Giải đáp các vấn đề về bảo hiểm thất nghiệp thường gặp nhất

Dịch vụ nhận trợ cấp thất nghiệp

Thời gian qua, AZTAX nhận được rất nhiều thắc mắc xoay quanh các vấn đề về Bảo hiểm Thất nghiệp của người lao động. Vậy nên, chúng tôi xin được tổng hợp những thắc mắc ấy trong bài viết này. Hy vọng người lao động hiểu hơn để quá trình nhận thất nghiệp được suôn sẻ.

Nội Dung Bài Viết

Vấn đề 1: Nghỉ bao lâu thì được lãnh bảo hiểm thất nghiệp?

Người lao động có thể làm hồ sơ nhận trợ cấp thất nghiệp ngay khi có quyết định thôi việc và sổ bảo hiểm đã chốt. Theo quy định, thời hạn làm hồ sơ nhận trợ cấp thất nghiệp là không quá 03 tháng kể từ ngày có quyết định thôi việc. Vậy nên, khi có những giấy tờ trên, người lao động nên làm hồ sơ hưởng thất nghiệp ngay lập tức, tránh để tình trạng quá hạn.

Thế nhưng, đôi khi người lao động không thể làm hồ sơ đúng thời hạn do mất sổ, không được chốt sổ, có nhiều sổ. Về vấn đề này, AZTAX đã và đang mang đến những giải pháp với các gói dịch vụ sau đây:

Dịch vụ làm lại sổ bảo hiểm xã hội

Dịch vụ chốt sổ bảo hiểm xã hội

Dịch vụ gộp sổ bảo hiểm xã hội

Thời gian làm hồ sơ nhận trợ cấp thất nghiệp như thế nào?
Thời gian làm hồ sơ nhận trợ cấp thất nghiệp như thế nào?

Vấn đề 2: Làm việc từ tháng X/2019 đến tháng Y/2020 thì có được lãnh bảo hiểm thất nghiệp?

Theo quy định, người lao động phải làm việc đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi nhận thất nghiệp. Vậy nên, bạn cần đếm lại xem trong khoảng thời gian đó đủ 12 tháng, thì bạn đủ điều kiện được nhận. 

Tuy nhiên, thời gian đóng BHTN trước kia chưa được lãnh cũng sẽ được cộng dồn. Nên nếu trước đó người lao động có làm ở công ty khác mà chưa làm hồ sơ nhận thất nghiệp thì thời gian tính nhận thất nghiệp sẽ nhiều hơn thời gian làm tại công ty vừa nghỉ.

Vấn đề 3: Nghỉ việc quá 3 tháng nhưng quên/không biết là được lãnh bảo hiểm thất nghiệp phải làm sao?

Nếu đã quá 03 tháng kể từ ngày có quyết định thôi việc mà người lao động chưa làm hồ sơ nhận bảo hiểm thất nghiệp thì sẽ được bảo lưu. Lúc này, người lao động không thể làm hồ sơ nhận trợ cấp được nữa. Nhưng thời gian tham gia này sẽ không mất đi, mà sẽ được cộng dồn vào kỳ nhận thất nghiệp sau.

Vấn đề 4: Đóng bảo hiểm thất nghiệp được X tháng thì được lãnh bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?

Người lao động cần xem lại thời gian đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Nếu:

– Đóng từ 12-36 tháng: Lãnh 3 tháng thất nghiệp.

– Đóng từ 36 tháng trở lên thì cứ đủ 12 tháng sẽ được cộng 01 tháng lãnh thất nghiệp.

VD: Ông A làm việc tại doanh nghiệp được 3 năm 8 tháng thì ông A sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp với thời gian như sau:

*Số tháng ông A làm việc là: 44 tháng.

Thời gian ông A hưởng trợ cấp:

– 36 tháng đầu là 03 tháng hưởng trợ cấp.

– 8 tháng còn lại được bảo lưu vào kỳ nhận trợ cấp sau do chưa đủ 12 tháng.

Vấn đề về cách tính trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp
Vấn đề về cách tính trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Vấn đề 5: Làm việc ở khu vực A nhưng làm bảo hiểm thất nghiệp tại khu vực B thì có được không?

Theo quy định thì không hề có điều khoản nào ràng buộc người lao động phải làm trợ cấp thất nghiệp tại khu vực làm việc cả. Vậy nên, người lao động có thể đến Trung tâm Dịch vụ Việc làm nào gần nhất, thuận tiện nhất để làm hồ sơ.

Vấn đề về việc nhận trợ cấp thất nghiệp ở đâu
Vấn đề về việc nhận trợ cấp thất nghiệp ở đâu

Vấn đề 6: Đã rút BHXH 1 lần nhưng chưa lãnh hết bảo hiểm thất nghiệp thì phải làm sao?

Nếu người lao động đã rút BHXH 1 lần nhưng vẫn còn thời gian BHTN chưa lãnh thì sẽ được BHXH hoàn trả lại sổ. Về cơ bản, thời gian chưa lãnh không mất đi, người lao động hoàn toàn có thể tham gia tiếp BHXH (tức là làm việc tại doanh nghiệp khác) với mã số BHXH cũ. Khi thôi việc thì sẽ được lãnh trợ cấp thất nghiệp với căn cứ tính cộng dồn những tháng chưa lãnh.

Vấn đề 7: Người lao động đã thôi việc nhưng không ty không trả sổ, phải làm sao để nhận trợ cấp thất nghiệp?

Hồ sơ để nhận trợ cấp thất nghiệp gồm có:

– Sổ BHXH đã chốt

– Quyết định thôi việc (trong vòng 03 tháng kể từ ngày trên quyết định)

– CMND hoặc CCCD bản sao kèm bản chính đối chiếu.

Như vậy, thiếu sổ BHXH thì người lao động không thể làm hồ sơ nhận trợ cấp được. 

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp không trả sổ và chốt sổ thì công ty đã làm sau quy định. Theo đó, nếu người lao động thôi việc với bất cứ hình thức nào thì doanh nghiệp cũng phải chốt và trả sổ. Vậy nên, trong trường hợp này, người lao động hoàn toàn có thể thưa kiện để đảm bảo quyền lợi của mình.

Vấn đề 8: Người lao động đã thôi việc nhưng công ty báo đã làm mất sổ thì phải làm gì?

Người lao động cần yêu cầu công ty làm lại sổ và chốt sổ. Vì đây hoàn toàn là trách nhiệm của công ty. Trên nguyên tắc, người lao động có thể giữ sổ, và nếu làm mất thì phải tự làm hồ sơ làm lại. Người sử dụng lao động cũng có trách nhiệm tương tự.

Sau khi được công ty chốt sổ và trả lại thì người lao động mới đủ điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp như bình thường. Người lao động cũng có thể tham khảo thêm dịch vụ chốt sổ bảo hiểm xã hội của AZTAX để tránh mắc phải vấn đề về bảo hiểm thất nghiệp này.

Vấn đề 9: Người lao động có nhiều hơn 02 sổ nên bị Trung tâm Dịch vụ Việc làm từ chối hồ sơ nhận bảo hiểm thất nghiệp thì phải làm gì?

Theo quy định, mỗi người lao động đều chỉ được sở hữu 01 sổ BHXH. Vậy nên, nếu chẳng may có 02 hay nhiều sổ thì phải tiến hành thủ tục gộp. Sau khi đã gộp toàn bộ hồ sơ rồi thì người lao động mới có thể nộp hồ sơ nhận bảo hiểm thất nghiệp được.

Vấn đề 10: Vì sao người lao động nhận trợ cấp thất nghiệp tháng đầu vào ngày X nhưng ngày X tháng sau lại không nhận được?

Theo quy định nhận trợ cấp thất nghiệp thì ngày nhận trợ cấp tháng đầu sẽ khác hoàn toàn với ngày nhận trợ cấp các tháng kế tiếp. Bởi trong những tháng tiếp theo, người lao động phải khai báo tình hình tìm kiếm việc làm cho Trung tâm. Sau khi nhận kết quả thông báo này, trung tâm sẽ tiến hành chi trợ cấp tháng kế tiếp cho người lao động. Do vậy, ngày chi trả sẽ khác với ngày chi trả ban đầu.

Vấn đề 11: Nếu người lao động chẳng may quên, không thông báo tình hình tìm kiếm việc làm thì điều gì sẽ xảy ra?

Nếu chẳng may quên, không thông báo, hoặc thông báo không đúng hạn thì trung tâm dịch vụ việc làm có quyền từ chối chi trả trợ cấp cho người lao động. Nếu việc này xảy ra, trung tâm sẽ gửi về văn bản quyết định dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp. Nhưng nếu trường hợp này xảy ra, thì những tháng chưa hưởng kia vẫn được bảo lưu, chứ không mất đi nên người lao động đừng quá lo lắng.

Vấn đề 12: Người lao động đang nhận trợ cấp thất nghiệp mà có việc làm thì phải làm sao?

Đây là một trong những vấn đề về bảo hiểm thất nghiệp thường gặp nhất. Nếu người lao động đang nhận thất nghiệp mà có việc làm thì phải thông báo ngay cho Trung tâm Dịch vụ Việc làm về việc này. Sau đó, người lao động sẽ được hướng dẫn để làm hồ sơ bảo lưu những tháng trợ cấp chưa nhận.

Vấn đề 13: Dịch vụ nhận trợ cấp thất nghiệp là gì? Có đáng tin cậy?

Dịch vụ nhận trợ cấp thất nghiệp ra đời nhằm giải quyết những vấn đề của người lao động. Thực tế cho thấy, có nhiều trường hợp người lao động không có thời gian thực hiện thủ tục hành chính. Một số khác không rõ về quy định làm bảo hiểm, dẫn đến sai sót hồ sơ, giấy tờ. Ngoài ra, người lao động bị vướng mắc về sổ bảo hiểm như chốt, gộp sổ cũng dẫn đến thực hiện thủ tục khó khăn. Vậy nên, sử dụng dịch vụ là một trong những giải pháp tối ưu.

Dịch vụ nhận trợ cấp thất nghiệp của AZTAX hoàn toàn đáng tin cậy. Bởi chúng tôi đã và đang hỗ trợ cho rất nhiều người lao động gặp khó giai đoạn này. Sở hữu đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, AZTAX cam kết giải quyết hồ sơ cho người lao động nhanh chóng, nhằm đảm bảo đủ phúc lợi được nhận.

Dịch vụ nhận trợ cấp thất nghiệp
Dịch vụ nhận trợ cấp thất nghiệp

AZTAX vừa sơ lược qua một số thắc mắc về bảo hiểm thất nghiệp thường gặp. Hy vọng có thể giúp người lao động giải quyết phần nào thắc mắc của mình. Bên cạnh đó, người lao động cũng có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ từ AZTAX để giảm bớt thời gian và chi phí. Liên hệ ngay theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất. AZTAX – Sự khởi đầu vững chắc cho hành trình khởi nghiệp.

5/5 - (20 bình chọn)
5/5 - (20 bình chọn)