Quy định báo giảm lao động, báo giảm BHXH

Báo giảm lao động

Trái ngược với trường hợp báo tăng lao động, báo giảm lao động (báo giảm BHXH) được thực hiện khi có phát sinh giảm lao động. Vậy, Nhà nước ta quy định gì về việc báo giảm lao động? Có những vấn đề gì khác xoay quanh việc báo giảm này? AZTAX sẽ trình bày rõ ràng trong bài viết dưới đây.

1. Báo giảm lao động, báo giảm BHXH là gì?

Báo giảm lao động là hành động doanh nghiệp cần thực hiện khi có lao động không còn làm việc hoặc tạm hoãn làm việc bởi bất cứ lý do gì. Báo giảm lao động giúp Cơ quan Bảo hiểm xác định được cá nhân đó không còn làm việc tại doanh nghiệp và là căn cứ để doanh nghiệp có quyền tiến hành chốt sổ BHXH – một trong những hồ sơ cần hoàn trả khi người lao động thôi việc. Đồng thời, dựa vào hồ sơ báo giảm, cơ quan BHXH còn xác định được từng trường hợp, từ đó lưu hồ sơ tại mục bảo lưu đóng BHXH.

Xem thêm: Báo tăng lao động là gì? Quy định mới nhất về báo tăng lao động.

Báo giảm lao động là gì?
Báo giảm lao động là gì?

2. Quy định báo giảm BHXH

Theo quy định, người sử dụng lao động phải thực hiện báo giảm lao động khi có bất cứ phát sinh trong những trường hợp sau:

– Người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động (báo tăng trở lại nếu tiếp tục làm việc)

– Người lao động xin nghỉ hưởng không lương trên 14 ngày làm việc trong tháng (báo tăng nếu làm việc trở lại)

– Người lao động được duyệt vào trường hợp được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất

– Người lao động nghỉ ốm đau, thai sản theo chính sách của BHXH.

– Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động với bất cứ lý do gì (kể cả nghỉ ngang).

Luật còn quy định thêm, báo giảm BHXH và chốt sổ là trách nhiệm của người sử dụng lao động. Do đó, trừ trường hợp doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, mất chức năng pháp lý thì buộc phải thực hiện những thủ tục này.

3. Thời gian báo giảm Bảo hiểm Xã hội

Báo giảm lao động, báo giảm bảo hiểm xã hội phải được thực hiện khi có bất cứ lao động nào rơi vào những trường hợp đã nêu ở phần 2. Một số trường hợp khác được quyền báo giảm cũng được nêu cụ thể trong Luật.

Khác với quy định báo tăng, báo giảm lao động (giảm bhxh) phải được thực hiện trong tháng phát sinh, tính đến ngày cuối cùng của tháng đó. Thông thường, báo giảm tháng sau phải được thực hiện từ ngày 28 tháng trước.

Thời gian báo giảm BHXH
Thời gian báo giảm BHXH

4. Quy định phạt hành chính đối với doanh nghiệp vi phạm báo giảm lao động

Công văn mới nhất quy định về việc báo giảm lao động chậm là Công văn 1734/BHXH-QLT. Văn bản này nêu rõ, nếu doanh nghiệp thực hiện báo giảm sau ngày cuối cùng của tháng phát sinh giảm thì được xem là báo giảm lao động chậm. Do đó, trường hợp này người lao động (lẽ ra phải báo giảm) thì vẫn phải đóng hết giá trị thẻ BHYT của tháng kế tiếp và có giá trị sử dụng hết tháng. Cơ quan BHXH sẽ không thu hồi thẻ đã báo giảm, nên nếu báo giảm trễ thì cũng không thuộc diện được đền bù.

Nếu doanh nghiệp không đóng bổ sung giá trị thẻ BHYT tháng sau thì có thể lập hồ sơ báo giảm tháng sau từ ngày 28 tháng trước (ngày muộn nhất). Sau khi báo giảm thì không được báo phát sinh BHYT tháng trước.

Ví dụ: Giả sử người lao động thôi việc từ ngày 31/07/2020

Doanh nghiệp báo giảm lao động từ tháng 08/2020 vào ngày 28/07/2020: Doanh nghiệp chỉ đóng vào các quỹ bảo hiểm đến tháng 07/2020 và người lao động được sử dụng thẻ BHYT đến ngày 31/07/2020.

Doanh nghiệp báo giảm lao động từ tháng 08/2020 vào ngày 01/08/2020: Doanh nghiệp phải đóng bổ sung giá trị BHYT từ tháng 08/2020 và người lao động được sử dụng thẻ BHYT đến ngày 31/08/2020.

Lưu ý: Nếu doanh nghiệp đã lập hồ sơ tháng 08/2020 thì không được lập hồ sơ tháng 07/2020 trong các ngày còn lại của tháng 07/2020.

5. Hồ sơ báo giảm BHXH bao gồm những gì?

Hồ sơ báo giảm BHXH bao gồm:

– Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (theo mẫu D02-TS)

– Sổ BHXH của người lao động chấm dứt hợp đồng

– Bản sao của quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, thuyên chuyển, nghỉ việc hưởng chế độ hoặc hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hết hạn.

– Thẻ BHYT của người lao động chấm dứt hợp đồng

Tất cả hồ sơ trên gộp thành một bộ, gửi trực tiếp đến cơ quan BHXH quản lý doanh nghiệp hoặc gửi thông qua đường bưu điện.

Hồ sơ báo giảm BHXH
Hồ sơ báo giảm BHXH

6. Dịch vụ báo giảm lao động nhanh chóng, uy tín

Quy định báo tăng, giảm lao động được thông tin rất rõ ràng. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp vẫn còn khá lúng túng khi thực hiện. Đôi khi, sự sai lệch về ngày thông báo cũng khiến doanh nghiệp mất đi một khoản chi phí truy thu không đáng có. Để tránh tình trạng này, AZTAX khuyên doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ báo giảm lao động.

Dịch vụ báo giảm lao động của AZTAX đã và đang hỗ trợ rất nhiều doanh nghiệp. Bởi AZTAX cam kết hỗ trợ từ A đến Z từng vấn đề mà doanh nghiệp yêu cầu. Qua nhiều năm hoạt động, chúng tôi với đội ngũ nhân viên kế toán chuyên nghiệp, chắc chắn sẽ làm hài lòng quý khách.

Tìm hiểu thêm về dịch vụ của AZTAX tại: Dịch vụ bảo hiểm xã hội tphcm

Dịch vụ báo giảm lao động
Dịch vụ báo giảm lao động

AZTAX vừa thông tin chi tiết về quy định báo giảm lao động hiện hành. Chúng tôi sẽ cập nhật bài viết nếu có bất cứ sự thay đổi này. Hy vọng doanh nghiệp có thể thực hiện đúng quy định thủ tục báo giảm BHXH. Nếu gặp khó trong bất cứ vấn đề nào liên quan, hãy để dịch vụ tăng giảm lao động giúp bạn. Liên hệ ngay AZTAX theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ nhanh nhất. AZTAX – Sự khởi đầu vững chắc cho hành trình khởi nghiệp.

Xem thêm: Dịch vụ bảo hiểm xã hội

Xem thêm: Báo giảm bhxh khi nào

Xem thêm: Thủ tục báo giảm bhxh

Xem thêm: Mẫu báo tăng giảm bhxh mới nhất

Xem thêm: Mốc thời hạn báo tăng giảm bhxh

Xem thêm: Hướng dẫn báo giảm bhxh

5/5 - (12 bình chọn)
5/5 - (12 bình chọn)