5 - (2 bình chọn)
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon