Chính sách mới về lao động tiền lương đổi mới trong năm 2024

Công việc có tính chất thời vụ được tăng thêm thời giờ làm

Chính sách mới về lao động tiền lương theo Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH, có thay đổi thời gian làm việc của người lao động (NLĐ) có tính chất thời vụ, tiền lương cho cho chức danh di sản,… Hãy cùng AZTAX tìm hiểu những thay đổi nào cần phải biết ở bài viết bên dưới nào.

1. Công việc có tính chất thời vụ được tăng thêm thời giờ làm

Công việc có tính chất thời vụ được tăng thêm thời giờ làm
Công việc có tính chất thời vụ được tăng thêm thời giờ làm

Kể từ ngày 01/02/2022, căn cứ theo Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH, NLĐ ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hoặc từ 12 tháng đến 36 tháng làm công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng sẽ có thay đổi về số giờ làm việc. Mức này đã có điều chỉnh so với Thông tư 54/2015/TT-BLĐTBXH cụ thể như sau:

Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH Thông tư 54/2015/TT-BLĐTBXH

(thi hành đến hết ngày 31/01/2022)

Tổng số giờ ngày Tối đa 12 giờ 12 giờ
Tổng số giờ làm tuần Tối đa 72 giờ 64 giờ
Tổng số giờ làm thêm trong tháng Tối đa 40 giờ 32 giờ

* Tổng số giờ trên là thời gian tiêu chuẩn làm việc cộng thêm với số giờ làm thêm. Đồng thời, số giờ làm thêm trong 01 năm không vượt quá 300 giờ.

2. Chính sách mới cho NLĐ xuất khẩu về nước

Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước cũng đổi mới trong tháng 02 năm 2022. Được quan tâm nhiều nhất đó chính là mức hỗ trợ đối với NLĐ nào về nước trước thời hạn từ ngày 21/02/2022 được tăng lên đáng kể so với trước đây. Và mức thay đổi này dựa theo khoản 01 tại Điều 10, Điều 11 và Điều 12 theo Quyết định 40/2021/QĐ-TTg như sau:

Điều 10. Hỗ trợ người lao động phải về nước trước thời hạn do bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, ốm đau, bệnh tật đến mức không còn khả năng tiếp tục làm việc ở nước ngoài

Mức hỗ trợ: từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng/trường hợp.

Điều 11. Hỗ trợ người lao động phải về nước trước hạn vì người sử dụng lao động ở nước ngoài bị giải thể, phá sản hoặc thu hẹp sản xuất do thiên tai, dịch bệnh, bất ổn chính trị, chiến tranh, suy thoái kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng khác

Mức hỗ trợ: từ 7.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng/trường hợp.

Điều 12. Hỗ trợ người lao động phải về nước trước thời hạn do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài

Mức hỗ trợ: từ 7.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng/trường hợp.

Chính sách mới cho NLĐ xuất khẩu về nước
Chính sách mới cho NLĐ xuất khẩu về nước

So với trước đây ngày 21/02/2022 thì NLĐ tại Điều 10 chỉ nhận được tối đa 5 triệu đồng. Đối với trường hợp tại Điều 11 và 12 ở trước đây thì không có quy định cụ thể. Và NLĐ chỉ được nhận trong trường hợp rủi ro khách quan được Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quyết định theo đề nghị của Hội đồng quản lý quỹ. Tuy nhiên, số tiền nhận được cũng không vượt quá 5 triệu đồng.

3. Chính sách mới về lao động tiền lương cho chức danh di sản viên

Trước đây thì chỉ có ghi nhận 03 hạng mục chức danh của chuyên ngành di sản văn hóa là theo hạng II, III, IV. Tuy nhiên, căn cứ theo Thông tư 16/2021/TT-BVHTTDL ngày 05/02/2022, chính sách tiền lương mới nhất dành cho chuyên ngành di sản văn hóa thì có bổ sung thêm chức danh di sản viên hạng I.

Chính sách mới về lao động tiền lương cho chức danh di sản viên
Chính sách mới về lao động tiền lương cho chức danh di sản viên

Ngoài ra, theo Thông tư trên thì hệ số lương của di sản viên ở hạng II, III, IV thì được giữ nguyên như cũ. Còn đối với chức danh di sản viên hạng I được hưởng hệ số lương khá cao từ 5,75 – 7,55. Và mức lương cao nhất mà người di sản viên này nhận được sẽ là 11.249.500 đồng/tháng (với mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng).

4. Chính sách mới về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Căn cứ theo Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH, áp dụng ngày 01/01/2022 được điều chỉnh mức quy định tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội như sau:

Năm Trước 1995 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Mức điều chỉnh 5,10 4,33 4,09 3,96 3,68 3,53 3,58 3,59 3,46 3,35 3,11 2,87 2,67 2,47 2,01
Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022  
Mức điều chỉnh 1,88 1,72 1,45 1,33 1,25 1,20 1,19 1,16 1,12 1,08 1,05 1,02 1,00 1,00  

Ngoài ra, việc thay đổi này còn kéo theo việc lương tháng đóng bảo hiểm cũng được điều chỉnh. Cách tính tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo công thức sau:

TLTĐBHXH = Tổng TLTĐBHXH qua từng năm x MĐCTL

Trong đó:

TLTĐBHXH: Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm

Tổng TLTĐBHXH qua từng năm: Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm

MĐCTL: Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng.

Bên cạnh đó, NLĐ vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng bắt đầu tham gia theo chế độ tiền lương của Nhà nước, kể từ ngày 01/01/2016 trở đi thì được áp dụng theo điều chỉnh trên. Mức điều chỉnh tiền lương thay đổi nhằm đảm bảo một phần cuộc sống sau này của NLĐ khi họ bị đau ốm, bệnh tật, thai sản,….

Xem thêm bài viết Quy trình làm việc của kế toán tiền lương.

5. Thay đổi mức trần trả lương hợp đồng môi giới cho người xuất khẩu lao động

Nhà nước Việt Nam nhằm đảm bảo quyền lợi cho NLĐ làm việc ở nước ngoài (xuất khẩu lao động). Kể từ ngày từ 01/02/2022, tại Điều 7 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBX, Nhà nước đưa ra một số thay đổi mức trần thù lao môi giới xuất khẩu lao động như sau:

  • Không vượt quá 0,5 tháng tiền lương cho mỗi 12 tháng làm việc.
  • Trong trường hợp lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn làm việc trên 36 tháng thì mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới không được vượt quá 1,5 tháng tiền lương trong 01 năm.
Thay đổi mức trần trả lương hợp đồng môi giới cho người xuất khẩu lao động
Thay đổi mức trần trả lương hợp đồng môi giới cho người xuất khẩu lao động

Ngoài ra, theo như Phụ lục X Thông tư trên thì mức thù lao theo hợp đồng môi giới tại một số thị trường, ngành, nghề, công việc được công bố cụ thể như sau:

– Ở Nhật Bản, Thái Lan là 0 đồng.

– Ở Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc NLĐ là thuyền viên tàu cá xa bờ, tàu vận tải là 0 đồng.

– NLĐ làm công giúp việc tại Ma-lai-xi-a, Bru-nây và các nước Tây Á cũng với mức là 0 đồng.

6. Dịch vụ tính tiền lương uy tín – hiệu quả tại TP.HCM

Bên cạnh những thay đổi chính cũng kèm theo những khó khăn cho doanh nghiệp khi tính lương cho NLĐ. Đối với doanh nghiệp nào đang chưa có phòng kế toán thì tìm kiếm đến các công ty dịch vụ là giải pháp thông minh. Và AZTAX chúng tôi có cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kế toán trọn gói, nghiệp vụ tính lương giúp doanh nghiệp thực hiện hồ sơ đúng quy trình, nhanh chóng và hiệu quả. Quý khách hàng nào có nhu cầu thì đừng quên liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí ngay.

Phía trên là những thông tin mà AZTAX vừa làm rõ các về chính sách mới về lao động tiền lương trong năm 2022. Hy vọng bài viết cung cấp thêm thông tin bổ ích đến cho Quý độc giả. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật các thông tin mới nhất, các bạn nhớ theo dõi các bài đăng mới nhất trên trang AZTAX. Nếu các bạn còn có vướng mắc về dịch vụ tính tiền lương thì liên hệ ngay cho chúng tôi để nhận được hỗ trợ sớm nhất.

Xem thêm Dịch vụ khai trình lao động.

Đánh giá post
Đánh giá post