Quy Định Xử Phạt Lập Sai Hồ Sơ Kế Toán Công Ty FDI

Quy định lập hồ sơ kế toán FDI

Những quy định cũng như các bước thành lập công ty FDI đã không còn xa lạ với doanh nghiệp. Tuy nhiên, về các nghiệp vụ kế toán hay làm hồ sơ kế toán công ty FDI vẫn chưa được nhiều quý doanh nghiệp biết đến và cần phải chú ý những gì khi làm hồ sơ nghiệp vụ kế toán. Vậy nghiệp vụ kế toán FDI gồm những gì? Hãy cùng AZTAX đi sâu vào những vấn đề này nhé!

Quy định lập hồ sơ kế toán FDI
Quy định lập hồ sơ kế toán FDI

1. Nghiệp vụ kế toán là gì?

Nghiệp vụ kế toán là gì?
Nghiệp vụ kế toán là gì?

Nghiệp vụ kế toán là những công việc kế toán về thu, chi bán hàng, kê khai thuế, xuất ngân quỹ, báo cáo tài chính,…mà bộ phận kế toán làm hằng ngày. Những nghiệp vụ kế toán, kê khai luôn cần thực hiện tỉ mỉ, cẩn thận và chính xác. Vì vậy, kế toán viên cần nắm vững những kiến thức về chuyên môn cũng như nghiệp vụ kế toán.

Có các loại nghiệp vụ kế toán như: nghiệp vụ mua, bán hàng, nghiệp vụ tài sản cố định, nghiệp vụ công cụ, dụng cụ,…

2. Nghiệp vụ kế toán FDI gồm những gì?

Ngoài những việc làm hồ sơ nghiệp vụ kế toán thông thường như: tổng hợp cân đối kế toán, lập sổ sách kế toán, kê khai thuế, báo cáo tài chính hàng tháng, hàng năm.

Hồ sơ kế toán công ty FDI còn bao gồm những nghiệp vụ sau: 

  • Các hồ sơ hệ thống sổ sách kế toán, báo cáo tài chính – thuế của công ty FDI theo tiêu chuẩn pháp luật Việt Nam quy định
  • Các báo cáo tài chính liên quan đến giao dịch nội bộ giữa các công ty con.
  • Sổ sách, hồ sơ kế toán bao gồm những sổ cái và sổ nhật ký chung khi được tổng hợp phải biên dịch sang tiếng nước ngoài.
  • Báo cáo tài chính hợp nhất giữa công ty tại Việt Nam và trụ sở chính tại nước ngoài phải được tổng hợp và phân loại.
  • Bên cạnh việc các nghiệp vụ, hạch toán kế toán, thuế phải phù hợp với hoạt động đặc thù của công ty nước ngoài mà còn phải tuân thủ theo quy định hiện hành đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

3. Những quy định cần biết khi lập hồ sơ kế toán công ty FDI

Quy định lập hồ sơ kế toán thế nào?
Quy định lập hồ sơ kế toán thế nào?

Các doanh nghiệp khi hoạt động tại Việt Nam đề phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật về hạch toán, lập hồ sơ nghiệp vụ kế toán theo Luật Kế toán đang hiện hành.

3.1 Sổ kế toán

Đối với sổ kế toán, công ty vốn đầu tư nước ngoài FDI cần tuân theo 01 số quy định chung tại chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam:

  • Có thể lựa chọn ghi một trong bốn hình thức sổ kế toán: Nhật ký – Sổ cái; Chứng từ ghi sổ; Nhật ký chung; Nhật ký chứng từ.
  • Hệ thống sổ kế toán doanh nghiệp gồm: sổ kế toán tổng hợp và hệ thống sổ kế toán chi tiết
  • Hệ thống sổ kế toán đảm bảo phản ánh và cung cấp đầy đủ các thông tin kinh tế tài chính doanh nghiệp.

3.2 Tài khoản kế toán

Doanh nghiệp cần tuân theo các quy định về hệ thống tài khoản kế toán bao gồm các tài khoản loại 1 đến tài khoản loại 9 – tài khoản trong Bảng cân đối kế toán; Tài khoản loại 0 – Tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán.

3.3 Chứng từ kế toán

Về chứng từ kế toán, doanh nghiệp FDI phải tuân thủ theo Mục 2.1 Thông tư 55/2002/TT-BTC như sau: Các nguyên tắc về lập và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính trên chứng từ kế toán; kiểm tra chứng từ kế toán; ghi sổ và lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán; xử lý vi phạm đã được quy định trong chế độ về chứng từ kế toán của chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam.”

3.4 Báo cáo tài chính

Theo Khoản 2, Điều 29, Luật Kế toán 2015, doanh nghiệp phải thực hiện lập báo cáo tài chính như sau:

“a) Đơn vị kế toán phải lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm; trường hợp pháp luật có quy định lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác thì đơn vị kế toán phải lập theo kỳ kế toán đó;

b) Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán. Đơn vị kế toán cấp trên phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trong cùng đơn vị kế toán cấp trên;

c) Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán; trường hợp báo cáo tài chính trình bày khác nhau giữa các kỳ kế toán thì phải thuyết minh rõ lý do;

d) Báo cáo tài chính phải có chữ ký của người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán. Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.”

4. Làm sai hồ sơ nghiệp vụ kế toán, công ty FDI sẽ bị xử phạt như thế nào?

Mức xử phạt hành vi vi phạm có thể từ 10.000.000 đồng lên đến 30.000.000 đồng khi lập hồ sơ nghiệp vụ kế toán sai quy định chung về pháp luật kế toán hoặc các tổ chức thực hiện hành vi ban hành, công bố chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán, chế độ kế toán không đúng thẩm quyền.

Hành vi vi phạm đến những quy định chung cơ bản về sổ kế toán, tài khoản kế toán, báo cáo tài chính và ít nghiêm trọng sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. 

Mức xử phạt khi lập sai nghiệp vụ
Mức xử phạt khi lập sai nghiệp vụ

Do đó, làm hồ sơ nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp nói chung và hồ sơ kế toán công ty FDI nói riêng phải được thực hiện kỹ lưỡng, chính xác và phải tuân thủ theo những quy định chung về kế toán của pháp luật. Ngoài việc luôn hỗ trợ, luôn cập nhật, thông tin đến quý doanh nghiệp những quy định pháp luật mới nhất để tránh những khó khăn công ty FDI sẽ gặp phải. AZTAX còn có dịch vụ làm hồ sơ kế toán cho công ty FDI từ A – Z, quý doanh nghiệp không cần phải lo lắng đến những quy định hiện hành.

Còn chần chờ gì nữa, quý doanh nghiệp hãy nhanh chóng gửi thông tin về địa chỉ cs@aztax.com.vn hoặc gọi điện vào hotline 0932.383.089 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá post
Đánh giá post
facebook-icon
zalo-icon
phone-icon
whatsapp-icon