Work Permit và Visa Work Permit là hai giấy tờ pháp lý quan trọng nhưng thường bị nhầm lẫn khi người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Việc phân biệt rõ giúp doanh nghiệp và người lao động hiểu đúng quy định, thời gian lưu trú và quyền làm việc. AZTAX sẽ giúp bạn làm rõ sự khác biệt qua bài viết dưới đây!
1. Định nghĩa Work Permit và Visa Work Permit

Visa lao động và giấy phép lao động là gì? work permit là visa lao động hay giấy phép lao động..? đây là thắc mắc phổ biến của khá nhiều người khi nhắc đến các thuật ngữ này. cùng tìm hiểu dưới đây nhé
1.1 Work Permit là gì?
Work Permit (Giấy phép lao động) là tài liệu chính thức được cấp bởi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cho người lao động nước ngoài, cho phép họ làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Theo quy định, khi người nước ngoài đến làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp trên 3 tháng, họ phải xin giấy phép này và ký hợp đồng lao động đầy đủ. Thông tin cụ thể trên Work Permit bao gồm tên tổ chức, địa chỉ, vị trí công việc, chức danh, trình độ chuyên môn và thời hạn của giấy phép.
Để xin cấp Work Permit, người nước ngoài ở Việt Nam không thể tự nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền mà phải thông qua người sử dụng lao động hoặc một trung tâm dịch vụ có trụ sở tại Việt Nam.
Work Permit có thời hạn tối đa là 2 năm. Khi giấy phép hết hạn, không thể gia hạn mà phải làm thủ tục xin cấp mới. Người nước ngoài có Work Permit tại Việt Nam có đủ điều kiện để nộp đơn xin thẻ tạm trú hoặc thị thực lao động Việt Nam.
Trường hợp người nước ngoài đã có Work Permit nhưng muốn thay đổi công việc (vị trí làm việc/chức danh/địa điểm,…) vẫn phải làm thủ tục xin Work Permit mới.
1.2 Visa Work Permit là gì?
“Work visa là gì, working visa là gì hay Visa Work Permit là gì?” là câu hỏi thường gặp khi người nước ngoài có nhu cầu làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Cùng giải đáp thắc mắc dưới đây nhé
Theo bản chất “Work visa, working visa, work permit visa…” đều giống nhau, đây là tên gọi gần gũi dùng để chỉ Visa work permit (Visa lao động)
Visa work permit (Visa lao động, ký hiệu LĐ1, LĐ2) là loại thị thực do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, có thời hạn không vượt quá 02 năm.
Visa work permit chỉ được cấp khi người nước ngoài có giấy phép lao động Việt Nam hợp lệ. Nếu giấy phép lao động có thời hạn ít hơn 2 năm, thì thời hạn của Visa Work Permit cũng sẽ được cấp tương ứng với thời hạn của giấy phép lao động.
2. Phân biệt Work Permit và Visa Work Permit
Work Permit là giấy phép lao động cần thiết để làm việc hợp pháp tại Việt Nam, còn Visa Work Permit là thị thực cho phép nhập cảnh và làm việc dựa trên Work Permit hợp lệ.

Hầu hết mọi người thường nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ Work Permit và Visa work permit, do đó, chúng tôi sẽ cung cấp một phân tích và so sánh chi tiết trong bảng dưới đây để giúp các bạn hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa Work Permit và Visa Work Permit.
Tiêu chí | Visa work permit | Work Permit |
Định nghĩa | Là thị thực (được phân loại gồm LĐ1 hoặc LĐ2) dán trên hộ chiếu gốc của người nước ngoài hoặc được cấp rời, cho phép người người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam để làm việc. | Là giấy phép lao động, loại giấy tờ pháp lý chứng minh sự cho phép của Việt Nam để người nước ngoài được làm việc hợp pháp tại Việt Nam. |
Cơ quan cấp | Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam hoặc Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội |
Hiệu lực | Có thời hạn không quá 02 năm.
Nhưng Work Permit không đủ thời hạn 2 năm thì thời hạn của Visa Work Permit cho người nước ngoài sẽ được cấp bằng thời hạn của Work Permit. |
Có thời hạn tối đa 02 năm |
Tính chất | Visa work permit chỉ được cấp khi người nước ngoài đã có Work Permit hợp lệ | Work Permit dùng để chứng minh người nước ngoài đủ điều kiện để nộp đơn xin thẻ tạm trú hoặc Visa work permit |
Người thực hiện | Người nước ngoài có thể nộp đơn tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam | Người nước ngoài không thể tự nộp hồ sơ trực tiếp tại Cơ quan thẩm quyền mà phải thông qua người sử dụng lao động |
Quan trọng là người nước ngoài không thể xin Visa work permit nếu không có Work Permit (hoặc được miễn giấy phép lao động, trong một số trường hợp). Ngược lại, Work Permit chỉ được cấp cho người lao động nước ngoài khi người sử dụng lao động thực hiện thủ tục yêu cầu với cơ quan có thẩm quyền. Do đó, Work Permit là tài liệu quan trọng nhất đối với những người nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam.
3. Hồ sơ để đăng ký xin Visa Work Permit

Tất cả các tài liệu xin visa làm việc tại Việt Nam phải được chuẩn bị bởi công ty hoặc tổ chức bảo lãnh có trụ sở tại Việt Nam. Danh sách tài liệu bao gồm:
- Giấy tờ pháp nhân của công ty/văn phòng tại Việt Nam nơi người nước ngoài làm việc (giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư,giấy phép hoạt động của chi nhánh hoặc văn phòng đại diện)
- Giấy xác nhận sử dụng con dấu hoặc giấy chứng nhận mẫu dấu của công ty.
- Mẫu NA16 – Tờ khai đăng ký khắc dấu và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam.
- Mẫu NA5 – Đơn đề nghị cấp thị thực, gia hạn thị thực, gia hạn tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam.
- 01 ảnh 3*4cm
- Giấy phép lao động hoặc giấy miễn giấy phép lao động
- Bản sao hộ chiếu của người nộp đơn, có giá trị hợp lệ
Các giấy tờ cần thiết để đăng ký xin Visa Work Permit là rất quan trọng để đảm bảo việc làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Việc chuẩn bị đầy đủ và chính xác các tài liệu này sẽ giúp người nước ngoài và công ty bảo lãnh hoàn thành thủ tục xin cấp visa một cách thuận lợi và nhanh chóng.
4. Hồ sơ đăng ký xin Work Permit

Người lao động nước ngoài và người sử dụng lao động cần chuẩn bị các giấy tờ sau để xin Work permit:
- Yêu cầu cấp giấy phép lao động cho công dân nước ngoài theo mẫu số 11/PLI.
- Chứng thực lãnh sự và bản dịch tiếng Việt của Giấy chứng nhận khám sức khỏe được thực hiện ở nước ngoài hoặc bản gốc Giấy khám sức khỏe tại Việt Nam từ các cơ sở y tế đủ điều kiện tại Việt Nam (không quá 12 tháng).
- Chứng thực lãnh sự và bản dịch tiếng Việt của Lý lịch tư pháp của công dân nước ngoài, được cấp tại nước ngoài hoặc bản gốc Lý lịch tư pháp của công dân nước ngoài, được cấp tại Việt Nam, có thời hạn không quá 6 tháng.
- Bản sao công chứng hộ chiếu và visa của người nước ngoài.
- Văn bản chứng minh vị trí công việc (quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật, giáo viên) bao gồm bằng đại học, giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc nước ngoài ít nhất 03 năm, v.v. Các giấy tờ này cần được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch ra tiếng Việt.
- 02 ảnh màu, kích thước 4×6, phông nền trắng, không đeo kính.
- Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài như quyết định bổ nhiệm từ công ty mẹ, hợp đồng lao động, Điều lệ công ty.
- Thư thông báo chấp thuận vị trí công việc cho người lao động nước ngoài.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết để đăng ký xin Work Permit, người lao động nước ngoài sẽ có cơ hội được làm việc hợp pháp tại Việt Nam, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu pháp lý và quy định của cơ quan chức năng.
5. Chuyển đổi Visa khác sang visa Work Permit được không?
Câu trả lời là có. Theo quy định tại khoản 4 Điều 7 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (ban hành năm 2014 và được sửa đổi, bổ sung vào năm 2019), việc chuyển đổi mục đích thị thực sẽ được cho phép trong trường hợp người nước ngoài được cơ quan hoặc tổ chức tại Việt Nam mời hoặc bảo lãnh vào làm việc, đồng thời đã được cấp Giấy phép lao động hoặc có văn bản xác nhận thuộc diện không bắt buộc phải có giấy phép lao động theo pháp luật hiện hành.
Nói cách khác, pháp luật hiện nay đã mở ra cơ hội cho người nước ngoài có thể chuyển đổi thị thực từ các loại như visa du lịch (DL), visa thăm thân (TT), hay visa đầu tư (ĐT)… sang visa lao động – tức thị thực dành cho người làm việc hợp pháp tại Việt Nam – miễn là họ đã có giấy phép lao động hợp lệ hoặc giấy xác nhận miễn giấy phép lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam về lao động.
6. Phân biệt một số giấy tờ cho người lao động nước ngoà
6.1 Thị thực (Visa)
Visa là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép công dân nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam và lưu trú trong một thời gian nhất định.
Các loại thị thực phổ biến dành cho mục đích lao động:
- Visa DN1: Cấp cho người nước ngoài làm việc hoặc có giao dịch với doanh nghiệp tại Việt Nam. Thời hạn tối đa là 12 tháng.
- Visa LĐ1: Dành cho lao động nước ngoài tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Thời hạn có thể lên đến 2 năm.
Lưu ý: Thời hạn của visa (thị thực) không được dài hơn thời hạn còn lại của hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế và phải ít nhất ngắn hơn 30 ngày. Việc gia hạn visa cần được thực hiện ít nhất 5 ngày trước khi thị thực hết hạn.
6.2 Thẻ tạm trú
Thẻ tạm trú là giấy tờ cho người nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam trong thời gian dài mà không cần phải xin visa nhiều lần. Loại giấy tờ này được cấp bởi Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Bộ Ngoại giao (nếu thuộc diện ưu tiên).
Có hai loại thẻ tạm trú phổ biến dành cho người lao động:
- Thẻ tạm trú LĐ1: Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam đối với trường hợp miễn giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế có quy định khác.
- Thẻ tạm trú LĐ2: Áp dụng cho người lao động nước ngoài đối với trường hợp bắt buộc phải có giấy phép lao động.
- Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có quyền rút ngắn hoặc thu hồi thẻ tạm trú nếu người nước ngoài vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam.
Một số lưu ý quan trọng:
- Nếu sử dụng thẻ tạm trú quá 16 ngày so với thời hạn mà không có sự cho phép của cơ quan chức năng, người vi phạm sẽ bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
- Nếu quá hạn từ 16 đến dưới 30 ngày, mức xử phạt quá hạn tăng lên từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
6.3 Giấy phép lao động (Work permit
Giấy phép lao động là một văn bản pháp lý bắt buộc đối với người nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam. Đây là căn cứ pháp lý để xác nhận người lao động nước ngoài đang làm việc hợp pháp tại một tổ chức hoặc doanh nghiệp cụ thể, đồng thời ghi rõ chức danh, vị trí và đơn vị bảo lãnh.
Thời hạn của giấy phép lao động phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, nhưng tối đa không vượt quá 2 năm. Các căn cứ để xác định thời hạn cấp phép bao gồm:
-
- Khoảng thời gian được ghi trong hợp đồng lao động được dự kiến sẽ ký kết với người lao động nước ngoài.
- Thời gian mà doanh nghiệp hoặc tổ chức nước ngoài cử người lao động sang làm việc tại Việt Nam.
- Thời hạn của hợp đồng hoặc thỏa thuận giữa doanh nghiệp Việt Nam và đối tác nước ngoài bắt đầu có hiệu lực
- Thời hạn ghi trong hợp đồng dịch vụ đã ký giữa các bên liên quan trong và ngoài nước.
- Khoảng thời gian nêu rõ trong tài liệu của nhà cung cấp dịch vụ, khi cử người sang Việt Nam để tiến hành đàm phán.
- Thời gian được ghi nhận trong giấy phép hoạt động do cơ quan chức năng cấp cho doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam.
- Mốc thời gian trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ về việc cử người nước ngoài vào Việt Nam để thiết lập cơ sở kinh doanh, văn phòng đại diện hoặc chi nhánh.
- Thời hạn trong tài liệu xác minh rằng người lao động nước ngoài tham gia các hoạt động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập hợp pháp tại Việt Nam.
- Thời hạn nêu trong văn bản phê duyệt việc sử dụng lao động nước ngoài, trừ các trường hợp không cần thực hiện thủ tục báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 4 của Nghị định 152/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 70/2023/NĐ-CP).
7. Dịch vụ làm thủ tục cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam của AZTAX
Dịch vụ của AZTAX hỗ trợ người nước ngoài và doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục làm việc tại Việt Nam, bao gồm visa, giấy phép lao động và đăng ký tạm trú. Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, hướng dẫn chi tiết và giúp khách hàng tránh rắc rối pháp lý.

Dịch vụ của AZTAX đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người nước ngoài và doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục cần thiết để làm việc tại Việt Nam. Với sự hiểu biết sâu rộng về luật pháp và thủ tục tại địa phương, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ chuyên nghiệp và đáng tin cậy.
AZTAX cung cấp các dịch vụ như làm visa, xin giấy phép lao động và đăng ký tạm trú. Đội ngũ tư vấn viên tận tâm của chúng tôi sẽ hướng dẫn khách hàng thông qua từng bước thủ tục, giúp họ hiểu rõ các quy định, điều kiện và các yêu cầu cần thiết để hoàn thành một cách chính xác và hiệu quả. Chúng tôi cam kết giúp khách hàng đạt được mục tiêu làm việc tại Việt Nam một cách thuận lợi và không gặp phải những rắc rối pháp lý.
8. Câu hỏi thường gặp

8.1 Ai đủ điều kiện xin Work permit/giấy phép lao động Việt Nam?
Không phải tất cả người nước ngoài đều cần giấy phép lao động Việt Nam. Đầu tiên, hãy kiểm tra xem bạn có thuộc đối tượng được miễn giấy phép này hay không. Nếu không được miễn, bạn cần đáp ứng các điều kiện sau để xin giấy phép lao động hợp pháp tại Việt Nam:
- Đủ 18 tuổi theo luật lao động Việt Nam;
- Có sức khỏe phù hợp với công việc cụ thể;
- Không có tiền án tại quốc gia nguồn hoặc không có lý lịch xấu liên quan đến an ninh quốc gia;
- Có tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn cao mà lao động Việt Nam hiện tại chưa thể cung cấp được.
8.2 Work Permit và Visa Work permit do cơ quan nào cấp?
- Visa Work permit do Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam hoặc Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam cấp cho người nước ngoài
- Work permit do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp cho người nước ngoài
Điều quan trọng cần nhớ là Work Permit và Visa Work Permit, mặc dù dường như liên quan đến việc làm tại Việt Nam, nhưng thực tế chúng có những điểm khác biệt rõ rệt. AZTAX hy vọng những thông tin đã chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai khái niệm này. Nếu còn điều gì thắc mắc về vấn đề trên xin vui lòng liên hệ AZTAX thông qua HOTLINE:0932 383 089 để được giải đáp chi tiết nhất có thể nhé !