Cách tính BHXH 1 lần mới nhất năm 2024

Cách tính BHXH 1 lần

Khi tham gia BHXH người lao động có thể tùy ý lựa chọn lãnh bảo hiểm 1 lần hoặc tích lũy để hưởng chế độ hưu trí. Thông thường với những người tham gia có số năm thấp sẽ lựa chọn lãnh tiền, tuy nhiên để nắm được cách tính BHXH 1 lần là việc không hề đơn giản vì cơ quan bảo hiểm đã có nhiều thay đổi về chính sách ở các điều khoản trước và sau năm 2014.

1. Cách tính BHXH 1 lần

Cũng giống như nhiều chế độ khác, cách tính BHXH 1 lần phụ thuộc vào thời gian tham gia đóng bảo hiểm của mỗi người như sau:

– Đóng trước năm 2014 người lao động sẽ được nhận 1.5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

– Từ năm 2014 trở đi người lao động sẽ nhận được 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

– Nếu tham gia BHXH chưa đủ 1 năm thì mức hưởng bằng 22% số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Lưu ý:

– Đối với thời gian tham gia đóng BHXH lẻ thì được tính như sau: từ 1-6 tháng tính 0.5 năm, từ 7-12 tháng tính 1 năm

– Mức hưởng BHXH 1 lần không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện (trừ trường hợp bệnh hiểm nghèo)

Mức trợ cấp BHXH 1 lần phụ thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm của người lao động
Mức trợ cấp BHXH 1 lần phụ thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm của người lao động

1.1 Công thức cách tính BHXH 1 lần

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về cách tính BHXH 1 lần, AZTAX gửi đến bạn 2 công thức quan trọng để tính mức hưởng và mức tiền lương bình quân.

MH = (1.5 x Mtlbq x tt2014) + (2 x Mtlbq x ts2014)

Mtlbq = (Tổng số tháng đóng BHXH  x Mức đóng BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm) : Tổng số tháng đóng BHXH

Chú thích:

MH: Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần (đơn vị: đồng)

Mtlbq: Mức tiền lương bình quân (đơn vị: đồng)

Tt2014: Thời gian đóng BHXH trước năm 2014 (đơn vị: năm)

Ts2014: Thời gian đóng BHXH từ năm 2014 trở đi (đơn vị: năm)

Bảng điều chỉnh mức tiền lương năm 2020
Bảng điều chỉnh mức tiền lương năm 2020

1.2 Ví dụ cách tính BHXH 1 lần

Để giúp người lao động dễ hình dung hơn trong quá trình áp dụng công thức cách tính BHXH 1 lần. AZTAX sẽ gửi đến bạn một vài ví dụ cụ thể sau đây:

a) Ví dụ 1

Chị Uyên đóng BHXH từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2014, lương đóng là 4.000.000 đồng 1 tháng. Sau đó chị nghỉ việc và đến năm 2015 đi làm lại chị đóng tiếp từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2015 với lương đóng  là 4.300.000 đồng 1 tháng, từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2016 là 4.400.000 đồng 1 tháng. Vậy mức hưởng BHXH 1 lần của chị Uyên là bao nhiêu?

Trả lời: 

Theo thông tư 35/2019 thì hệ số mức điều chỉnh hàng năm của năm 2014 là 1.14, của năm 2015 là 1.13, của năm 2016 là 1.1

– Từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2013: 12 tháng x 4.000.000đ x 1.14 = 54.720.000 đồng

– Từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2015: 12 tháng x 4.300.000đ x 1.13 = 58.308.000 đồng

– Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2016: 5 tháng x 4.400.000đ x 1.1 = 24.200.000 đồng

Tổng thời gian đóng bảo hiểm là 29 tháng. Trước năm 2014 là 12 tháng tương đương 1 năm. Sau năm 2014 là 17 tháng tương đương 1 năm 5 tháng sẽ được làm tròn là 1.5 năm.

– Mức tiền lương bình quân: (54.720.000 + 58.308.000 + 24.200.000) : 29 = 4.732.000 đồng

– Mức BHXH 1 lần: (1.5 x 4.732.000 x 1) + (2 x 4.732.000 x 1.5) = 21.294.000 đồng

Vậy chị Uyên sẽ nhận được 21.294.000 đồng tiền BHXH 1 lần

Dựa vào công thức có thể tính được mức trợ cấp cụ thể của từng trường hợp
Dựa vào công thức có thể tính được mức trợ cấp cụ thể của từng trường hợp

b) Ví dụ 2

Anh Cờ đóng bảo hiểm từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2024 với mức lương 4.100.000 đồng 1 tháng thì được hưởng mức BHXH 1 lần là bao nhiêu?

Trả lời: 

Trong trường hợp trên anh Cờ chưa đóng đủ 1 năm BHXH nên mức lãnh sẽ bằng 22% tổng mức đóng BHXH.

Mức hưởng: 4.100.000đ x 5 tháng x 22 : 100 = 4.510.0000 đồng.

2. Thủ tục hưởng chế độ theo cách tính BHXH 1 lần

Để có thể nhận mức trợ cấp BHXH 1 lần người lao động cần phải có đầy đủ giấy tờ sau đây để có thể tiến hành thủ tục làm hồ sơ:

– Đơn đề nghị hưởng BHXH 1 lần;

– Sổ BHXH;

– CMND/CCCD còn thời hạn, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú để xuất trình.

Hồ sơ đăng ký bắt buộc phải có sổ BHXH, CMND/CCCD, Hộ khẩu/tạm trú
Hồ sơ đăng ký bắt buộc phải có sổ BHXH, CMND/CCCD, Hộ khẩu/tạm trú

Sau khi đã có đầy đủ giấy tờ yêu cầu, người lao động có thể đến nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH nơi bạn đang cư trú hoặc nơi đăng ký thường trú/tạm trú. Thời hạn nộp hồ sơ sẽ được tính 30 ngày kể từ thời điểm người lao động đủ điều kiện và có yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Tiền trợ cấp sẽ được gửi qua bưu điện hoặc chuyển vào số tài khoản mà người lao động đăng ký trong hồ sơ.

Xem thêm: Dịch vụ lấy bảo hiểm xã hội một lần

3. Kết luận

Với cách tính BHXH 1 lần mà AZTAX đã chia sẻ bên trên, người lao động có thể nhìn vào sổ bảo hiểm của mình và dễ dàng tính được số tiền trợ cấp nhận được. Tuy nhiên trong quá trình tham gia nhận trợ cấp, người thụ hưởng cần phải theo dõi và tuân thủ đúng các quy định về thời gian cũng như điều khoản của cơ quan bảo hiểm – tránh tình trạng mất đi quyền lợi vì thiếu thông tin. Ngoài ra, nếu bạn vẫn còn thắc mắc hoặc vướng mắc về BHXH chưa giải quyết được hãy liên hệ ngay với AZTAX. Chúng tôi sẽ tận tình tư vấn và hướng dẫn bạn toàn bộ quá trình nhận trợ cấp.

5/5 - (8 bình chọn)
5/5 - (8 bình chọn)