Hộ khẩu thường trú là gì? Thường trú và tạm trú khác nhau như thế nào?

Hộ khẩu thường trú là gì?

Bạn đã từng nghe đến hộ khẩu thường trú là gì nhưng vẫn còn băn khoăn về ý nghĩa và vai trò của nó? Hộ khẩu thường trú đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nơi cư trú chính thức của một cá nhân tại Việt Nam. Hãy cùng AZTAX khám phá chi tiết về khái niệm này và tầm quan trọng của nó trong hệ thống hành chính của đất nước ngay trong bài viết này nhé!

1. Hộ khẩu thường trú là gì?

Hộ khẩu thường trú theo cách gọi phổ thông có thể hiểu đơn giản là sổ hộ khẩu. Đây là loại sổ do cơ quan có thẩm quyền cấp cho các hộ gia đình với mục đích là ghi chính xác thông tin của các những thành viên trong gia đình, những người có cùng nơi thường trú.
Hộ khẩu thường trú là gì?
Hộ khẩu thường trú là gì?

Theo khoản 8 Điều 2 của Luật Cư trú 2020, nơi thường trú được hiểu là địa điểm mà công dân sinh sống một cách ổn định và lâu dài, đồng thời đã hoàn tất thủ tục đăng ký thường trú.

Theo khoản 3 Điều 38 Luật Cư trú 2020, các Sổ hộ khẩu và Sổ tạm trú đã được cấp sẽ có hiệu lực sử dụng cho đến hết ngày 31/12/2022.

Mặc dù sổ hộ khẩu giấy không còn hiệu lực sau thời điểm này, nhưng nhà nước vẫn duy trì quản lý dân cư theo hình thức hộ khẩu. Tuy nhiên, phương thức quản lý này đã chuyển từ giấy sang điện tử. Thông tin về cư trú của người dân hiện nay được các cơ quan chức năng quản lý thông qua hệ thống điện tử, thay cho việc sử dụng sổ giấy như trước đây.

Vì vậy, sổ hộ khẩu điện tử là phương thức quản lý thường trú của công dân thông qua hệ thống phần mềm và được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu của quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu về cư trú.

2. Phân biệt địa chỉ thường trú và tạm trú

Thường trú và tạm trú là hai khái niệm liên quan đến nơi cư trú của một cá nhân. Vậy thường trú khác tạm trú những điểm như thế nào. Cùng AZTAX trả lời câu hỏi tạm trú và thường trú khác nhau như thế nào này nhé!

Phân biệt địa chỉ thường trú và tạm trú
Phân biệt địa chỉ thường trú và tạm trú
Tiêu chí Thường trú Tạm trú
Định nghĩa Là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú. Là nơi công dân sinh sống từ 30 ngày trở lên ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.
Điều kiện đăng ký Công dân có chỗ ở hợp pháp mà không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở đồng ý. Đây có thể bao gồm các trường hợp sau:

  • Nhập khẩu về nhà người thân.
  • Đăng ký thường trú tại nhà thuê, nhà mượn, hoặc ở nhờ, với điều kiện đảm bảo diện tích nhà ở và sự đồng ý của chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp.
  • Đăng ký thường trú tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có các công trình phụ trợ là nhà ở, với sự đồng ý của người đại diện của cơ sở tín ngưỡng, người được ủy quyền hoặc ban quản lý của cơ sở tín ngưỡng, đồng thời cần quan tâm đến trẻ em, người khuyết tật, và những người không có nơi nương tựa.
  • Đăng ký thường trú tại các cơ sở trợ giúp xã hội.
  • Đăng ký thường trú tại phương tiện lưu động.
  • Sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú
  • Sinh sống liên tục từ 30 ngày trở lên.

 

Mục đích Sinh sống thường xuyên, lâu dài chủ yếu tại nơi ở thuộc sở hữu của bản thân, gia đình hoặc thuê, mượn, ở nhờ. Sinh sống thường xuyên nhưng có thời hạn nhất định chủ yếu là nhà thuê, mượn.
Thời hạn cư trú Không quy định về thời hạn.
  • Tối đa 02 năm.
  • Có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần.
Thời hạn thực hiện Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới và đủ điều kiện đăng ký thường trú. Sinh sống trên 30 ngày

Căn cứ theo khoản 8 Điều 2 Luật Cư trú 68/2020/QH14 quy định về trường hợp nơi thường trú như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ

8. Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú;

Như vậy, nơi thường trú được hiểu rõ qua các đặc điểm sau:

  • Nơi thường trú là địa chỉ nơi công dân sống lâu dài, ổn định, và đã hoàn thành thủ tục đăng ký thường trú.
  • Thường trú là việc cư trú liên tục và dài hạn tại một địa điểm thuộc sở hữu cá nhân, gia đình, hoặc thuê, mượn, ở nhờ.
  • Không có giới hạn thời gian cho nơi thường trú.
  • Đăng ký thường trú được thực hiện tại cơ quan công an cấp xã, phường, thị trấn hoặc cấp huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, nếu không có đơn vị hành chính cấp xã.
  • Các trường hợp đăng ký thường trú bao gồm: có nơi ở hợp pháp; nhập khẩu về nhà người thân; đăng ký tại nhà thuê, mượn, ở nhờ; đăng ký tại cơ sở tôn giáo có nhà ở phụ trợ; cơ sở trợ giúp xã hội hoặc phương tiện lưu động.
  • Việc đăng ký thường trú phải được thực hiện trong vòng 12 tháng kể từ khi chuyển đến nơi ở hợp pháp mới và đủ điều kiện đăng ký.
  • Thông tin về nơi thường trú mới sẽ được cập nhật trong cơ sở dữ liệu cư trú.

Căn cứ theo khoản 9 Điều 2 Luật Cư trú 68/2020/QH14 quy định về trường hợp nơi tạm trú như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ

9. Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.

Như vậy, tạm trú được làm rõ hơn qua các yếu tố sau:

  • Tạm trú là địa chỉ mà công dân cư trú từ 30 ngày trở lên, ngoài nơi thường trú và đã đăng ký tạm trú.
  • Thời gian cư trú tại nơi tạm trú có giới hạn, tối đa là 2 năm và có thể gia hạn nhiều lần.
  • Đăng ký tạm trú thực hiện tại cơ quan công an cấp xã, phường, thị trấn, hoặc cấp huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương nếu nơi đó không có đơn vị hành chính cấp xã.
  • Điều kiện để đăng ký tạm trú là cư trú tại nơi ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú, trong thời gian từ 30 ngày trở lên.
  • Khi cư trú vượt quá 30 ngày, công dân bắt buộc phải đăng ký tạm trú.

Tóm lại, khái niệm nơi thường trú và tạm trú có thể hiểu đơn giản như sau:

  • Nơi thường trú là địa điểm cư trú thường xuyên, ổn định và dài hạn, không có giới hạn thời gian cụ thể.
  • Nơi tạm trú là địa điểm cư trú tạm thời, có thời hạn khác biệt với nơi thường trú.
  • Lưu trú là hình thức cư trú trong thời gian ngắn, có tính tạm thời và nhất thời.

3. Đăng ký hộ khẩu thường trú như thế nào?

Đăng ký hộ khẩu thường trú như thế nào?
Đăng ký hộ khẩu thường trú như thế nào?

3.1 Điều kiện đăng ký hộ khẩu thường trú

Để công dân có thể đăng ký hộ khẩu thường trú theo Luật Cư trú 2020, các điều kiện cụ thể được quy định như sau:

  • Công dân Việt Nam phải có chỗ ở hợp pháp tại địa điểm muốn đăng ký hộ khẩu thường trú và chỗ ở này thuộc quyền sở hữu của bản thân.
  • Trong trường hợp công dân có chỗ ở hợp pháp nhưng không thuộc quyền sở hữu của bản thân, công dân cần có sự đồng ý của chủ hộ hoặc người sở hữu chỗ ở đó để được đăng ký thường trú.
  • Công dân có thể đăng ký thường trú tại phương tiện lưu động nếu là chủ nhân phương tiện hoặc có sự đồng ý từ chủ nhân phương tiện. Trong trường hợp này, phương tiện cần được đăng ký đăng kiểm tại cơ quan có thẩm quyền.
  • Đối với việc đăng ký hộ khẩu thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo cần đảm bảo các điều kiện sau:
    • Người đăng ký thường trú là đại diện của cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo.
    • Người đăng ký thường trú phải có sự đồng ý từ cơ quan quản lý hoặc người đại diện của cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo để được đăng ký thường trú.

3.2 Hồ sơ đăng ký hộ khẩu thường trú

Để đăng ký hộ khẩu thường trú, hồ sơ yêu cầu được quy định rõ ràng tại Điều 21 của Luật Cư trú. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, hồ sơ cần nộp có thể khác nhau. Có thể kể đến một vài trường hợp như sau:

  • Tờ khai thay đổi thông tin cư trú: Nếu không đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp của mình, cần có sự đồng ý của chủ hộ hoặc chủ sở hữu chỗ ở, trừ khi đã có văn bản đồng ý trước đó
  • Giấy tờ chứng minh sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc giấy tờ chứng minh các điều kiện nhập hộ khẩu không thuộc chỗ ở hợp pháp của mình như hợp đồng thuê nhà, giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ hoặc thành viên trong hộ…

Với mỗi trường hợp cụ thể, yêu cầu về hồ sơ và giấy tờ sẽ khác nhau. Người dân có thể nộp hồ sơ đăng ký hộ khẩu thường trú trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc thực hiện thủ tục trực tuyến qua Cổng dịch vụ công của Bộ Công an hoặc Cổng dịch vụ công Quốc gia.

3.3 Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú

Để đăng ký hộ khẩu thường trú, bạn có thể lựa chọn giữa hai cách:

  • Thứ nhất, bạn có thể đến trực tiếp tại Cơ quan Công an cấp xã tại địa phương nơi bạn cư trú để thực hiện thủ tục đăng ký.
  • Thứ hai, bạn cũng có thể dễ dàng nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, bao gồm Cổng dịch vụ công quốc gia và Cổng dịch vụ công của Bộ Công an.

Sau khi hồ sơ được tiếp nhận, bạn sẽ được hẹn đến cơ quan Công an cấp xã để hoàn tất thủ tục đăng ký hộ khẩu và thường trú.

3.4 Thời gian thực hiện

Khoản 3 Điều 22 Luật Cư trú quy định thời gian giải quyết thủ tục đăng ký cư trú là 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Sau khi nộp hồ sơ, cơ quan thẩm quyền sẽ kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ (nếu hồ sơ không đủ, sẽ hướng dẫn bổ sung), thẩm định, cập nhật thông tin nơi thường trú mới vào Cơ sở dữ liệu cư trú và thông báo về việc đã cập nhật.

Nếu từ chối đăng ký thường trú, cơ quan thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.

3.5 Lệ phí

Chi phí đăng ký thường trú sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định, tuân theo quy định cụ thể của từng địa phương.

4. Những địa điểm không được đăng ký thường trú

Việc đăng ký thường trú là một quyền lợi quan trọng, giúp công dân đảm bảo được các quyền và nghĩa vụ trong quá trình cư trú. Tuy nhiên, không phải bất kỳ địa điểm nào cũng đủ điều kiện để đăng ký thường trú. Các quy định pháp luật hiện hành đã chỉ rõ những nơi không được phép đăng ký thường trú nhằm bảo đảm an ninh, trật tự xã hội cũng như bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan. Chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể về các địa điểm không đủ điều kiện đăng ký thường trú dưới đây nhé!

Địa điểm không được đăng ký thường trú
Địa điểm không được đăng ký thường trú

Kể từ ngày 01/7/2021, khi Luật Cư trú 2020 có hiệu lực, quy định về đăng ký địa chỉ thường trú trở nên nghiêm ngặt hơn. Theo Điều 23 của Luật, có 05 loại địa điểm mà người dân không được đăng ký thường trú, mặc dù họ đã sinh sống lâu dài, ổn định tại đó bao gồm:

Điều 23. Địa điểm không được đăng ký thường trú mới

  1. Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử – văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật.
  2. Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật.
  3. Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật.
  4. Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
  5. Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, những địa điểm không được phép đăng ký thường trú nêu trên sẽ giúp cho bạn có cái nhìn rõ ràng hơn, từ đó có thể thực hiện đúng quy định của pháp luật và bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất.

5. Đăng ký hộ khẩu thường trú cần lưu ý những điều gì?

Khi tiến hành đăng ký hộ khẩu thường trú, có một số điểm quan trọng mà bạn cần phải lưu ý để đảm bảo quá trình diễn ra thuận lợi và tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Đăng ký hộ khẩu thường trú cần lưu ý những điều gì?
Đăng ký hộ khẩu thường trú cần lưu ý những điều gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 của Luật Cư trú năm 2020, có 03 trường hợp công dân sẽ bị xóa đăng ký thường trú:
  • Công dân đăng ký thường trú qua đời hoặc có quyết định của Tòa án tuyên bố đã mất tích.
  • Cá nhân quyết định sang nước ngoài định cư và đã hủy bỏ đăng ký thường trú theo quy định.
  • Công dân vắng mặt liên tục tại địa chỉ thường trú từ 12 tháng trở lên, không đăng ký tạm trú tại nơi khác hoặc không khai báo tạm vắng.

Kể từ ngày 01/7/2020, nhà nước Việt Nam đã bổ sung thêm nhiều trường hợp hạn chế quyền đăng ký hộ khẩu thường trú. Các trường hợp bao gồm: công dân bị cách ly do nguy cơ truyền nhiễm bệnh dịch, khu vực cách ly phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh, và người bị tạm giữ hoặc tạm giam theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Theo Luật Cư trú năm 2020, từ năm 2021 trở đi, sổ hộ khẩu giấy sẽ không còn được cấp. Thay vào đó, công dân sẽ sử dụng sổ hộ khẩu điện tử. Trong trường hợp mất, hỏng, hoặc sai sót, công dân vẫn có thể làm thủ tục xin cấp lại hoặc đổi sổ hộ khẩu mới.

Hồ sơ xin cấp lại sổ hộ khẩu mới sẽ bao gồm như sau:

  • Sổ hộ khẩu (bị hư hỏng, rách hay có sai sót).
  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
  • Công dân nộp hồ sơ tại cơ quan Công an cấp xã. Tuy nhiên, công dân sẽ không được cấp sổ hộ khẩu giấy mới, cơ quan sẽ thu hồi sổ hộ khẩu cũ và cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu cư trú.

Khi hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoàn thiện, mỗi cá nhân sẽ được cấp một mã số định danh. Mã số này sẽ xuất hiện trên thẻ căn cước và sẽ được sử dụng trong các giao dịch như mua bán, đăng ký ô tô, xe máy, khai sinh,… Chỉ cần thẻ căn cước, công dân sẽ không cần mang nhiều giấy tờ. Cán bộ chỉ mất 18 giây để kiểm tra và đối chiếu thông tin.

Phương thức này hiện đại hóa quản lý, chuyển từ thủ công sang điện tử. Tuy nhiên, sổ tạm trú, sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân vẫn còn giá trị sử dụng. Chính phủ áp dụng công nghệ thông tin để quản lý thông tin định danh thay vì sử dụng sổ giấy, nhằm khắc phục các bất cập hiện có.

Như vậy, thông tin về sổ hộ khẩu sẽ được tích hợp trên căn cước công dân. Khi cần làm thủ tục, công dân chỉ cần mang thẻ căn cước để cán bộ quét và kiểm tra thông tin.

6. Các câu hỏi thường gặp về hộ khẩu thường trú

Các câu hỏi thường gặp về hộ khẩu thường trú
Các câu hỏi thường gặp về hộ khẩu thường trú

6.1 Khi ra riêng có cần phải xóa hộ khẩu thường trú không?

Khoản 4 Điều 3 Luật Cư trú 2020 quy định mỗi công dân chỉ có một nơi thường trú và có thể có thêm một nơi tạm trú tại một thời điểm. Việc ra riêng không bắt buộc phải xóa hộ khẩu thường trú ở nơi cũ, nhưng không được đăng ký thường trú ở hai nơi. Công dân có thể giữ thường trú ở nơi cũ và đăng ký tạm trú ở nơi mới hoặc ngược lại.

6.2 Không có nhà riêng thì có thể tách hộ khẩu không?

Địa chỉ thường trú của gia đình không nằm trong các trường hợp quy định tại Điều 23 của Luật Cư trú 2020. Theo đó, không cần phải có nhà ở riêng để có thể tách hộ. Gia đình vẫn có thể chia tách để đăng ký thường trú tại cùng một địa chỉ hợp pháp.

6.3 Địa chỉ thường trú ghi theo CMND/CCCD hay hộ khẩu?

Hộ khẩu thường trú là cơ sở để cơ quan cấp chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước cho công dân. Vì vậy, khi điền các giấy tờ liên quan đến địa chỉ thường trú, địa chỉ trên sổ hộ khẩu thường trú luôn được ưu tiên.

Do đó, khi ghi địa chỉ thường trú, công dân nên ghi theo địa chỉ trên sổ hộ khẩu thường trú thay vì theo chứng minh nhân dân.

6.4 Đăng ký hộ khẩu thường trú online được không?

Ngoài việc nộp hồ sơ trực tiếp, công dân có thể đăng ký thường trú trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công quản lý cư trú hoặc Cổng Dịch vụ công của Bộ Công an. Khi đăng ký online, người dân vẫn phải xuất trình bản chính các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Thời gian xử lý hồ sơ là 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ và hợp lệ hồ sơ.

Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về hộ khẩu thường trú là gì và vai trò quan trọng của nó trong hệ thống hành chính của Việt Nam. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần thêm thông tin, đừng ngần ngại liên hệ với AZTAX qua HOTLINE: 0932.383.089 để được hỗ trợ nhé!

5/5 - (3 bình chọn)
5/5 - (3 bình chọn)
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon