Mẫu đơn xin xác nhận tạm trú mới nhất 2024

Mẫu đơn xin xác nhận tạm trú là một loại giấy tờ cần thiết để chứng minh nơi tạm trú của công dân khi họ sinh sống ở một địa điểm khác ngoài nơi đăng ký thường trú. Việc nộp đơn xin xác nhận tạm trú sau khi đăng ký tạm trú giúp xác nhận thông tin về nơi tạm trú, giảm thiểu rủi ro khi cơ quan quản lý Nhà nước kiểm tra. Vậy mẫu đơn xin tạm trú tạm vắng là gì? cách điền mẫu đơn xin xác nhận nơi cư trú có khó không? Mẫu đơn đăng ký tạm trú này nộp ở đâu, thủ tục như thế nào? hãy cùng AZTAX tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

1. Đơn xin tạm trú là gì?

Đơn xin tạm trú là một loại giấy tờ dùng để chứng minh nơi ở tạm thời của công dân khi họ sống tại một địa chỉ khác với nơi đăng ký thường trú. Nơi tạm trú là địa điểm công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú theo quy định.

Khi người dân chuyển đến nơi tạm trú để làm việc và sinh sống trong một thời gian, họ cần phải đăng ký tạm trú nếu không còn lưu trú tại nơi đăng ký thường trú. Điều này giúp cơ quan Nhà nước quản lý cư trú hiệu quả hơn, góp phần đảm bảo an ninh và trật tự xã hội.

Đơn xin xác nhận tạm trú được viết sau khi người dân đã đăng ký tạm trú, nhằm xác nhận việc tạm trú tại địa phương đó. Điều này giúp tránh các rắc rối khi cơ quan Nhà nước kiểm tra và thuận lợi cho các thủ tục như mua nhà, đầu tư bất động sản, đăng ký sở hữu xe máy, ô tô, đăng ký kinh doanh, cho con đi học, vay vốn, và huy động vốn từ ngân hàng.

Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, công ty nơi người lao động làm việc sẽ yêu cầu đơn xin xác nhận tạm trú để hoàn thiện hồ sơ, bao gồm chuyển đổi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các giấy tờ khác.

2. Mẫu đơn xin xác nhận tạm trú mới nhất

Đơn xin xác nhận tạm trú là một mẫu đơn hữu ích khi người lao động nước ngoài cần thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến việc xác nhận thông tin tạm trú của bản thân hoặc gia đình. Mẫu đơn này sau đó sẽ được Công an phường hoặc xã, nơi lao động nước ngoài đã đăng ký tạm trú, xác nhận để hoàn thiện quy trình xác nhận thông tin tạm trú.

Mẫu đơn xin xác nhận tạm trú mới nhất
Mẫu đơn xin xác nhận tạm trú mới nhất

Ngoài ra, mẫu xác nhận tạm trú cũng có thể được yêu cầu bởi công ty nơi người lao động làm việc, nhằm hoàn thiện hồ sơ và thực hiện các thủ tục quan trọng như đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các giấy tờ khác.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Ngày….tháng…..năm……

ĐƠN XIN XÁC NHẬN TẠM TRÚ

Kính gửi: Công an xã/ phường/ thị trấn………………………………………………………..

Tôi tên là: ………………………………….

Ngày sinh: ………………………………..

Số CMND:……………………………. Cấp tại:……………………….. Ngày:……………………………….

Địa chỉ thường trú: ………………………………………………………………………………

Nay tôi viết đơn này kính mong Công an xã/ phường/ thị trấn ……………………………. xác nhận rằng tôi đã tạm trú tại địa chỉ …………..………………………………. từ ngày………. tháng……. năm………. đến ngày…… tháng……. năm………

Lý do:……………………………. ………………………………………. …………………………….

Trong thời gian tạm trú này tôi xin hứa sẽ thực hiện tốt các nội quy và quy định về an ninh trật tự trong địa phương. Nếu tôi vi phạm tôi xin sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Xác nhận của Công an xã/phường/thị trấn

Người làm đơn

3. Hướng dẫn làm đơn xin xác nhận tạm trú

Đơn xin xác nhận tạm trú sẽ là văn bản quan trọng giúp bạn thực hiện thủ tục này một cách đơn giản và chính xác. Trong bài viết này, chúng tôi cũng sẽ hướng dẫn bạn cách làm đơn xin xác nhận tạm trú một cách chi tiết và dễ hiểu về cách viết giấy tạm trú.

huong dan lam don xin xac nhan tam tru
Hướng dẫn làm đơn xin xác nhận tạm trú

Khi điền mẫu đơn xin giấy xác nhận tạm trú cho người nước ngoài, đương đơn cần điền đầy đủ và chính xác các thông tin trong mẫu giấy tạm trú tạm vắng như sau:

  • Kính gửi: Công an xã, phường, thị trấn (nơi muốn xác nhận tạm trú ở địa phương đó).
  • Tôi tên là: [Họ và tên đầy đủ của người nước ngoài]
  • Ngày sinh: [Ngày tháng năm sinh của người nước ngoài] Số CMND/CCCD, nơi cấp (tại Công an), cấp ngày: [Số CMND/CCCD và ngày cấp]
  • Chỗ ở hiện nay: [Địa chỉ nơi người nước ngoài đang cư trú]
  • Nay tôi làm đơn này kính xin Ban công an Phường/ xã/ thị trấn [nơi tạm trú] xác nhận cho tôi đã tạm trú ở địa chỉ này từ ngày [ngày tháng năm bắt đầu tạm trú] đến nay.
  • Lý do: [Ghi rõ lý do xin tạm trú] Cuối cùng, ký và ghi rõ họ tên
  • Ký, ghi rõ họ tên, sau đó mang đơn này đến cơ quan Công an phường, xã để xin xác nhận.

4. Đơn xin xác nhận tạm trú để làm gì?

Đơn xin xác nhận tạm trú có thể được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau như:

  • Làm hồ sơ dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông, hồ sơ xin việc, hồ sơ đăng ký kết hôn, hồ sơ đăng ký con nuôi, hồ sơ đăng ký nhận cha mẹ nuôi…
  • Làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài
  • Làm thẻ tạm trú cho người nước ngoài
  • Chứng minh người nước ngoài chấp hành và tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam

Để xin xác nhận tạm trú, bạn cần có đăng ký tạm trú và chuẩn bị hồ sơ bao gồm tờ khai thay đổi thông tin cư trú, giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp và chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu. Quy trình đăng ký tạm trú có thể thực hiện trực tuyến trên website Cổng dịch vụ công của Bộ Công an hoặc tại trụ sở công an xã/phường/thị trấn. Thời gian giải quyết là 03 ngày làm việc.

5. Thủ tục đăng ký tạm trú dài hạn tại Việt Nam

thu tuc dang ky tam tru dai han tai viet nam
Thủ tục đăng ký tạm trú dài hạn tại Việt Nam

Theo quy định của Điều 27 Luật Cư trú 81/2006/QH11, công dân khi đến sinh sống tại nơi ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú phải thực hiện đăng ký tạm trú, có thời hạn từ 30 ngày trở lên.

Thời hạn tạm trú sau mỗi lần đăng ký là tối đa 02 năm và có thể được gia hạn nhiều lần. Nếu muốn đăng ký tạm trú dài hạn, người dân cần thực hiện thủ tục gia hạn tạm trú trước thời hạn 15 ngày kết thúc thời hạn tạm trú đã đăng ký, theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Cư trú 81/2006/QH11. Điều này giúp bảo đảm tính chính xác và đầy đủ thông tin cư trú, cũng như duy trì quy trình quản lý cư trú một cách hiệu quả.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Theo quy định tại Điều 28 Luật Cư trú 81/2006/QH11, hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 62/2021/NĐ-CP, các giấy tờ cần chuẩn bị khi làm tạm trú bao gồm:

Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên, tờ khai phải có ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.

Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp:

  • Giấy tờ, tài liệu chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc tài sản gắn liền với đất theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
  • Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với công trình phải có giấy phép xây dựng và đã hoàn thành xây dựng).
  • Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
  • Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở từ doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở.
  • Giấy tờ về mua, thuê mua, nhận tặng, thừa kế, nhận góp vốn, đổi nhà ở phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở.
  • Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình.
  • Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết về việc sở hữu nhà ở.
  • Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu.
  • Giấy tờ chứng minh đăng ký, đăng kiểm phương tiện thuộc quyền sở hữu, hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân địa phương về việc sử dụng phương tiện để ở.
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp, theo quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở.
  • Giấy tờ của cơ quan, tổ chức, chứng minh về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức).

Khi đăng ký tạm trú, người dân sẽ được cung cấp mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú khi thực hiện thủ tục trực tiếp hoặc trực tuyến.

Bước 2: Nơi nộp hồ sơ

Công dân có thể đến nộp hồ sơ tại Công an xã, phường, thị trấn nơi đang tạm trú. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ thực hiện đối chiếu theo các quy định của pháp luật về cư trú như sau:

  • Trong trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cán bộ tiếp nhận sẽ lập giấy biên nhận và trao cho người nộp hồ sơ.
  • Nếu hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thông tin hoặc các thành phần hồ sơ, biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ, cán bộ tiếp nhận sẽ hướng dẫn người đến nộp hồ sơ để hoàn thiện.
  • Trong trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện, cán bộ tiếp nhận sẽ không tiếp nhận và sẽ trả lời bằng văn bản cho công dân, chi tiết nêu rõ lý do không tiếp nhận hồ sơ.

Bước 3: Nhận kết quả đăng ký tạm trú

Quy trình giải quyết đăng ký tạm trú bao gồm các bước như sau:

Trường hợp được giải quyết đăng ký tạm trú:

  • Nộp lệ phí và nhận Sổ tạm trú.

Lưu ý: Kiểm tra lại thông tin trong sổ tạm trú và ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu (ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận kết quả).

Trường hợp không giải quyết đăng ký tạm trú:

  • Nhận lại hồ sơ đã nộp.
    • Kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ.
    • Nhận văn bản thông báo về việc không giải quyết đăng ký tạm trú.
    • Ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.

6. Xin giấy xác nhận tạm trú ở đâu?

Bắt đầu từ ngày 1.1.2024, người dân có nhu cầu xác nhận thông tin về cư trú có thể đến công an cấp xã trong toàn quốc để thực hiện thủ tục. Giấy xác nhận cư trú được cấp có thời hạn là 1 năm.

Giấy xác nhận cư trú là văn bản do cơ quan công an cấp để chứng nhận thông tin về thời gian, địa điểm, hình thức đăng ký cư trú và các nội dung liên quan khác của cá nhâ hay hộ gia đình khi có yêu cầu.

Khi có nhu cầu xác nhận thông tin về cư trú, bạn có thể đến trực tiếp công an cấp xã mà không cần phải quan tâm đến nơi cư trú của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi yêu cầu xác nhận thông tin này về nơi cư trú thông qua cổng dịch vụ công quốc gia hay cổng dịch vụ công của Bộ Công an, hay cổng dịch vụ công quản lý cư trú.

7. Không đăng ký tạm trú bị phạt thế nào?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, vi phạm sau đây có thể bị phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng:

  • Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;
  • Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;
  • Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Do đó, nếu công dân không thực hiện đăng ký tạm trú khi đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú từ 30 ngày trở lên, có thể bị phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

8. Khi nào phải đăng ký tạm trú cho người nước ngoài?

khi nao phai dang ky tam tru cho nguoi nuoc ngoai
Khi nào phải đăng ký tạm trú cho người nước ngoài?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 30 Luật Cư trú 81/2006/QH11, những người hiện đang sinh sống, làm việc, hoặc học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn, nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó, phải thực hiện quy trình đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn trong thời hạn 30 ngày, tính từ ngày đến nơi mới.

Trong trường hợp người đã đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc, hoặc học tập tại địa chỉ đã đăng ký tạm trú, thì tên của người đó sẽ bị xóa khỏi sổ đăng ký tạm trú. Điều này nhằm duy trì tính chính xác và đầy đủ của thông tin trong quản lý cư trú, đồng thời giúp cơ quan chức năng hiểu rõ hơn về thực tế cư trú của cộng đồng và người dân tại địa phương.

Người nước ngoài là đối tượng phải đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo khoản 1 Điều 33 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 47/2014/QH13, người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam được yêu cầu thực hiện quy trình đăng ký thông qua người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú. Điều này bao gồm việc khai báo thông tin tạm trú đến Công an xã, phường, thị trấn, hoặc đồn, trạm Công an tại địa phương nơi cơ sở lưu trú đặt tại.

Người nước ngoài, khi có sự thay đổi về địa chỉ tạm trú hoặc chuyển đến một địa chỉ khác ngoài địa chỉ ghi trong thẻ thường trú, cũng phải tuân thủ quy định bằng việc khai báo lại thông tin tạm trú theo hướng dẫn được nêu trong đúng quy định của pháp luật. Tổng cộng, quy trình đăng ký tạm trú đòi hỏi sự tuân thủ và hợp tác của người nước ngoài và người trực tiếp quản lý cơ sở lưu trú để đảm bảo việc đăng ký diễn ra đúng quy trình và theo đúng quy định của Luật.

9. Khi nào công an được kiểm tra cư trú?

khi nao cong an duoc kiem tra cu tru
Khi nào công an được kiểm tra cư trú?

Công an xã, công an nhân dân theo quy định được ủy quyền quản lý cư trú tại địa bàn, có quyền tiến hành kiểm tra cư trú bất cứ lúc nào, kể cả ban đêm trong phạm vi địa bàn quản lý của họ. Quyền này có thể thực hiện thông qua tự kiểm tra hoặc có thể huy động lực lượng quần chúng tham gia, tuy nhiên điều này không bắt buộc. Điều này nhằm đảm bảo sự tuân thủ các quy định về cư trú và giữ gìn an ninh trật tự địa phương.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Thông tư 35/2014/TT-BCA, kiểm tra cư trú có thể được thực hiện theo lịch định kỳ, đột xuất hoặc theo yêu cầu nhằm mục đích phòng chống tội phạm và duy trì an ninh, trật tự.

Các đối tượng kiểm tra cư trú bao gồm công dân, hộ gia đình, cơ sở cho thuê lưu trú, cơ quan đăng ký và quản lý cư trú ở mọi cấp; cũng như các cơ quan và tổ chức liên quan đến quản lý cư trú.

Phạm vi kiểm tra cư trú bao gồm:

  • Kiểm tra việc triển khai và tổ chức thực hiện các nội dung đăng ký và quản lý cư trú;
  • Xác minh quyền và trách nhiệm của công dân, hộ gia đình, cơ quan, và tổ chức, cũng như các nội dung khác liên quan đến pháp luật cư trú.
  • Cán bộ và chiến sĩ công an nhân dân, cùng với công an xã, được ủy quyền kiểm tra trực tiếp hoặc hợp tác kiểm tra chấp hành pháp luật về cư trú đối với các đối tượng thuộc địa bàn quản lý.

Trên đây là thông tin mà AZTAX muốn chia sẻ về mẫu giấy xác nhận tạm trú dài hạn. Hy vọng với những nội dung trên các bạn có thể hiểu hơn về mẫu đăng ký tạm trú mới nhất là gì và có thể làm mẫu đơn xin xác nhận tạm trú cho con cái, hay các thành viên trong gia đình mình. Nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến mẫu đơn xin đăng ký tạm trú, cách nộp đơn xác nhận tạm trú hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý để làm mẫu đơn đồng ý cho tạm trú, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi. AZTAX sẽ nhiệt tình tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của quý vị.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon