Theo Chương II của Nghị định 155/2018, nhân viên tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất thực phẩm có cần phải tham gia kỳ thi kiểm tra kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm do Ban Quản lý An toàn Thực phẩm tổ chức. Vậy quy trình tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm như thế nào? Đối tượng tham gia tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm là ai? Tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm ở đâu? Cùng AZTAX tìm hiểu nhé!
1. Đối tượng nào phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 155/2018/NĐ-CP (điều chỉnh và bổ sung Chương II của Nghị định 67/2016/NĐ-CP) quy định:
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm dưới sự quản lý của Bộ Y tế: Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh phải tham gia tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận, đồng thời không mắc các bệnh truyền nhiễm như tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống: Người trực tiếp chế biến thức ăn cũng phải tham gia tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận, với yêu cầu không mắc các bệnh truyền nhiễm như tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang chế biến thực phẩm.
Theo quy định trên chủ cơ sở phải đảm bảo việc tổ chức các lớp tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho những người trực tiếp sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống và chế biến thức ăn theo đúng quy định của pháp luật.
2. Tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm ở đâu?
Theo Công văn số 244/ATTP-NĐTT năm 2019 của Cục An toàn Thực phẩm – Bộ Y tế quy định:
- Người trực tiếp sản xuất thực phẩm và kinh doanh dịch vụ ăn uống phải được chủ cơ sở xác nhận đã tham gia tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm. Việc tập huấn có thể được thực hiện dưới hình thức tự học cá nhân, cơ sở mời chuyên gia giảng dạy, hoặc thông qua kiểm tra, đánh giá.
- Tài liệu tập huấn có thể do cơ sở tự biên soạn hoặc sử dụng tài liệu từ cơ quan quản lý ban hành.
Do đó, việc tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có thể do cá nhân tự học, cơ sở mời chuyên gia, hoặc tổ chức kiểm tra, đánh giá. Chủ cơ sở sẽ dựa trên kết quả này để lập danh sách xác nhận nhân viên đã hoàn thành tập huấn
3. Hướng dẫn quy trình tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm
Doanh nghiệp có thể tham khảo quy trình tổ chức tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị tài liệu tập huấn phù hợp cho nhân viên, tùy theo sản phẩm do cơ quan quản lý nào giám sát. Doanh nghiệp có thể tải bộ câu hỏi về an toàn thực phẩm từ các nguồn sau:
- Quyết định 1390/QĐ-BCT năm 2020: Dành cho sản phẩm thuộc quản lý của Bộ Công Thương.
- Quyết định 37/QĐ-ATTP năm 2015: Dành cho sản phẩm thuộc quản lý của Bộ Y tế.
- Quyết định 381/QĐ-QLCL năm 2014: Dành cho sản phẩm thuộc quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
- Bước 2: Ra quyết định tổ chức kỳ thi nhằm xác nhận việc tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm, sử dụng các câu hỏi có sẵn để biên soạn đề thi chính thức.
- Bước 3: Tiến hành tổ chức kỳ thi cho nhân viên thuộc diện cần tham gia tập huấn theo quy định.
- Bước 4: Hội đồng tổ chức thi sẽ chấm điểm, đánh giá và tổng kết kết quả thi của từng nhân viên.
- Bước 5: Nhân viên đạt yêu cầu sẽ được xác nhận hoàn thành tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm, lập danh sách hoàn chỉnh và lưu hồ sơ chứng minh việc tập huấn.
4. Tại sao phải tập huấn kiến thức an toàn an toàn thực phẩm cho nhân viên
Việc đào tạo và tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm (ATTP) là điều cực kỳ quan trọng. Nó giúp chủ cơ sở và những người trực tiếp làm việc với thực phẩm nắm vững kiến thức cơ bản và các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), từ đó ngăn ngừa rủi ro và chủ động phòng tránh, đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm.
Giấy xác nhận kiến thức ATTP là tài liệu bắt buộc khi đăng ký giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Hơn nữa, đây cũng là tài liệu mà cơ quan chức năng thường kiểm tra định kỳ. Nếu doanh nghiệp không có danh sách nhân viên đã hoàn thành tập huấn, sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định pháp luật.
5. Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm có giá trị trong thời hạn bao nhiêu năm
Giấy xác nhận này được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền do Bộ Công Thương chỉ định và có hiệu lực trong vòng 01 năm từ ngày cấp. Điều này đồng nghĩa với việc các cơ sở sản xuất, kinh doanh cần thường xuyên cập nhật và tái kiểm tra kiến thức để đảm bảo tuân thủ quy định và duy trì chất lượng sản phẩm.
Giấy xác nhận hoàn thành tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm là văn bản quan trọng, được cấp cho chủ cơ sở, người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh hoặc cán bộ của cơ sở. Quá trình tập huấn nhằm đảm bảo mọi cá nhân liên quan đều nắm vững kiến thức và thực hành đúng quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Giấy xác nhận hoàn thành tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh, hoặc danh sách cán bộ do cơ quan Bộ Công Thương chỉ định cấp, có hiệu lực trong 01 năm từ ngày cấp.
6. Mẫu danh sách tập huấn an toàn thực phẩm
“Mẫu danh sách nhân viên đã tham gia tập huấn về an toàn thực phẩm: Khách hàng có thể tham khảo mẫu do AZTAX cung cấp dưới đây, áp dụng cho thành phố Hà Nội. Hiện nay, do chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, chủ cơ sở tự chịu trách nhiệm xác nhận việc tập huấn cho nhân viên. Tuy nhiên, một số địa phương vẫn yêu cầu xác nhận từ cơ quan y tế có thẩm quyền, vì vậy khách hàng cần lưu ý khi đáp ứng các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm.
DANH SÁCH NHÂN VIÊN ĐÃ ĐƯỢC TẬP HUẤN KIẾN THỨC VỆ SINH ATTP
Tên cơ sở: ….
Địa chỉ: …..
STT | Họ và tên | Năm sinh | Số CMND/CCCD | Ngày cấp | Nơi cấp |
1 | |||||
2 | |||||
3 | |||||
4 | |||||
5 | |||||
6 |
Hà Nội, ngày … tháng …. năm 20…
CHỦ CƠ SỞ
(Ký,ghi rõ họ tên và đóng dấu)
7. Bãi bỏ thủ tục cấp giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm
Dựa trên Thông tư 13/2020/TT-BCT, Nghị định 155/2018/NĐ-CP, và Nghị định 123/2018/NĐ-CP, việc tổ chức thi và cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm đã bị bãi bỏ. Thay vào đó, doanh nghiệp sẽ tự tổ chức và xác nhận việc tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Theo đó, kể từ khi các quy định này có hiệu lực, các cơ quan chức năng của Bộ Y Tế, Bộ Công Thương, và Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn sẽ không tiến hành kiểm tra hay cấp giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thực phẩm.
Doanh nghiệp chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm. Các cơ quan quản lý có quyền kiểm tra kiến thức an toàn thực phẩm của doanh nghiệp thông qua bộ câu hỏi hoặc ngân hàng câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn.
Nếu chủ cơ sở trực tiếp tham gia kinh doanh, sản xuất thực phẩm thì tự xác nhận việc tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho mình. Trong trường hợp cơ quan quản lý kiểm tra kiến thức và chủ cơ sở không đạt yêu cầu, họ sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.
Như vậy AZTAX đã điểm qua một số nội dung quan trọng liên quan đến việc tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm. Hy vọng nội dung này sẽ mang đến những hữu ích cho quý đọc giả. Nêu các bạn có những thắc mắc liên quan đến nội dung trên, vui lòng liên hệ hotline AZTAX để được hỗ trợ miễn phí nhé!