“Thời đại” Covid: tạm ngừng kinh doanh hay giải thể?

Tạm ngừng kinh doanh hay giải thể: giải pháp nào cho doanh nghiệp?

Theo chỉ thị 16, nhiều doanh nghiệp cung cấp những mặt hàng thiết yếu sẽ được tiếp tục hoạt động. Ngược lại, những doanh nghiệp không thuộc danh mục hàng hóa thiết yếu sẽ phải ngừng hoạt động. Trước bối cảnh đó đã khiến cho tình hình kinh doanh của không ít doanh nghiệp phải “chao đảo”. Một số doanh nghiệp không trụ nổi nên đã rút lui khỏi thị trường. Để rút lui khỏi thị trường, các doanh nghiệp lúc này là đang đối mặt với câu hỏi: tạm ngừng kinh doanh hay giải thể? Bài viết dưới đây, AZTAX sẽ cung cấp thông tin rõ hơn về 2 khái niệm này để giúp cho doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng đắn hơn!

1. 5 điểm phân biệt tạm ngừng kinh doanh và giải thể

5 điểm phân biệt tạm ngừng kinh doanh và giải thể
5 điểm phân biệt tạm ngừng kinh doanh và giải thể
Tiêu chí Tạm ngừng kinh doanh Giải thể
Khái niệm Là tình trạng của doanh nghiệp đang trong thời gian ngừng hoạt động nhưng không chấm dứt tư cách pháp nhân. Nói cách khác, doanh nghiệp không ký hợp đồng, xuất hóa đơn hay bất kỳ hoạt động nào trong thời gian này. Là doanh nghiệp không đủ điều kiện hoạt động như một chỉnh thể hay tổ chức. Chấm dứt các hoạt động dưới tư cách là doanh nghiệp/ tổ chức với các quyền, nghĩa vụ liên quan.
Điều kiện Nộp thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh trong 03 ngày kể từ bắt đầu tạm ngừng kinh doanh Đã thanh toán hết các khoản nợ và không trong thời gian tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài.
Thủ tục Bước 1: Nộp hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh lên cơ quan đăng ký kinh doanh ít nhất 3 ngày trước ngày tạm ngừng kinh doanh.

Bước 2: Cơ quan đăng ký kinh doanh kiểm tra hồ sơ và trao giấy xác nhận về việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp trong 03 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ

Bước 1: Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp của chủ doanh nghiệp

Bước 2: Công bố quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia. Đồng thời, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến các bên có liên quan

Bước 3: Doanh nghiệp thanh lý tài sản, tiến hành thanh toán các khoản nợ

Bước 4: Chuẩn bị hồ sơ giải thể

Bước 5: Nộp hồ sơ

Thời gian thực hiện Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ tạm ngừng kinh doanh hợp lệ Ít nhất 180 ngày kể từ ngày gửi quyết kinh giải thể
Hậu quả pháp lý Chỉ tạm ngừng trong 01 năm và có thể tạm ngừng nhiều lần hoặc trở lại kinh doanh trước khi hết thời hạn này.

Vẫn còn tư cách pháp nhân.

Trong thời gian tạm ngừng không phải đóng thuế, nộp tiền BHXH và thanh toán lương cho người lao động.

Doanh nghiệp chấm dứt tư cách pháp nhân và chấm dứt hoạt động khác có liên quan

Tóm lại, khi có ý định ngừng kinh doanh, cần chú ý điểm khác biệt giữa 2 khái niệm này:

– Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng vẫn có tư cách pháp nhân là một doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp giải thể khi không đủ điều kiện hoạt động như một chỉnh thể, dẫn đến chấm dứt hoạt động. Trường hợp muốn trở lại hoạt động sau khi giải thể thì phải thành lập doanh nghiệp mới.

2. Tạm ngừng kinh doanh hay giải thể: giải pháp nào cho doanh nghiệp?

Tạm ngừng kinh doanh hay giải thể: giải pháp nào cho doanh nghiệp?
Tạm ngừng kinh doanh hay giải thể: giải pháp nào cho doanh nghiệp?

Sự ảnh hưởng của Covid-19 đã tác động đến không ít doanh nghiệp trên thị trường trong thời gian qua. Điều đó dẫn đến nhiều doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động kinh doanh. Từ đó doanh nghiệp phải tự đưa ra hướng giải quyết tạm ngừng kinh doanh hoặc giải thể. Tuy nhiên, quyết định tạm ngừng hay giải thể còn phụ thuộc vào hiện trạng của mỗi doanh nghiệp như:

– Chọn tạm ngừng kinh doanh khi doanh nghiệp:

+ Vẫn còn khả năng tài chính cho việc hoạt động kinh doanh.

+ Có dự định thiết lập lại cơ cấu công ty, hoạch định chiến lược, đặt lại mục tiêu kinh doanh.

+ Khi công ty không thuê lao động hoặc số lao động không nhiều. Vì khi tạm ngừng kinh doanh, công ty ngừng mọi hoạt động khiến cho nhiều lao động mất việc, không có thu nhập, dẫn đến xin nghỉ việc. Thế nên, cần cân nhắc tạm ngừng khi có nhiều lao động, vì quyết định này có thể dẫn đến thiếu hụt nhân sự khi công ty hoạt động trở lại.

– Chọn giải thể khi doanh nghiệp:

+ Ảnh hưởng tài chính do dịch bệnh, hoạt động kinh doanh đi xuống. Nhận thấy không còn khả năng để cải thiện, phục hồi sản xuất kinh doanh.

+ Có số lượng lao động nhiều nhưng không còn khả năng thanh toán bảo hiểm xã hội, tiền lương, và các chi phí khác cho người lao động.

Lưu ý: Doanh nghiệp không nên vì kết quả làm ăn thua lỗ, không có khả năng phục hồi mà đi đến quyết định giải thể, mà nên cân nhắc tạm ngừng kinh doanh. Vì khoảng thời gian tạm ngừng hoạt động này là lúc doanh nghiệp hoạch định lại chiến lược, xem xét, tự đánh giá tình hình, lên kế hoạch khắc phục thiệt hại vượt qua dịch bệnh. Nhìn chung, doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ lưỡng, không vội đưa ra quyết định giải thể trong giai đoạn này.

3. Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh trọn gói tại TP.HCM – Uy tín, Hiệu quả.

Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh trọn gói tại TP.HCM - Uy tín, Hiệu quả.
Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh trọn gói tại TP.HCM – Uy tín, Hiệu quả.

Tình dịch dịch bệnh kéo dài suốt thời gian qua đã kéo theo hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp đi xuống. AZTAX cũng đã hỗ trợ dịch vụ tạm ngừng kinh doanh cũng như giải thể cho không ít doanh nghiệp. Chúng tôi nhận thấy tùy vào thực trạng hiện tại của doanh nghiệp mà có những định hướng riêng. Sở hữu nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này, AZTAX giới thiệu: Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh trọn gói tại TP.HCM nhằm hỗ trợ hết mình cho doanh nghiệp.

Tham khảo ngay dịch vụ của chúng tôi: Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh trọn gói

Doanh nghiệp có thắc mắc, cần hỗ trợ, liên hệ với AZTAX qua hotline : 0932.383.089 để được giải đáp.

5/5 - (2 bình chọn)
5/5 - (2 bình chọn)