Doanh nghiệp “chao đảo” vì Covid-19, nên chọn giải thể hay phá sản?

Doanh nghiệp nên chọn giải thể hay phá sản?

Tình hình Covid-19 kéo dài tác động đến nền kinh tế, khiến nhiều doanh nghiệp không may trụ vững trên thị trường. Để ứng phó với tình hình này, nhiều doanh nghiệp chọn rút khỏi thị trường nhằm tiết kiệm chi phí hoặc điều chỉnh chiến lược kinh doanh. Đứng trước tình hình đó, nhiều doanh nghiệp phân vân không biết nên chọn lựa giải thể hay phá sản. Bài viết sẽ cung cấp cho chủ doanh nghiệp thông tin cần lưu ý để cân nhắc những lựa chọn tối ưu cho công ty.

1. Nguyên nhân giải thể và phá sản

Nguyên nhân giải thể và phá sản
Nguyên nhân giải thể và phá sản

Giải thể xảy ra khi doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp và bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Căn cứ vào Luật doanh nghiệp 2014, thường có 4 trường hợp giải thể sau đây:

Giải thể tự nguyện:

– Doanh nghiệp không có ý định gia hạn thêm khi hết thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty

– Theo quyết định của người đứng đầu

Giải thể bắt buộc:

– Doanh nghiệp không đủ số lượng nhân sự tối thiểu cần có trong 6 tháng liên tục mà không chuyển đổi loại hình kinh doanh.

– Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh.

Phá sản là khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán trong 3 tháng từ ngày đến hạn thanh toán. Đồng thời, doanh nghiệp bị Tòa án nhân dân tuyên bố phá sản.

2. 4 điểm khác nhau giữa giải thể và phá sản

4 điểm khác nhau giữa giải thể và phá sản
4 điểm khác nhau giữa giải thể và phá sản

Giải thể và phá sản đều là hoạt động tạm ngừng, chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp. Tuy nhiên giữa hai khái niệm này cũng có những điểm khác biệt sau:

Thứ nhất, khác nhau về tính chất thủ tục

– Về thủ tục, giải thể doanh nghiệp căn cứ vào Luật Doanh nghiệp 2014. Đồng thời, thủ tục giải thể doanh nghiệp là thủ tục hành chính, được thực hiện theo trình tự.

– Thủ tục phá sản là thủ tục tư pháp, tố tụng và được thực hiện theo Luật Phá sản 2014.

Thứ hai là sự khác nhau về chủ thể ra quyết định việc phá sản hay giải thể

– Với trường hợp giải thể tự nguyện, giải thể doanh nghiệp là quyết định của chủ sở hữu doanh nghiệp. Còn trường hợp giải thể bắt buộc, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định.

– Về phá sản doanh nghiệp, quyết định do Tòa án tuyên bố.

Thứ ba, khác biệt về điều kiện giải thể và phá sản

– Doanh nghiệp giải thể phải đáp ứng được điều kiện thanh toán đủ các khoản nợ với bên liên quan. Đồng thời, doang nghiệp không trong thời gian tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Lúc này, các khoản nợ sẽ được thanh toán đầy đủ cho các chủ nợ theo thứ tự quy định.

– Về điều kiện phá sản doanh nghiệp, do bản chất doanh nghiệp không có khả năng thanh toán được nợ, nên không bắt buộc đảm bảo phải thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ liên quan. Số tài sản còn lại của doanh nghiệp sẽ được thanh toán cho các chủ nợ theo thứ tự pháp luật quy định (không gồm trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ty hợp danh)

Thứ tư là về thái độ của Nhà nước với chủ doanh nghiệp

– Khi giải thể, Nhà nước sẽ không hạn chế quyền tự do kinh doanh của chủ sở hữu, người quản lý điều hành.

– Đối với phá sản, chủ sở hữu hay người quản lý điều hành doanh nghiệp có thể sẽ bị Nhà nước hạn chế quyền tự do kinh doanh.

3. Doanh nghiệp nên chọn giải thể hay phá sản?

Doanh nghiệp nên chọn giải thể hay phá sản?
Doanh nghiệp nên chọn giải thể hay phá sản?

Nền kinh tế biến động, hoạt động kinh doanh trì trệ dẫn đến tạm ngừng hoạt động là điều không doanh nghiệp nào muốn. Như phân tích trên, hậu quả pháp lý của phá sản có nhiều hạn chế hơn so với giải thể. Do đó, người đứng đầu cần cân nhắc việc giải thể thì sẽ có lợi hơn cho doanh nghiệp.

Về phá sản, sau khi doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán và rơi vào thế bị động, bị các đối tượng liên quan yêu cầu thanh toán nợ, hoặc yêu cầu sự can thiệp của Tòa án ra quyết định phá sản. Từ đó, doanh nghiệp tiến hành thủ tục phá sản, đồng thời bán tài sản để thanh toán nợ cho các bên. Hoặc doanh nghiệp có thể lựa chọn khôi phục lại hoạt động kinh doanh để có cơ sở trả nợ.

Về giải thể, khi còn khả năng chi trả các khoản nợ, doanh nghiệp nên lựa chọn tiến hành giải thể khi nhận thức được tình hình kinh doanh sẽ gặp khó khăn và tỉ lệ thua lỗ cao. Lúc này, doanh nghiệp sẽ ở thế chủ động hơn khi tiến hành giải thể và thủ tục cũng đơn giản hơn cho doanh nghiệp.

Tóm lại, tùy vào tình hình thực tế và khả năng của doanh nghiệp, người đứng đầu có thể ra quyết định giải thể hoặc phá sản. Tuy nhiên, như đã đề cập, khi doanh nghiệp còn khả năng thanh toán nợ thì có thể chọn cách tạm ngừng kinh doanh, khi mọi việc đã ổn định, thì có thể hoạt động trở lại.

4. Dịch vụ giải thể, phá sản doanh nghiệp – Uy tín, hiệu quả

Dịch vụ giải thể, phá sản doanh nghiệp - Uy tín, hiệu quả
Dịch vụ giải thể, phá sản doanh nghiệp – Uy tín, hiệu quả

Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tiến hành giải thể hoặc phá sản. Thủ tục, trình tự, hồ sơ,… là những điều doanh nghiệp cần nắm rõ khi tiến hành thực hiện. Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện giải thể, phá sản một cách nhanh chóng, hiệu quả, hợp pháp. Tham khảo ngay dịch vụ của AZTAX:

Dịch vụ giải thể doanh nghiệp

– Dịch vụ phá sản doanh nghiệp

Trên đây là bài viết phân tích giữa giải thể và phá sản, nhằm cung thông tin hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đưa ra những lựa chọn tối ưu nhất cho công ty. AZTAX sở hữu nguồn nhân lực hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực này sẽ chuyên môn hóa các nghiệp vụ giải thể, phá sản cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thắc mắc, cần hỗ trợ, liên hệ với AZTAX qua hotline : 0932.383.089 để được giải đáp.

5/5 - (6 bình chọn)
5/5 - (6 bình chọn)