4 thay đổi mới về lương tối thiểu vùng từ ngày 01/07/2022 – Theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP

Những sự thay đổi đáng chú ý về mức lương tối thiểu vùng từ 01072022

Sau 02 năm không có sự thay đổi về lương tối thiểu vùng dù Hội đồng Tiền lương vẫn họp bàn định kỳ về mức lương này thì Chính phủ đã ban hành Nghị định 38/2022/NĐ-CP. Theo Công văn, nhiều sự thay đổi đáng chú ý liên quan đến lương tối thiểu vùng mà người sử dụng lao động cần quan tâm.

Những sự thay đổi đáng chú ý về mức lương tối thiểu vùng từ 01072022
Những sự thay đổi đáng chú ý về mức lương tối thiểu vùng từ 01072022

1. Những sự thay đổi đáng chú ý về mức lương tối thiểu vùng từ 01/07/2022

Căn cứ quy định tại Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ban hành ngày 12/06/2022 quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mới – áp dụng từ 01/07/2022 – có những sự thay đổi như sau:

Những thay đổi về mức lương tối thiểu vùng mới nhất
Những thay đổi về mức lương tối thiểu vùng mới nhất

1.1. Mức lương tối thiểu vùng mới tăng thêm bình quân 6% so với mức cũ

Sau 02 năm giữ nguyên mức lương tối thiểu thì mức lương này cũng được tăng trung bình 6% so với mức cũ. Cụ thể:

Đơn vị: đồng/tháng

 Vùng

Mức lương tối thiểu vùng tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP

(Áp dụng đến hết 30/6/2022)

Mức lương tối thiểu vùng tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP

(Áp dụng từ 01/7/2022)

Mức tăng

I

4.420.000

4.680.000

260.000

II

3.920.000

4.160.000

240.000

III

3.430.000

3.640.000

210.000

IV

3.070.000

3.250.000

180.000

Khi lương tối thiểu vùng tăng, công tác tính lương, làm lương của người sử dụng lao động sẽ có một số sự thay đổi, kéo theo đó là các nghiệp vụ mà doanh nghiệp cần thực hiện ngay để tránh vi phạm, dẫn đến truy thu.

Xem thêm chi tiết: Các nghiệp vụ doanh nghiệp cần thực hiện ngay khi lương tối thiểu vùng tăng

Đồng thời, lương tối thiểu vùng tăng cũng mang đến cho người lao động nhiều lợi ích đi kèm như: Tăng lương hằng tháng, tăng lương đóng BHXH (phúc lợi từ BHXH nhiều hơn), tăng lương ngừng việc, tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp,..

Xem thêm chi tiết tại: Lương tối thiểu vùng tăng – người lao động được lợi những gì?

1.2. Lần đầu tiên áp dụng mức lương tối thiểu tính theo giờ

Bộ luật Lao động 2019 được áp dụng từ đầu năm 2021 đã có đề cập đến việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo giờ và theo tháng nhưng do sự trì hoãn trong việc tăng lương tối thiểu nên đến nay, công văn quy định mức lương tối thiểu mới được công bố. Theo đó, lần đầu tiên Chính phủ ban hành quy định về mức lương tối thiểu giờ.

Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận trả lương đối với người lao động làm công việc áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong 01 giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức tối thiểu giờ.

Cụ thể, mức lương tối thiểu giờ áp dụng từ 01/07/2022 như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu giờ

I

22.500 đồng/giờ

II

20.000 đồng/giờ

III

17.500 đồng/giờ

IV

15.600 đồng/giờ

Như vậy, từ 01/07/2022, người lao động làm các công việc tính theo giờ thì đã có mức lương tối thiểu tương ứng để làm căn cứ chi trả lương.

1.3. Thay đổi địa bàn áp dụng lương tối thiểu theo vùng, điều chỉnh danh mục địa bàn

Nghị định 38/2022/NĐ-CP đã điều chỉnh lại một số địa bàn thuộc vùng I, II, III, IV và nêu rõ trong phần phụ lục. Cụ thể như sau:

  • Vùng I: Bổ sung Thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh; Thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh; huyện Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai
  • Vùng II: Bổ sung Thị xã Quảng Yên, Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh; thành phố Hoà Bình và huyện Lương Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình; thành phố Vinh, thị xã Cửa lò và các huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên thuộc tỉnh Nghệ An; thị xã Hòa Thành thuộc tỉnh Tây Ninh; thành phố Vĩnh Long và thị xã Bình Minh thuộc tỉnh Vĩnh Long; thành phố Bạc Liêu thuộc tỉnh Bạc Liêu.
  • Vùng III: Bổ sung Huyện Vân Đồn, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên thuộc tỉnh Quảng Ninh; huyện Quỳnh Lưu, Yên Thành, Diễn Châu, Đô Lương, Nam Đàn, Nghĩa Đàn và các thị xã Thái Hòa, Hoàng Mai thuộc tỉnh Nghệ An; huyện Mang Thít thuộc tỉnh Vĩnh Long; huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu.

1.4. Bãi bỏ quy định lương tối thiểu đối với người lao động làm chức danh, công việc qua đào tạo phải cao hơn 7%

Theo quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất phải chi trả cho người lao động làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường, đảm bảo đủ thời gian làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận.

Song song đó, Nghị định 90 cũng nêu thêm, nếu người lao động làm công việc yêu cầu đã qua học nghề, đào tạo nghề thì được trả lương cao hơn ít nhất 7% so với mức tối thiểu đã quy định bên trên.

Nhưng đến Nghị định số 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng từ 01/07/2022 này thì nội dung này đã bị bãi bỏ. Cụ thể, Nghị định chỉ quy định chung mức tối thiểu theo tháng và theo giờ.

2. Quy định áp dụng mức lương tối thiểu

Quy định áp dụng mức lương tối thiểu được nêu tại Điều 4 Nghị định số 38/2022/NĐ-CP như sau:

  • Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương áp dụng với hình thức làm việc trả lương theo tháng.
  • Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương áp dụng với hình thức làm việc trả lương theo giờ.
  • Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩn hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy định theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức tối thiểu tháng hoặc mức tối thiểu giờ.
  • Mức quy đổi lương được tính như sau:

+ Mức quy đổi theo tháng bằng mức lương theo tuần nhân với 52 tuần chia cho 12 tháng;

+ Mức quy đổi theo ngày bằng mức lương theo ngày nhân với số ngày làm việc bình thường trong tháng;

+ Mức lương theo sản phẩm, lương khoản được thực hiện trong thời giờ làm việc bình thường trong tháng;

+ Mức quy đổi theo giờ bằng mức lương theo tuần, theo ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong tuần, trong ngày;

+ Mức quy đổi theo sản phẩm, lương khoán chia cho số giờ làm việc trong thời giờ làm việc bình thường để sản xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ khoán.

Quy định áp dụng mức lương tối thiểu
Quy định áp dụng mức lương tối thiểu

3. Dịch vụ làm thang bảng lương – lập hồ sơ điều chỉnh lương theo mức lương tối thiểu vùng mới

Trước những thay đổi mới về lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp cần thực hiện điều chỉnh nhiều nghiệp vụ như:

(1)Tăng lương cho người lao động đang nhận lương tối thiểu vùng => Lập quyết định tăng lương.
(2) Điều chỉnh hệ thống thang bảng lương tại doanh nghiệp => Lập hệ thống thang bảng lương mới.
(3) Điều chỉnh lương tham gia bảo hiểm cho người người lao động => lập hồ sơ điều chỉnh lương.
(4) Điều chỉnh tăng đóng kinh phí công đoàn => Lập bảng lương mới điều chỉnh tăng kinh phí công đoàn.
(5) Điều chỉnh tăng tiền lương ngừng việc cho người lao động. => Lập quy chế lương mới.

AZTAX với nhiều năm kinh nghiệm đã và đang hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện toàn diện các nghiệp vụ trên một cách chuyên nghiệp.

Dịch vụ làm thang bảng lương - lập hồ sơ điều chỉnh lương theo mức lương tối thiểu vùng mới
Dịch vụ làm thang bảng lương – lập hồ sơ điều chỉnh lương theo mức lương tối thiểu vùng mới

Nếu doanh nghiệp hiện đang gặp khó khăn trong công tác điều chỉnh các nghiệp vụ trên thì hoàn toàn có thể liên hệ AZTAX theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ, tư vấn miễn phí về dịch vụ điều chỉnh theo lương tối thiểu vùng mới.

Doanh nghiệp nên điều chỉnh ngay để tránh những khoản thanh tra, truy thu không đáng có. Liên hệ ngay thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí.

CÔNG TY AZTAX CUNG CẤP GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN

   Email: cs@aztax.com.vn

   Hotline: 0932.383.089

   #AZTAX - Giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp

5/5 - (3 bình chọn)
5/5 - (3 bình chọn)