Tổng quan về giấy phép Bộ Công Thương

Giấy phép Bộ Công Thương là những giấy tờ do Bộ Công Thương xác nhận cho doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực Bộ Công Thương quản lý.

1. Giấy phép Bộ Công Thương là gì?

Định nghĩa giấy phép BCT
Định nghĩa giấy phép BCT

Giấy phép Bộ Công Thương là văn bản thể hiện sự cho phép của Bộ đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề đặc biệt. 

Công thương là công nghiệp và thương nghiệp. Về cơ bản, công thương bao gồm một số ngành kinh tế đặc biệt, có nhiều tác động tới đời sống kinh tế của người dân và đôi khi còn tác động lên cả vấn đề an sinh, xã hội.

Chính vì bao gồm nhiều ngành nghề đặc thù nên giấy phép Bộ Công Thương được quản lý, giám sát chặt chẽ nhằm tạo môi trường kinh doanh bền vững, an toàn.

2. Tại sao phải xin giấy phép từ Bộ Công Thương?

Lí do phải xin giấy phép BCT
Lí do phải xin giấy phép BCT

Đối với một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhất định, nếu không có sự cho phép từ Bộ Công Thương thì không thể hoạt động. Vậy nên, những doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề sau buộc phải xin giấy phép từ Bộ Công Thương:

a) Nhóm ngành dầu khí

– Kinh doanh xăng dầu;

– Kinh doanh khí;

– Hoạt động dầu khí.

b) Nhóm ngành dịch vụ đặc thù

– Dịch vụ giám định thương mại;

c) Nhóm ngành hóa chất, thuốc nổ

– Kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp;

– Kinh doanh tiền chất thuốc nổ;

– Kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền thuốc nổ;

– Kinh doanh dịch vụ nổ mìn;

– Kinh doanh hóa chất trừ hóa chất bị cấm theo Công ước quốc tế về cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học;

– Kinh doanh phân bón vô cơ;

– Kinh doanh tiền chất công nghiệp

d) Nhóm ngành thực phẩm đặc thù

– Kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Công thương

– Xuất khẩu gạo

– Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thực phẩm đông lạnh.

e) Nhóm ngành khác

– Kinh doanh rượu;

– Kinh doanh sản phẩm thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, máy móc thiết bị thuộc chuyên ngành thuốc lá;

– Hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa;

– Hoạt động phát điện, truyền tải, phân phối, bán buôn, bán lẻ, xuất, nhập khẩu điện, tư vấn chuyên ngành điện lực

– Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt

– Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa đã qua sử dụng

– Nhượng quyền thương mại

– Kinh doanh than

– Kinh doanh dịch vụ Logistics

– Kinh doanh khoáng sản

– Hoạt động buôn bán hàng hóa và hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài

– Hoạt động thương mại điện tử

– Kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp với thiết bị áp, thiết bị nâng đặc thù chuyên ngành công nghiệp, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, trang thiết bị khai thác mỏ, dầu khí, trừ thiết bị, phương tiện thăm dò, khai thác trên biển.

– Kiểm toán năng lượng

– Kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp

3. Tra cứu giấy phép Bộ Công Thương thế nào?

Tra cứu giấy phép BCT
Tra cứu giấy phép BCT

3.1 Các danh mục được tra cứu

Bộ Công Thương đã triển khai thực hiện mở rộng kết nối theo cơ chế một cửa từ ngày 4/6/2015. Từ thời gian này, các doanh nghiệp đã có thể sử dụng Cổng thông tin một cửa quốc gia nhằm khai báo và tiếp nhận giấy phép điện tử. 

Danh mục thủ tục hành chính của Bộ Công Thương khi tham gia cơ chế này bao gồm: Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu các chất làm suy giảm tầng ôzôn; Thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ mẫu D; Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu mô-tô phân khối lớn.

3.2 3 bước tra cứu khai thác thông tin

Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống Thông quan điện tử tập trung, vào mục IX. Kết nối hệ thống thông tin một cửa quốc gia

Bước 2: Tra cứu thông tin chứng chỉ theo các điều kiện về MST DN, Thời gian cấp chứng chỉ, Số chứng chỉ, Bộ ngành cấp phép…

Bước 3: Xem thông tin chứng chỉ trên hệ thống

4. Sơ lược về giấy phép nhập khẩu của Bộ Công Thương

Giấy phép nhập khẩu “tự động” là chỉ cần nộp đơn đầy đủ, thỏa mãn các yêu cầu sẽ được tự động duyệt mà không phải qua các thủ tục rườm rà.

Giấy phép nhập khẩu thông thường không chỉ yêu cầu giấy phép phải thỏa mãn các điều kiện còn phải đáp ứng các yêu cầu khác kèm theo. Ví dụ như khi muốn nhập thiết bị y tế, phải có đăng ký kinh doanh và có nguồn nhân sự được đào tạo về chuyên ngành thì mới được cấp giấy phép.

Tuy nhiên, nhập khẩu tự động vẫn có điểm khó riêng của nó vì yêu cầu phải nhập thông tin hợp lệ và đầy đủ. Nếu không sẽ phải tốn nhiều thời gian chờ và phải chỉnh sửa, bổ sung nếu vẫn chưa thực hiện đủ và đúng.

5. Dịch vụ xin giấy phép Bộ Công Thương

Dịch vụ xin giấy phép BCT
Dịch vụ xin giấy phép BCT

Xin giấy phép Bộ Công Thương là một trong những vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Để xin được giấy phép, doanh nghiệp phải đáp ứng đúng và đủ các điều kiện cụ thể. Hiện nay, AZTAX đã và đang triển khai dịch vụ xin giấy phép từ BCT để hỗ trợ doanh nghiệp. Chúng tôi với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, am hiểu lĩnh vực giấy phép, đảm bảo hỗ trợ doanh nghiệp toàn diện.

Tham khảo thêm dịch vụ của chúng tôi tại: Dịch vụ xin giấy phép Bộ Công Thương

Vậy là AZTAX đã giải đáp cho bạn những thắc mắc liên quan về giấy phép nhập khẩu của Bộ Công Thương. Trường hợp cần hỗ trợ tư vấn chi tiết hoặc hỗ trợ thực hiện thủ tục thì hãy liên hệ ngay với AZTAX qua hotline: 0932.383.089 để được tư vấn miễn phí một cách nhanh chóng.

5/5 - (2 bình chọn)
5/5 - (2 bình chọn)