Thủ tục xin Công Văn Bảo Lãnh người nước ngoài

Thủ tục xin Công Văn Bảo Lãnh người nước ngoài

Thủ tục xin Công Văn Bảo Lãnh người nước ngoài là một quy trình phức tạp đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật. Từ việc thu thập hồ sơ đến việc làm thủ tục tại các cơ quan chức năng, quy trình này yêu cầu sự hiểu biết sâu rộng về các điều kiện và thủ tục cụ thể, đồng thời phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về di trú và nhập cảnh. Hãy cùng AZTAX tìm hiểu sâu hơn về quy trình này nhé!

1. Bảo lãnh nhập cảnh cho người nước ngoài là gì?

Bảo lãnh nhập cảnh cho người nước ngoài là gì?
Bảo lãnh nhập cảnh cho người nước ngoài là gì?

Bảo lãnh nhập cảnh là khi một cá nhân hoặc tổ chức đảm bảo và mời người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Việc có sự bảo lãnh từ phía các cá nhân hoặc tổ chức tại Việt Nam sẽ giúp người nước ngoài dễ dàng hơn trong việc nhập cảnh.

Để bảo lãnh cho người nước ngoài, cá nhân hoặc tổ chức bảo lãnh cần gửi một đơn xin nhập cảnh đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, yêu cầu xem xét và phê duyệt để người nước ngoài có thể nhập cảnh vào Việt Nam để thực hiện một trong các mục đích sau:

  • Du lịch vào Việt Nam;
  • Thăm người thân tại Việt Nam;
  • Làm việc, tham gia họp, đầu tư, tham dự hội nghị, hội thảo, sửa chữa máy móc tại Việt Nam.

2. Ai được bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam ?

Ai được bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam ?
Ai được bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam ?

Theo Điều 14 của Luật Nhập cảnh, Xuất cảnh, Quá cảnh, Cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014, các cơ quan, tổ chức và cá nhân được phép mời và đảm bảo người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam bao gồm:

  • Tổng Bí thư BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ;
  • Thường trực Ban Bí thư TW Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban TW MTTQ Việt Nam, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước;
  • Bộ trưởng và tương đương;
  • Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
  • Các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ủy ban TW MTTQ Việt Nam, TAND tối cao, VKSND tối cao, Kiểm toán nhà nước, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
  • Tỉnh ủy, thành ủy, HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
  • Cơ quan TW của tổ chức xã hội, tổ chức chính trị – xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao, đại diện tổ chức quốc tế thuộc LHQ, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam;
  • VPĐD, chi nhánh của thương nhân nước ngoài;
  • VPĐD của tổ chức kinh tế, văn hóa và các tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam;
  • Các tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của luật pháp Việt Nam;
  • Công dân Việt Nam đang thường trú ở trong nước;
  • Người nước ngoài có thẻ thường trú/thẻ tạm trú tại Việt Nam còn thời hạn.

Lưu ý:

1) Các cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định pháp luật hoặc theo giấy phép hoạt động được cấp.

2) Đối với công dân Việt Nam đang thường trú trong nước hoặc người nước ngoài có thẻ thường trú/thẻ tạm trú tại Việt Nam, nếu muốn bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam, cá nhân phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ với người được bảo lãnh (giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn…).

3. Thủ tục bảo lãnh cho người nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện như thế nào?

Thủ tục bảo lãnh cho người nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Thủ tục bảo lãnh cho người nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện như thế nào?

Thủ tục bảo lãnh cho người nước ngoài được thực hiện theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 (đã được sửa đổi và bổ sung bởi Luật sửa đổi năm 2019), cùng với các quy định chi tiết tại Thông tư số 31/2015/TT-BCA và biểu mẫu theo Thông tư số 04/2015/TT-BCA ngày 05/01/2015 về mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

“Điều 16. Thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh

1. Người nước ngoài không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 của Luật này phải thông qua cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài trực tiếp gửi văn bản đề nghị cấp thị thực tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.

2. Trước khi làm thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam phải gửi văn bản thông báo cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh kèm theo hồ sơ, bao gồm:

a) Bản sao có chứng thực giấy phép hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập tổ chức;

b) Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức.

3. Việc thông báo chỉ thực hiện một lần, khi có sự thay đổi nội dung trong hồ sơ phải thông báo bổ sung.

4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp thị thực, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết, trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.

5. Sau khi nhận được văn bản trả lời của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam thông báo cho người nước ngoài để làm thủ tục nhận thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.

6. Trường hợp đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 18 của Luật này; trong thời hạn 12 giờ làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đối với các trường hợp quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 18 của Luật này.

7. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp thị thực cho người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài phải thanh toán với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh khoản cước phí để thực hiện việc thông báo cấp thị thực.

8. Cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người nước ngoài được lựa chọn gửi văn bản đề nghị cấp thị thực cho người nước ngoài và nhận kết quả trả lời qua giao dịch điện tử tại Cổng thông tin điện tử về xuất nhập cảnh nếu đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 16b của Luật này.”

Trước khi tiến hành thủ tục bảo lãnh, bên chị cần phải gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, kèm theo hồ sơ bao gồm:

  • Phiên bản sao của giấy phép hoặc quyết định về việc thành lập tổ chức cần được chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền;
  • Bản văn bản cần bao gồm con dấu và chữ ký của người đại diện pháp lý của tổ chức. Thông báo này chỉ thực hiện một lần và phải được cập nhật khi có sự thay đổi nội dung trong hồ sơ.

Sau đó, bên chị gửi văn bản đề nghị cấp thị thực tại Cục quản lý xuất nhập cảnh theo mẫu NA2.

Trước 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị cấp thị thực, Cục quản lý xuất nhập cảnh sẽ xem xét, giải quyết và thông báo cho Cơ quan đại diện cấp thị thực của Việt Nam tại nước ngoài thông báo cho người nước ngoài để tiến hành thủ tục nhận thị thực tại cơ quan có thẩm quyền.

4. Quyền và trách nhiệm của chủ thể bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh

Quyền và trách nhiệm của chủ thể bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh
Quyền và trách nhiệm của chủ thể bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh

Theo quy định tại Điều 45, Khoản 1 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014, các cơ quan, tổ chức, cá nhân mời và bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh được quyền như sau:

  • Được mời, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam tương ứng với chức năng, nhiệm vụ và phạm vi, lĩnh vực hoạt động;
  • Công dân Việt Nam đang thường trú trong nước được mời, bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ của vợ/chồng hoặc bảo lãnh vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là người nước ngoài vào Việt Nam thăm;
  • Công dân Việt Nam đang thường trú trong nước được phép bảo lãnh cha, mẹ, vợ, chồng, con là người nước ngoài xin thường trú hoặc cấp thẻ tạm trú tại Việt Nam.

Theo quy định tại Điều 45, Khoản 2 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân mời và bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh được quy định cụ thể như sau:

  • Phải làm thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh và cư trú theo đúng quy định;
  • Thực hiện trách nhiệm bảo lãnh theo quy định và phối hợp với cơ quan chức năng trong việc giải quyết vấn đề phát sinh liên quan đến người nước ngoài mà mình đã mời, bảo lãnh;
  • Phối hợp với cơ quan chức năng về việc quản lý hoạt động của người nước ngoài, nhằm đảm bảo đúng mục đích nhập cảnh trong thời gian người đó tạm trú tại Việt Nam;
  • Hướng dẫn, giải thích cho người nước ngoài chấp hành các quy định của pháp luật và tôn trọng về truyền thống văn hóa, tôn trọng phong tục, tập quán của Việt Nam;
  • Phối hợp với cơ sở lưu trú để thực hiện việc khai báo tạm trú cho người nước ngoài;
  • Thực hiện thủ tục với cơ quan nhà nước về ngành, nghề, lĩnh vực có quy định phải xin phép trước khi mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam để hoạt động trong các ngành, nghề, lĩnh vực đó;

Trường hợp người nước ngoài được cấp giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú còn thời hạn nhưng người bảo lãnh không còn nhu cầu bảo lãnh thì phải gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý XNC, đồng thời phối hợp với cơ quan chức năng yêu cầu người nước ngoài xuất cảnh.

Do đó, người bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh có nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định của pháp luật và hợp tác với các cơ quan chức năng của Việt Nam để giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến người nước ngoài mà họ đã mời và bảo lãnh.

5. Câu hỏi thường gặp khi xin công văn bảo lãnh người nước ngoài

Câu hỏi thường gặp khi xin công văn bảo lãnh người nước ngoài
Câu hỏi thường gặp khi xin công văn bảo lãnh người nước ngoài
  • Bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam là gì?

Bảo lãnh nhập cảnh là hình thức một cá nhân hoặc tổ chức mời người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Sự bảo lãnh từ phía cá nhân hoặc tổ chức tại Việt Nam giúp người nước ngoài có thể dễ dàng nhập cảnh vào đất nước này.

  • Những chủ thể nào được bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam?

Các cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 14 của Luật Nhập cảnh, Xuất cảnh, Quá cảnh và Cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 có thể mời và bảo lãnh người nước ngoài để nhập cảnh vào Việt Nam.

  • Muốn bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam thì phải làm gì trước tiên?

Để bảo lãnh cho người nước ngoài nhập cảnh, cá nhân hoặc tổ chức bảo lãnh cần gửi công văn đề nghị nhập cảnh đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh để xem xét và chấp thuận việc nhập cảnh vào Việt Nam.

Các thủ tục xin Công Văn Bảo Lãnh người nước ngoài là một quá trình quan trọng và phức tạp. AZTAX sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng để đảm bảo việc thực hiện các yêu cầu nhập cảnh một cách suôn sẻ và hiệu quả nhất. Xin vui lòng liên hệ với AZTAX qua HOTLINE: 0932 383 089 để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn tận tình.

5/5 - (2 bình chọn)
5/5 - (2 bình chọn)
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon