Nên thành lập hộ kinh doanh hay doanh nghiệp ?

chu dau tu nen lua chon thanh lap ho kinh doanh hay doanh nghiep

Nên thành lập hộ kinh doanh hay doanh nghiệp? Đây là câu hỏi được nhiều chủ đầu tư quan tâm. Để đưa ra được quyết định lựa chọn, người thành lập cần biết rõ ưu nhược điểm của từng loại hình kinh doanh. Bài viết hôm nay AZTAX sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin liên quan đến thành lập hộ kinh doanh và doanh nghiệp.

nen lua chon thanh lap ho kinh doanh ca the hay doanh nghiep
Nên thành lập hộ kinh daonh hay doanh nghiệp

1. Nên thành lập hộ kinh doanh hay doanh nghiệp?

Nếu có định hướng phát triển và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh trong tương lai thì thành lập công ty hay doanh nghiệp là sự lựa chọn phù hợp nhất. Còn nếu chỉ có nhu cầu kinh doanh với quy mô nhỏ lẻ, số vốn ít, đơn giản và dễ dàng quản lý thì thành lập hộ kinh doanh cá thể sẽ là hình thức kinh doanh thích hợp với từng cá nhân hoặc hộ gia đình.

Trong thực tế quyết định lựa thành lập hộ kinh doanh hay doanh nghiệp tùy thuộc vào quy mô, nhu cầu và năng lực kinh tế, bạn nên chọn cho mình hình thức kinh doanh thích hợp với mình nhất. Để có thêm nhưng góc nhìn sau hơn về hai loại hình này cũng như trả lời cho câu hỏi nên đăng ký hộ kinh doanh hay công ty, cùng AZTAX tìm hiểu thêm ở bài viết dưới đây nhé.

Xem thêm: Nên thành lập loại hình doanh nghiệp nào?

2. Sơ lược về hộ kinh doanh và doanh nghiệp

2.1 Doanh nghiệp

so luoc ve thanh lap doanh nghiep
Sơ lược về doanh nghiệp

Tại khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 định nghĩa về doanh nghiệp như sau:

Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

Như vậy, doanh nghiệp là một tổ chức có tên, có con dấu, có trụ sở chính và được thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thương mại. Doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập theo quy định Nhà nước và có văn phòng đại diện tại Việt Nam. Hoạt động kinh doanh là toàn bộ quy trình từ nghiên cứu, sản xuất đến bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ trên thị trường với mục đích sinh lời.

Tại Việt Nam, theo quy định, có 05 loại hình doanh nghiệp là:

2.2 Hộ kinh doanh

so luoc khai quat ve ho kinh doanh ca the
Sơ lược về hộ kinh doanh

Tại khoản 1 Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP định nghĩa về hộ kinh doanh như sau:

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Như vậy, chúng ta có thể hiểu hộ kinh doanh là một tổ chức do cá nhân hoặc một nhóm người điều hành hoạt động. Chủ hộ kinh doanh có thể là cá nhân đăng ký kinh doanh hoặc cá nhân được hộ gia đình ủy quyền làm đại diện. Đối tượng làm chủ hộ phải là công dân Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên và tự chịu trách nhiệm hành vi dân sự của bản thân, không liên quan đến các vụ án xét xử hình sự.

Nơi kinh doanh của hộ kinh doanh là địa điểm tiến hành hoạt động kinh doanh, sản xuất. Một hộ kinh doanh có thể thực hiện hoạt động kinh doanh tại nhiều nơi nhưng chỉ lựa chọn một địa điểm để đăng ký thành lập hộ kinh doanh và phải thông báo với Cơ quan quản lý thuế và cơ quan quản lý thị trường nơi có hoạt động kinh doanh về những địa điểm kinh doanh còn lại (Điều 86 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP).

3. Điểm khác nhau giữa doanh nghiệp và kinh doanh cá thể

TIÊU CHÍ HỘ KINH DOANH CÔNG TY, DOANH NGHIỆP
Thủ tục thành lập Đơn giản Phức tạp
Tư cách pháp nhân Không
Trách nhiệm hiến pháp Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ kinh doanh Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn điều lệ (riêng doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn)
Xuất hóa đơn giá trị gia tăng Không được xuất hóa đơn, không được khấu trừ thuế Được xuất hóa đơn, được khấu trừ thuế
Quy mô hoạt động Vừa và nhỏ Lớn
Người đại diện Chỉ có 01 người đại diện (chủ hộ kinh doanh) Có 01 hoặc nhiều người cùng đại diện
Đặt trụ sở Một địa chỉ chỉ được đăng ký làm địa điểm kinh doanh đối với một hộ kinh doanh Một địa chỉ có thể đăng ký làm nhiều địa điểm kinh doanh, trụ sở hoặc chi nhánh
Đặt tên Không trùng hoặc nhầm lẫn với các tên hộ kinh doanh khác trên cùng địa bàn quận, huyện Không trùng hoặc nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký trước
Nghĩa vụ thuế 3 loại thuế 4 loại thuế
Thủ tục giải thế Đơn giản, nhanh chóng Phức tạp, kéo dài

4. Ưu, nhược điểm của từng loại hình kinh doanh

4.1 Ưu nhược điểm của thành lập doanh nghiệp mới

Ưu điểm và nhược điểm của doanh nghiệp là gì? Có nên mở công ty không?
Ưu điểm và nhược điểm của doanh nghiệp là gì? Có nên thành lập công ty không?

a) Ưu điểm của doanh nghiệp

  • Doanh nghiệp, công ty có tư cách pháp nhân (trừ doanh nghiệp tư nhân) , quy mô kinh doanh lớn, không hạn chế số vốn và ngành nghề kinh doanh, dễ huy động vốn từ bên ngoài và mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh qua hình thức mở chi nhánh, văn phòng giao dịch và địa điểm kinh doanh.
  • Chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tài chính trong phạm vi nguồn vốn đã đầu tư vào công ty (ngoại trừ doanh nghiệp tư nhân) và không phải dùng tài sản riêng để đảm bảo trách nhiệm đối với hoạt động của công ty.
  • Đặc biệt, trong việc bán hàng hoá nếu doanh nghiệp đáp ứng đủ yêu cầu xuất hoá đơn giá trị gia tăng (hóa đơn đỏ) đến khách hàng sẽ được giảm 10% thuế giá trị gia tăng.

b) Nhược điểm của doanh nghiệp

  • Hệ thống kế toán phức tạp đòi hỏi phải tuân thủ đúng luật pháp, đúng thời hạn và chuẩn mực kế toán.
  • Doanh nghiệp phải nộp nhiều loại thuế với mức rất cao (ví dụ: nếu kinh doanh có lãi thì doanh nghiệp phải nộp 20% thuế doanh nghiệp hàng năm)
  • Bên cạnh đó, phải đảm bảo đúng và đủ các chế độ đối với người lao động về tiền lương, bảo hiểm xã hội, chế độ thai sản,…

4.2 Ưu điểm và nhược điểm của hộ kinh doanh cá thể

uu diem va nhuoc diem cua ho kinh doanh
Ưu điểm và nhược điểm của hộ kinh doanh

a) Ưu điểm của hộ kinh doanh 

  • Ít nhân công, công tác quản lý dễ dàng.
  • Hạch toán số sách đơn giản
  • Mức thuế quy định không cao phù hợp với cá nhân
  • Quy mô nhỏ lẻ, vốn đầu tư ít.

b) Nhược điểm của hộ kinh doanh

  • Hô kinh doanh không có tư cách pháp nhân, không được Nhà nước bảo hộ về quyền lợi và nghĩa vụ.
  • Quy mô kinh doanh nhỏ  và vừa khó khăn trong việc huy động vốn hay mở rộng hệ thống kinh doanh
  • Hộ kinh doanh không được xuất hóa đơn đỏ cho khách hàng. Điều này gây hạn chế khách hàng, đối tác mua bán và không được khấu trừ thuế như công ty, doanh nghiệp (quy định tại Điều 23 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP).
  • Hộ kinh doanh phải tự chịu trách nhiệm cho toàn bộ tài sản của mình trong quá trình hoạt động.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp đòi hỏi chủ doanh nghiệp chuẩn bị rất nhiều giấy tờ pháp lý. Để tối ưu hoá thời gian và chi phí thành lập công ty, quý khách hàng kết nối ngay với AZTAX để được tư vấn giải pháp hiệu quả nhất. Quý khách được giải quyết toàn bộ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp chỉ từ 1.000.000 đồng và cam kết không phát sinh thêm chi phí.

Xem thêm: Nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào

Xem thêm: Nên thành lập công ty cổ phần hay tnhh

5. Một số câu hỏi thường gặp

5.1 Chủ hộ kinh doanh cá thể có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?

Theo Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP chủ hộ kinh doanh cá thể bắt buộc phải nộp thuế bao gồm: thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và lệ phí môn bài.

5.2 Hộ kinh doanh mới thành lập có được miễn thuế không?

Nếu hộ kinh doanh có mức doanh thu dưới 100 triệu đồng một năm sẽ được miễn đóng thuế. Nếu hộ kinh doanh có mức doanh thu trên 100 triệu đồng một năm sẽ phải đóng thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, ngoài ra còn phải nộp lệ phí môn bài.

5.3 Có thể thuê người quản lý hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh không?

Theo quy định tại Điều 81 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, chủ hộ kinh doanh có thể thuê người quản lý hộ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên chủ hộ kinh doanh hoặc các thành viên trong hộ gia đình vẫn phải chịu trách nhiệm với các nghĩa vụ và khoản nợ tài sản phát sinh từ hoạt động kinh doanh.

5.4 Địa chỉ đăng ký doanh nghiệp và xưởng sản xuất khác tỉnh được không?

Doanh nghiệp có thể đặt xưởng sản xuất khác nơi địa chỉ đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, xưởng sản xuất phải đặt cùng tỉnh hoặc thành phố nơi đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh hoạt động.

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi “Nên thành lập hộ kinh doanh hay doanh nghiệp?”. Hy vọng thông qua bài viết này Quý doanh nghiệp có thể đưa ra được lựa chọn phù hợp với định hướng công ty trong tương lai. Nếu bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến dịch vụ thành lập doanh nghiệp liên hệ ngay với AZTAX để được tư vấn miễn phí nhé!

Xem thêm: Nên thành lập công ty TNHH hay doanh nghiệp tư nhân

CÔNG TY AZTAX CUNG CẤP GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN

   Email: cs@aztax.com.vn

   Hotline: 0932.383.089

   #AZTAX - Giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp

Đánh giá post
Đánh giá post