Công Ty Hợp Danh Là Gì? Sự Khác Biệt Của Công Ty Hợp Danh?

Công ty hợp danh

Công ty hợp danh là một trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về loại hình doanh nghiệp này thì trong bài viết dưới đây, AZTAX sẽ đem đến cho các bạn những thông tin xoay quanh và khái niệm về Công ty hợp danh.

 Sự Khác Biệt Của Công Ty Hợp Danh Là Gì?

Sự Khác Biệt Của Công Ty Hợp Danh Là Gì?

1. Tìm hiểu Công ty hợp danh?

1.1 Công ty hợp danh là gì?

Công ty hợp danh là gì?
Công ty hợp danh là gì?

Định nghĩa về Công ty hợp danh theo luật pháp được nêu tại Điều 177 – Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 như sau:

“1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

c) Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

2. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.”

Như vậy, cho dù là theo Luật Doanh Nghiệp 2005 hay Luật Doanh Nghiệp 2020 thì Công ty hợp danh vẫn bắt buộc phải có ít nhất hai thành viên đồng sở hữu Công ty. Họ sẽ cùng nhau kinh doanh dưới một tên gọi chung và có thể có các thành viên khác góp vốn.

1.2 Thành viên hợp danh là gì?

Thành viên hợp danh là gì?
Thành viên hợp danh là gì?

Thành viên hợp danh là tên gọi khác của chủ sở hữu Công ty hợp danh. Họ là những người nắm quyền điều hành Công ty và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty bằng tất cả tài sản của mình. Trong đó sẽ bao gồm các vấn đề như nợ, thuế,…

Với trách nhiệm như thế, các thành viên hợp danh phải là người thực sự có bản lĩnh và có đủ chuyên môn lẫn tài năng để có thể vận hành Công ty. Bởi chính họ sẽ là người quyết định sống còn của Công ty, trong đó cũng bao gồm việc làm của toàn bộ nhân viên.

1.3 Thành viên Công ty hợp danh?

Thành viên Công ty hợp danh
Thành viên Công ty hợp danh

Thành viên Công ty hợp danh sẽ bao gồm thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Một Công ty có thể có thành viên góp vốn hoặc không, căn cứ theo Điểm a – Khoản 1 – Điều 177 – Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 đã liệt kê ở phần 1.1.

Thật sự thì thành viên góp vốn ở Công ty hợp danh không khác gì với cổ đông góp vốn ở Công ty cổ phần. Họ sẽ chỉ chịu các khoản nợ của Công ty trong phạm vi số vốn mà họ đã góp và nhận được lợi nhuận theo tỷ lệ số vốn đó.

Tuy nhiên, ở Công ty hợp danh thì thành viên góp vốn sẽ không được tham gia quản lý và tiến hành các công việc kinh doanh. Nhưng bù lại phần vốn của họ có thể chuyển nhượng dễ dàng cũng như không hạn chế nếu họ góp vốn ở Công ty khác.

1.4 Lịch sử về Công ty hợp danh?

Lịch sử về Công ty hợp danh
Lịch sử về Công ty hợp danh

Công ty hợp danh là một trong những loại hình Công ty ra đời sớm nhất trong lịch sử. Nói riêng về khái niệm “hợp danh” thì đã bắt đầu xuất hiện từ những năm trước công nguyên. Nó được hình thành từ lúc mà con người đã biết hợp tác làm việc và phát triển cùng với nhau. Khái niệm này càng được chứng nhận và rõ ràng hơn cho tới cuối thế kỉ XVII.

Nước Mỹ chắc hẳn là nước quá quen thuộc với người dân Việt Nam chúng ta. Họ là người đã áp dụng luật pháp về Công ty hợp danh ngay từ những năm đầu giành được độc lập. Và cho đến đầu thế kỷ XIX thì loại hình này đã trở nên quan trọng bậc nhất nước Mỹ thời bấy giờ.

Cuối cùng là vào năm 1807, Bộ luật thương mại của Pháp cũng đã đưa Công ty hợp danh là một trong những loại hình doanh nghiệp điển hình.

2. Ưu nhược điểm Công ty hợp danh?

2.1 Ưu điểm Công ty hợp danh

Ưu điểm Công ty hợp danh
Ưu điểm Công ty hợp danh

Ưu điểm lớn nhất của Công ty hợp danh là sự uy tín của từng cá nhân trong bộ phận quản lý. Lý do là bởi các cá nhân thành lập nên Công ty sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của họ nên sẽ có trách nhiệm vô cùng cao.

Lợi ích từ việc này là các khách hàng của Công ty sẽ dễ dàng có được sự tin tưởng hơn. Việc điều hành Công ty cũng không quá phức tạp bởi vì số lượng thành viên quản lý ít và thường là những người cực kỳ thân thiết với nhau.

Ưu điểm lớn thứ hai là ở phần vay vốn. Các ngân hàng sẽ có sự tin tưởng, dễ cho vay vốn và cho hoãn nợ với loại hình doanh nghiệp này.

Bên cạnh đó, căn cứ theo Khoản 2 – Điều 177 – Luật Doanh Nghiệp 2020 thì Công ty hợp danh sẽ được thừa nhận có tư cách pháp nhân kể từ khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Bạn có thể hiểu nôm na tư cách pháp nhân là “con người” và hợp thức hóa các quy định của pháp luật.

2.2 Nhược điểm Công ty hợp danh

Nhược điểm Công ty hợp danh
Nhược điểm Công ty hợp danh

Nhìn chung, ở bất kì loại hình doanh nghiệp nào thì nhược điểm cũng xuất phát từ vốn như khả năng huy động vốn hay góp vốn.

Với Công ty hợp danh thì việc không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào đã làm hạn chế nguồn vốn Công ty và những thành viên phải tự bỏ thêm tài sản của mình hoặc tiếp nhận thêm thành viên mới.

Để có thể ngăn ngừa tình trạng thành viên hợp danh tự ý rút khỏi Công ty để có thể trốn tránh các khoản nợ thì tại Khoản 5 – Điều 185 – Luật Doanh Nghiệp 2020 – 59/2020/QH14 quy định như sau:

“Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều này thì người đó vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên.”

Qua điều luật trên đã càng nói lên trách nhiệm của các thành viên trong Công ty hợp danh là vô cùng cao. Thậm chí khi đã rút khỏi Công ty thì họ vẫn phải chi trả các khoảng nợ trước đó.

3. Vấn đề pháp lý Công ty hợp danh:

3.1 Quy định về vốn góp tại Công ty hợp danh?

Quy định về vốn góp tại Công ty hợp danh
Quy định về vốn góp tại Công ty hợp danh

Không chỉ đối với Công ty hợp danh, quy định về loại tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam hay ngoại tệ. Thậm chí là vàng, đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ thì đều có thể dùng làm tài sản góp vốn được nếu được quy định trong Điều lệ Công ty.

Nội dung trên căn cứ vào Điều 34 – Luật Doanh Nghiệp 2020 – 59/2020/QH14:

“1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.”

Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định về việc góp vốn cũng như nhận giấy chứng nhận góp vốn đối với Công ty hợp danh. Căn cứ vào Điều 178 – Luật Doanh Nghiệp 2020 – 59/2020/QH14 như sau:

“1. Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết.

2. Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.

3. Trường hợp có thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty; trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.

4. Tại thời điểm góp đủ số vốn đã cam kết, thành viên được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp. Giấy chứng nhận phần vốn góp phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;

b) Vốn điều lệ của công ty;

c) Tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức; loại thành viên;

d) Giá trị phần vốn góp và loại tài sản góp vốn của thành viên;

đ) Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;

e) Quyền và nghĩa vụ của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp;

g) Họ, tên, chữ ký của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp và của các thành viên hợp danh của công ty.

5. Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp.”

Với điều lệ này, pháp luật Việt Nam đã giúp cho các Công ty hợp danh đảm bảo được nguồn vốn góp của mình. Những thành viên góp vốn lại càng phải có trách nhiệm hơn trong việc góp đủ số vốn mà bản thân họ cam kết.

Trường hợp không góp đủ số vốn thì bên cạnh việc phải bồi thường thiệt hại cho Công ty mà còn có thể bị khai trừ ra khỏi Công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên. Và người không góp đủ số vốn thì phần vốn còn lại mặc định xem như là khoản nợ với Công ty.

3.2 Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân không?

Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân không?
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân không?

Tại Khoản 2 – Điều 177 – Luật Doanh Nghiệp 2020 – 59/2020/QH14 đã quy định như sau: “Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.”

Như vậy sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Công ty hợp danh sẽ được xem là có tư cách pháp nhân. Vậy tư cách pháp nhân là gì mà quan trọng đến thế?

Tư cách pháp nhân được xem là tư cách pháp lý và được Nhà nước công nước cho một tổ chức hoặc nhóm người. Những tổ chức, nhóm người này có khả năng tồn tại, hoạt động độc lập và chịu trách nhiệm dưới mọi hình thức trước pháp luật.

3.3 Chuyển nhượng vốn như thế nào?

Chuyển nhượng vốn công ty hợp danh như thế nào?
Chuyển nhượng vốn công ty hợp danh như thế nào?

Chuyển nhượng vốn đối với thành viên hợp danh khá là khắt khe. Những thành viên này sẽ không được làm chủ tại bất kỳ doanh nghiệp tư nhân nào và không được nhân danh cá nhân hoặc người khác kinh doanh cùng ngành nghề với Công ty.

Nếu thành viên hợp danh muốn góp vốn tại một Công ty nào đó hoặc chuyển nhượng lại phần vốn của mình cho một ai khác thì phải cần sự đồng ý của toàn bộ thành viên hợp danh.

Bạn có thể hiểu rõ hơn những điều này thông qua Điều 180 – Luật Doanh Nghiệp 2020 – 59/2020/QH14:

“1. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

2. Thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

3. Thành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.”

Với thành viên hợp danh là thế nhưng với thành viên góp vốn thì bạn có thể xem như là trái ngược hoàn toàn. Thành viên góp vốn sẽ không có một sự ràng buộc nào về số tiền mà họ đã góp.

3.4 Tài sản của Công ty hợp danh?

Tài sản của Công ty hợp danh
Tài sản của Công ty hợp danh

Theo quy định tại Điều 179 – Luật Doanh Nghiệp 2020 – 59/2020/QH14:

“Tài sản của công ty hợp danh bao gồm:

1. Tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty;

2. Tài sản tạo lập được mang tên công ty;

3. Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty và từ hoạt động kinh doanh của công ty do thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện;

4. Tài sản khác theo quy định của pháp luật.”

Với Công ty hợp danh thì tài sản không khác gì so với các loại hình khác. Nó cũng sẽ bao gồm các phần vốn góp cũng như lợi nhuận mà Công ty có được trong quá trình kinh doanh.

Để có thể nâng cao và bảo đảm tài sản Công ty thì bản thân các thành viên Công ty hợp danh trước mắt phải đóng góp đủ số vốn mà bản thân mình cam kết. Việc này không chỉ giúp Công ty bị truy cứu pháp luật mà số vốn đó còn là khoảng vốn dùng để xúc tiến kinh doanh và đem về lợi nhuận.

3.5 Người đại diện pháp luật và điều hành?

Người đại diện pháp luật và điều hành công ty hợp danh
Người đại diện pháp luật và điều hành công ty hợp danh

Người đại diện pháp luật và điều hành Công ty hợp danh chính là sẽ vẫn là những thành viên hợp danh theo quy định của pháp luật. Bất kì hạn chế nào đối với thành viên hợp danh trong quá trình làm việc hàng ngày sẽ chỉ có hiệu lực với bên thứ ba nếu bên thứ ba biết về hạn chế đó.

4. Quyền lợi của thành viên Công ty hợp danh

4.1 Quyền lợi của thành viên hợp danh

Quyền lợi của thành viên hợp danh
Quyền lợi của thành viên hợp danh

Với những trách nhiệm và quy định khắt khe về nguồn vốn thì thành viên hợp danh sẽ có quyền cao hơn với thành viên góp vốn như:

  • Tham gia biểu quyết về các vấn đề của Công ty.
  • Có thể nhân danh Công ty để kinh doanh các ngành nghề cũng như đàm phán và ký hợp đồng nhằm đem lại lợi nhuận.
  • Được quyền sử dụng tài sản Công ty để kinh doanh. Nếu đã ứng trước tiền thì có thể yêu cầu hoàn trả số tiền gốc.
  • Được chia lợi nhuận với số tiền góp. Nếu Công ty phá sản thì vẫn được chia số tài sản còn lại dựa trên số vốn,…

Bạn có thể tham khảo quy định về quyền lợi của thành viên hợp danh tại Khoản 1 – Điều 181 – Luật Doanh Nghiệp 2020 – 59/2020/QH14 như sau:

“a) Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty; mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác quy định tại Điều lệ công ty;

b) Nhân danh công ty kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; đàm phán và ký kết hợp đồng, giao dịch hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty;

c) Sử dụng tài sản của công ty để kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; trường hợp ứng trước tiền của mình để kinh doanh cho công ty thì có quyền yêu cầu công ty hoàn trả lại cả số tiền gốc và lãi theo lãi suất thị trường trên số tiền gốc đã ứng trước;

d) Yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại từ hoạt động kinh doanh trong phạm vi nhiệm vụ được phân công nếu thiệt hại đó xảy ra không phải do sai sót cá nhân của thành viên đó;

đ) Yêu cầu công ty, thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty; kiểm tra tài sản, sổ kế toán và tài liệu khác của công ty khi thấy cần thiết;

e) Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty;

g) Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được chia giá trị tài sản còn lại tương ứng theo tỷ lệ phần vốn góp vào công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;

h) Trường hợp thành viên hợp danh chết thì người thừa kế của thành viên được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ và nghĩa vụ tài sản khác thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Người thừa kế có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;

i) Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.”

4.2 Quyền lợi của thành viên góp vốn

Quyền lợi của thành viên góp vốn
Quyền lợi của thành viên góp vốn

Quyền lợi của thành viên góp vốn cũng sẽ được AZTAX chia làm 2 phần là quyền trong Công ty và phần vốn.

Các thành viên góp vốn vẫn sẽ được tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên. Nhằm sửa đổi, bổ sung Điều lệ của Công ty cũng như bổ sung các quyền và nghĩa vụ khác của thành viên góp vốn.

Về vốn thì các thành viên góp phần sẽ thoải mái hơn rất nhiều so với thành viên hợp danh. Họ được quyền chuyển nhượng và định đoạt phần vốn của bản thân mình.

Và đương nhiên hàng năm thì họ vẫn có quyền yêu cầu được cung cấp báo cáo tài chính nhằm nắm bắt tình hình Công ty để cân nhắc có đầu tư tiếp hay không.

5. Nghĩa vụ thành viên Công ty hợp danh

5.1 Nghĩa vụ của thành viên hợp danh

Nghĩa vụ của thành viên hợp danh
Nghĩa vụ của thành viên hợp danh

Quyền lợi cao sẽ đi kèm với nghĩa vụ cao, các thành viên hợp danh sẽ gánh vác trên vai số mệnh của Công ty. Nghĩa vụ của họ là chèo lái Công ty và thực hiện các chiến dịch kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận tốt nhất.

Các chiến dịch đó sẽ do thành viên hợp danh biểu quyết, hành động và thực thi theo đúng các quy định của pháp luật. Nếu một cá nhân nào thuộc thành viên hợp danh từ chuộc lợi trên lợi nhuận kinh doanh của Công ty thì phải chịu hình phạt dựa trên các quy định của pháp luật lẫn Công ty.

Tại Điểm d – Khoản 2 – Điều 181 quy định về việc đó như sau: “Hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận và bồi thường thiệt hại gây ra đối với công ty trong trường hợp nhân danh công ty, nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để nhận tiền hoặc tài sản khác từ hoạt động kinh doanh của công ty mà không đem nộp cho công ty.”

Ngoài những việc này ra thì nếu Công ty có kinh doanh thua lỗ thì thành viên hợp danh sẽ phải là người chịu các khoản phí đó. Mỗi thành viên sẽ chịu số tiền khác nhau dựa trên số vốn mà họ đã góp ban đầu.

Và cuối cùng là thực hiện khai báo trung thực các kết quả kinh doanh của bản thân với Công ty để các thành viên khác có thể nắm bắt.

5.2 Nghĩa vụ của thành viên góp vốn

Nghĩa vụ của thành viên góp vốn
Nghĩa vụ của thành viên góp vốn

Nhìn chung nghĩa vụ của thành viên góp vốn sẽ không đi lệch ra khỏi số tiền của họ. Tất cả những gì mà thành viên góp vốn phải chịu trách nhiệm là khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của Công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết.

Bạn có thể tham khảo nghĩa vụ của thành viên góp vốn thông qua Khoản 2 – Điều 187 – Luật Doanh Nghiệp 2020 – 59/2020/QH14 sau:

“a) Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp;

b) Không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty;

c) Tuân thủ Điều lệ công ty, nghị quyết và quyết định của Hội đồng thành viên;

d) Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.”

6. Một số vấn đề xoay quanh:

6.1 Tổ chức có được là thành viên hợp danh hay không?

Tổ chức có được là thành viên hợp danh hay không?
Tổ chức có được là thành viên hợp danh hay không?

Câu trả lời là không! Tại Công ty hợp danh chỉ quy định những người là thành viên bắt buộc phải là cá nhân. Tổ chức sẽ không được tham gia làm thành viên hợp danh nhưng vẫn có thể tham gia với tư cách là thành viên góp vốn.

Điều này được quy định tại Điểm b,c – Khoản 1 – Điều 177:

“b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

c) Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.”

6.2 Công ty hợp danh có giống với Công ty cổ phần không?

Công ty hợp danh có giống với Công ty cổ phần không?
Công ty hợp danh có giống với Công ty cổ phần không?

Câu trả lời là không! Nếu như bạn chỉ để ý về số người tối thiểu thì sẽ thấy nó khá tương đồng. Bởi Công ty hợp danh sẽ cần tối thiểu là 2 và Công ty cổ phần sẽ cần tối thiểu là 3. Tuy nhiên về trách nhiệm, quyền hạn, khả năng huy động vốn,… sẽ khác nhau rất nhiều.

AZTAX sẽ đưa ra 2 sự khác biệt lớn nhất để bạn dễ hình dung:

Đầu tiên nói về trách nhiệm – ở Công ty hợp danh thì các thành viên hợp danh sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Còn ở Công ty cổ phần thì các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm so với phần vốn góp của bản thân.

Thứ hai nói về khả năng huy động vốn – Theo quy định của pháp luật Nhà nước thì Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Trong khi đó, Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại nhằm huy vốn để hoạt động kinh doanh.

Như vậy là AZTAX đã phổ biến hầu hết các thông tin liên quan đến Công ty hợp danh để cho bạn có cái nhìn khái quát về loại hình doanh nghiệp này. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về Công ty hợp danh thì đừng quên theo dõi thường xuyên tại AZTAX nhé!

CÔNG TY AZTAX CUNG CẤP GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN

   Email: cs@aztax.com.vn

   Hotline: 0932.383.089

   #AZTAX - Giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp

Đánh giá post
Đánh giá post