Khi nào cần giấy phép kinh doanh? là câu hỏi thường gặp trong quá trình khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp. Giấy phép kinh doanh không chỉ là một tài liệu pháp lý quan trọng mà còn là minh chứng cho sự tuân thủ của pháp luật. Trong bài viết này AZTAX sẽ giải đáp những trường hợp cần giấy phép kinh doanh giúp bạn hiểu rõ hơn về thời điểm cần xin giấy phép kinh doanh sẽ và tránh được rủi ro pháp lý, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững trong tương lai.
1. Khi nào cần giấy phép kinh doanh?
Những trường hợp cần có giấy phép kinh doanh bao gồm: Thành lập doanh nghiệp; kinh doanh hàng hóa và dịch vụ; kinh doanh ngành nghề có điều kiện; kinh doanh qua mạng; kinh doanh quy mô lớn hoặc liên quan đến các ngành công nghiệp trọng điểm.
Dưới đây là các trường hợp chính mà cá nhân, tổ chức cần giấy phép kinh doanh để hoạt động hợp pháp:
1.1 Thành lập doanh nghiệp
Khi bạn muốn thành lập một công ty hoặc doanh nghiệp tư nhân, bạn cần có giấy phép kinh doanh. Điều này bao gồm các loại hình doanh nghiệp như công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần, công ty hợp danh, hoặc doanh nghiệp tư nhân.
1.2 Kinh doanh hàng hóa và dịch vụ
Bất kỳ ai tiến hành kinh doanh buôn bán, cung cấp dịch vụ trên thị trường đều cần có giấy phép kinh doanh như sau:
- Buôn bán hàng hóa: Kinh doanh bán lẻ, buôn bán qua cửa hàng, siêu thị, hoặc trực tuyến.
- Kinh doanh dịch vụ: Các loại hình dịch vụ như dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn, vận tải, sửa chữa xe cộ, hay dịch vụ giải trí.
- Sản xuất hàng hóa: Cá nhân, tổ chức sản xuất, chế biến sản phẩm cũng cần giấy phép để bảo đảm chất lượng và tính hợp pháp của sản phẩm.
1.3 Ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Một số ngành nghề yêu cầu giấy phép đặc biệt (giấy phép con) ngoài giấy phép kinh doanh thông thường do tính chất đặc thù của ngành nghề. Các lĩnh vực này bao gồm:
- Kinh doanh rượu, thuốc lá, xăng dầu: Cần có giấy phép đặc biệt do cơ quan quản lý nhà nước cấp.
- Kinh doanh bất động sản: Doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh bất động sản và đáp ứng điều kiện về vốn pháp định.
- Dịch vụ bảo vệ, tài chính, bảo hiểm: Yêu cầu giấy phép con từ các cơ quan chuyên ngành như Bộ Tài chính.
- Ngành nghề y tế, dược phẩm: Các cơ sở y tế, phòng khám, dược phẩm phải có giấy phép hoạt động từ Bộ Y tế.
1.4 Kinh doanh qua mạng (thương mại điện tử)
Kinh doanh trực tuyến thông qua các nền tảng như sàn thương mại điện tử, trang web bán hàng hoặc mạng xã hội cũng yêu cầu có giấy phép kinh doanh. Điều này giúp nhà nước quản lý các hoạt động thương mại trên internet, bảo vệ người tiêu dùng và ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại.
1.5 Kinh doanh quy mô lớn hoặc liên quan đến các ngành công nghiệp trọng điểm
Các hoạt động kinh doanh trong các ngành công nghiệp trọng điểm như khai thác khoáng sản, vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, hay hàng không đều yêu cầu giấy phép kinh doanh và các giấy phép đặc biệt liên quan. Điều này giúp quản lý chặt chẽ các ngành công nghiệp có ảnh hưởng lớn đến kinh tế và an ninh quốc gia.
Xem thêm: Những ngành nghề cần giấy phép kinh doanh mới nhất 2024
2. Đối tượng nào cần giấy phép kinh doanh?
Theo quy định hiện hành, giấy phép kinh doanh được cấp cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong nước và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Khi đăng ký ngành nghề kinh doanh, các tổ chức và doanh nghiệp cần đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện đặc thù theo quy định của ngành nghề kinh doanh đó, nhằm tuân thủ các tiêu chuẩn pháp lý và quy định liên quan.
Theo quy định pháp luật hiện hành, giấy phép kinh doanh là bắt buộc đối với tất cả các cá nhân và tổ chức có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm:
- Cá nhân, hộ kinh doanh cá thể: Hộ gia đình hoặc nhóm cá nhân tham gia kinh doanh nhỏ lẻ, ví dụ như các cửa hàng buôn bán, kinh doanh dịch vụ.
- Doanh nghiệp: Bao gồm các loại hình công ty như doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH (Trách nhiệm hữu hạn), công ty cổ phần, hợp tác xã… Các doanh nghiệp này phải đăng ký giấy phép kinh doanh với cơ quan chức năng để hoạt động hợp pháp.
- Các tổ chức kinh tế khác: Các tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ cũng cần phải đăng ký giấy phép kinh doanh.
3. Những trường hợp không cần giấy phép kinh doanh
Theo Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP một số trường hợp không cần giấy phép kinh doanh gồm: Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối; người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến; người kinh doanh lưu động; người kinh doanh thời vụ; người làm dịch vụ có thu nhập thấp.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, các trường hợp hộ kinh doanh không cần phải đăng ký kinh doanh như sau:
Điều 79. Hộ kinh doanh
…
2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
Như vậy theo quy định trên, những trường hợp không cần giấy phép kinh doanh bao gồm: Hộ gia đình làm nông, lâm, ngư nghiệp, bán hàng rong, kinh doanh lưu động, thời vụ, hoặc dịch vụ có thu nhập thấp, trừ khi thuộc ngành nghề có điều kiện. Mức thu nhập thấp do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định.
4. Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh
Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh gồm 4 bước như sau: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký, Bước 2: Nộp hồ sơ, Bước 3: Xử lý hồ sơ, Bước 4: Nhận giấy phép.
Để đăng ký giấy phép kinh doanh, cá nhân hoặc tổ chức cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký: Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh bao gồm đơn đăng ký kinh doanh, giấy tờ cá nhân của chủ sở hữu hoặc người đại diện, điều lệ doanh nghiệp (nếu là công ty) và các tài liệu liên quan khác.
- Bước 2: Nộp hồ sơ: Hồ sơ có thể được nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, hoặc qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Tùy vào loại hình kinh doanh, cơ quan chức năng có thể yêu cầu bổ sung các giấy tờ cụ thể khác.
- Bước 3: Xử lý hồ sơ: Cơ quan chức năng sẽ thẩm định hồ sơ trong vòng 3-5 ngày làm việc. Nếu hồ sơ hợp lệ, giấy phép kinh doanh sẽ được cấp. Nếu không hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được thông báo và bổ sung các thông tin cần thiết.
- Bước 4: Nhận giấy phép: Sau khi hồ sơ đã hoàn tất, cơ quan chức năng sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.
5. Lợi ích của việc có giấy phép kinh doanh
Khi có giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp nhận được nhiều lợi ích như:
- Giúp doanh nghiệp hoạt động đúng theo quy định pháp luật, tránh bị xử phạt hay gặp rủi ro pháp lý.
- Có giấy phép kinh doanh giúp doanh nghiệp dễ dàng xây dựng niềm tin với khách hàng, đối tác và nhà cung cấp.
- Doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh hợp lệ có thể tham gia đấu thầu các dự án lớn hoặc ký kết các hợp đồng kinh tế với các đối tác lớn.
- Giấy phép kinh doanh là điều kiện cần thiết để các doanh nghiệp có thể tiếp cận các nguồn vốn vay từ ngân hàng và các tổ chức tài chính.
6. Xử phạt không có giấy phép kinh doanh
Theo quy định của pháp luật , các hộ kinh doanh nếu không tiến hành đăng ký thành lập để có giấy phép kinh doanh sẽ chịu các biện pháp xử phạt hành chính. Mức phạt này có thể dao động từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo từng trường hợp kinh doanh cụ thể.
Bên cạnh đó, mức phạt tiền này cũng áp dụng cho các trường hợp vi phạm khác như sau:
- Cá nhân hoặc thành viên của một hộ gia đình thực hiện đăng ký nhiều hộ kinh doanh.
- Cá nhân hoặc tổ chức tiến hành thành lập hộ kinh doanh mà không đáp ứng đầy đủ các điều kiện pháp lý theo quy định.
- Doanh nghiệp thay đổi nội dung hoạt động nhưng không cập nhật, điều chỉnh thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Các biện pháp xử phạt này nhằm thúc đẩy tuân thủ pháp luật về đăng ký kinh doanh, đồng thời duy trì trật tự và minh bạch trong lĩnh vực kinh tế.
Việc xác định khi nào cần giấy phép kinh doanh là điều rất quan trọng để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động hợp pháp và tránh rủi ro pháp lý. Nắm rõ thời điểm và yêu cầu cấp giấy phép sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ thêm về quy trình này hãy liên hệ với AZTAX qua HOTLINE: 0932.383.089. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và đồng hành cùng bạn trong mọi vấn đề liên quan.
7. Câu hỏi thường gặp
7.1 Khi nào cần đăng ký giấy phép kinh doanh?
Theo quy định hiện hành,những trường hợp sau đây cần có giấy phép kinh doanh: Thành lập doanh nghiệp; kinh doanh hàng hóa và dịch vụ; kinh doanh ngành nghề có điều kiện; kinh doanh qua mạng; kinh doanh quy mô lớn hoặc liên quan đến các ngành công nghiệp trọng điểm.
7.2 Xin giấy phép kinh doanh ở đâu?
Nếu bạn muốn đăng ký giấy phép thành lập công ty thì cần đăng ký giấy phép kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh sở kế hoạch đầu tư Tỉnh/Thành phố nơi bạn muốn đặt trụ sở doanh nghiệp.
Nếu bạn muốn đăng ký hộ kinh doanh cá thể thì đăng ký xin giấy phép kinh doanh tại phòng kinh tế/ hoặc kế hoạch tài chính thuộc ủy ban nhân dân cấp Quận/Huyện nơi hộ kinh doanh muốn đặt địa chỉ.