Tổng quan các chính sách bảo hiểm tự nguyện hiện hành

Phân biệt Bảo hiểm tự nguyện và Bảo hiểm bắt buộc

Bảo hiểm Xã hội hiện nay bao gồm hai hình thức chính: Bảo hiểm bắt buộc và Bảo hiểm tự nguyện. Hai loại hình này dành cho hai nhóm đối tượng khác nhau, nhưng đều mang đến phúc lợi tương đương. Bài viết này sẽ giới thiệu tổng quan các quy định của loại hình tự nguyện.

1. Phân biệt Bảo hiểm Xã hội bắt buộc và tự nguyện

Bảo hiểm Xã hội bắt buộc có tính chất đúng như cái tên của nó. Là hình thức Bảo hiểm mà bất cứ ai khi có hợp đồng lao động đều phải tham gia. Người sử dụng lao động cũng có trách nhiệm đóng vào các khoản này. Thế nhưng đối tượng hưởng chỉ bao gồm người lao động.

Bảo hiểm Xã hội tự nguyện được triển khai theo hướng ngược lại. Là hình thức khuyến khích người dân tham gia. Khi chọn loại hình tự nguyện, người tham gia là người chịu trách nhiệm các khoản đóng bảo hiểm. Tuy nhiên, hiện nay chính sách mới cho phép người tham gia chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập.

Phân biệt Bảo hiểm tự nguyện và Bảo hiểm bắt buộc
Phân biệt Bảo hiểm tự nguyện và Bảo hiểm bắt buộc

2. Đối tượng tham gia Bảo hiểm Xã hội tự nguyện

Tất cả công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên là đã có thể tham gia Bảo hiểm tự nguyện. Tuy nhiên, Luật cũng nêu rõ, những người đã thuộc diện tham gia bắt buộc thì không được đóng thêm hình thức này. Sở dĩ có quy định như thế là để tránh tình trạng một người phải đóng Bảo hiểm nhiều lần, dẫn đến áp lực về chi phí.

Thế nhưng vẫn có trường hợp người lao động thuộc diện đóng bắt buộc nhưng lại thôi việc và được bảo lưu. Lúc này, nếu người lao động tìm được việc khác thì vẫn tiếp tục đóng bảo hiểm như bình thường. Ngược lại, có thể tham gia thêm loại hình tự nguyện để duy trì chính sách phúc lợi.

3. Các chế độ Bảo hiểm Xã hội tự nguyện

Nếu ở hình thức Bảo hiểm bắt buộc, người tham gia được hưởng 5 chế độ, thì với loại bảo hiểm này, người đóng chỉ được hưởng 2 chế độ. Bao gồm:

Các chế độ Bảo hiểm Xã hội tự nguyện
Các chế độ Bảo hiểm Xã hội tự nguyện

3.1 Chế độ hưu trí

Để được hưởng chế độ hưu trí, người lao động phải đủ tuổi hưu theo quy định của Bộ Luật lao động. Đồng thời, thời gian đóng Bảo hiểm phải đủ 20 năm trở lên. Khoản thời gian trên là quy định chung cho việc đóng bảo hiểm. Tức là không nêu cụ thể phải tham gia hình thức nào. Do đó, người lao động có thể chuyển từ hình thức bắt buộc sang tự nguyện và ngược lại. Miễn sao đủ 20 năm là được hưởng chế độ này.

Lương hưu sẽ được tính dựa trên số năm và mức đóng khi tham gia Bảo hiểm. Số tiền này được chi trả hàng tháng kể từ khi người lao động đủ điều kiện được hưởng. Thời gian hưởng kéo dài đến khi người lao động qua đời.

Bên cạnh đó, để đảm bảo lợi ích cho người đóng, Cơ quan Bảo hiểm quyết định chi trả dựa trên mức lương được điều chỉnh theo mức lương cơ sở và chỉ số giá tiêu dùng.

3.2 Chế độ tử tuất

Nếu người lao động đang thuộc diện hưởng lương hưu hoặc đã tham gia Bảo hiểm đủ 5 năm, thì khi qua đời, thân nhân được nhận chi phí mai táng cùng trợ cấp tuất 1 lần.

Mức trợ cấp bằng 10 lần lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm tại thời điểm người tham gia mất.

4. Mức đóng Bảo hiểm Xã hội tự nguyện

Nghị định 134/2015 đã quy định mức đóng cho loại hình bảo hiểm này. Theo đó, mức đóng hàng tháng được tính theo công thức:

 Mdt =  22%  x  Mtnt (đồng/tháng)

Với, Mdt là mức đóng tự nguyện hàng tháng; Mtnt là mức thu nhập hàng tháng do người tham gia tự chọn. Trong đó:

Mtnt = CN + m * 50.000 (đồng/tháng)

Với, CN là mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời điểm đóng; m là tham số tự nhiên có giá trị từ 0 đến n.

Mức đóng BHXH tự nguyện
Mức đóng BHXH tự nguyện

Mức thu nhập hàng tháng là mức do người lao động tự chọn, nhưng thấp nhất phải bằng chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất chỉ được bằng 20 lần mức lương cơ sở.

5. Hình thức đóng Bảo hiểm tự nguyện

Người tham gia sẽ được chọn hình thức đóng theo định kỳ. Đồng thời phải đảm bảo đóng đúng và đủ số tiền tại thời điểm đóng. Nếu có bất cứ trường hợp đóng muộn, đóng không đủ, người tham gia phải đóng bù kèm theo lãi chậm đóng.

Hình thức đóng được lựa chọn bao gồm:

  • Định kỳ 3 tháng một lần
  • Định kỳ 6 tháng một lần
  • Định kỳ 12 tháng một lần

Người tham gia cũng có thể đóng trước một lần cho nhiều năm, nhưng tối đa không quá 5 năm. Trường hợp người đã tham gia Bảo hiểm bắt buộc trên 10 năm mà đến tuổi hưu thì có thể đóng luôn một lần cho nhiều năm để được hưởng chế độ hưu trí.

6. Cách đăng ký Bảo hiểm tự nguyện

Để tham gia Bảo hiểm tự nguyện nhanh nhất, bạn vui lòng liên hệ dịch vụ làm bảo hiểm xã hội cho cá nhân để được hỗ trợ từ A đến Z. AZTAX sẽ thay mặt bạn làm tất cả các thủ tục Bảo hiểm một cách nhanh chóng, đúng quy định của pháp luật.

Cách tham gia BHXH tự nguyện
Cách tham gia BHXH tự nguyện

Trên đây là tổng quan các chính sách Bảo hiểm tự nguyện hiện hành. Hy vọng bài viết này đã giải đáp cho câu hỏi có nên đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện không? của nhiều người lao động. AZTAX sẽ tiếp tục cập nhật thêm thông tin hữu ích khác trong bài viết kỳ tới. Đừng quên liên hệ ngay AZTAX nếu cần dịch vụ Bảo hiểm Xã hội hỗ trợ. AZTAX rất hân hạnh được đồng hành cùng bạn!

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)