Công Ty Cổ Phần Là Gì? Tại Sao Lại Được Ưa Chuộng Đến Vậy?

tai sao cong ty co phan duoc uu chuong

Công ty cổ phần là một trong những loại hình doanh nghiệp khá phổ biến tại Việt Nam. Sự vượt trội trong các vấn đề về vốn là ưu thế lớn nhất của Công ty cổ phần. Cùng AZTAX tìm hiểu kỹ hơn về loại hình doanh nghiệp này ngay dưới đây nhé!

tong quan ve cong ty co phan
Tổng quan về công ty cổ phần

1. Công ty cổ phần là gì?

cong ty co phan duoc dịnh nghia the nao
Công ty cổ phần là gì?

Công ty cổ phần được xem là một doanh nghiệp dạng pháp nhân và có trách nhiệm hữu hạn. Công ty cổ phần được thành lập và tồn tại độc lập với những chủ thể sở hữu Công ty. Phần vốn bên trong sẽ được chia nhỏ thành những phần bằng nhau, được gọi là cổ phần và được phát hành để huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư.

Tại Điều 111 – Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 quy định về Công ty cổ phần như sau:

1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.

Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.

2. Công ty cổ phần có ưu nhược điểm gì?

nhuoc diem cong ty co phan
Công ty cổ phần có ưu nhược điểm gì?

2.1 Ưu điểm của Công ty cổ phần

Đa phần ưu điểm của Công ty cổ phần sẽ nằm ở việc có khả năng linh động vốn. Có nghĩa là Công ty cổ phần có thể có nhiều người cùng góp vốn, có thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Đây được xem là điểm khá đặc biệt đối với loại hình Công ty này.

Bên cạnh đó, chế độ trách nhiệm của loại hình công ty này là trách nhiệm hữu hạn nên mức độ rủi ro các cổ đông góp vốn thường không cao. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoảng nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp.

2.2 Nhược điểm của Công ty cổ phần

Ưu điêm của Công ty Cổ phần là được nhiều người góp vốn thì nhược điểm của nó sẽ là khả năng quản lý. Các cổ đông sẽ là tập hợp đa phần những người không quen biết nhau và cùng góp vốn, việc này còn có thể gây ra hiện tượng chia bè phái và đối kháng lẫn nhau.

Vấn đề nan giải hơn là việc bảo mật các hoạt động kinh doanh và tài chính. Theo quy định thì Công ty cổ phần phải công khai và báo cáo với các cổ đông nên sẽ khó lòng theo dõi.

3. Các loại cổ phần của Công ty cổ phần?

Căn cứ tại Điều 114 – Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 quy định như sau:

1. Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.

Ngoài cổ phần phổ thông, công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:

a) Cổ phần ưu đãi cổ tức;

b) Cổ phần ưu đãi hoàn lại;

c) Cổ phần ưu đãi biểu quyết;

d) Cổ phần ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán.

Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.

Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu cổ phần đó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau.

Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.

Cổ phần phổ thông được dùng làm tài sản cơ sở để phát hành chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết được gọi là cổ phần phổ thông cơ sở. Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết có lợi ích kinh tế và nghĩa vụ tương ứng với cổ phần phổ thông cơ sở, trừ quyền biểu quyết.

Chính phủ quy định về chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết.

Như vậy, cổ phần của Công ty cổ phần được phân thành hai loại chính là Phổ Thông và Ưu Đãi. Trong đó, cổ phần ưu đãi sẽ bao gồm các loại cổ phần khác là cổ tức, hoàn lại và biểu quyết. Cùng tìm hiểu về các loại cổ phần ngay dưới đây:

3.1 Cổ phần phổ thông là gì?

co phan pho thong la gi
Cổ phần phổ thông

Cổ phần phổ thông là loại cổ phần bắt buộc phải có trong Công ty cổ phần. Nó được phân chia dựa trên vốn điều lệ và những người sở hữu loại cổ phần này sẽ được các quyền sau:

  • Quyền chuyển nhượng.
  • Quyền biểu quyết.
  • Hưởng cổ tức.

Và đương nhiên, quyền hạn của họ sẽ dựa trên số lượng cổ phần phổ thông mà họ nắm. Thông thường, những người nắm giữ cổ phần phổ thông còn được gọi là “cổ đông phổ thông”. Bạn có thể tham khảo thêm quyền của cổ đông phổ thông tại Khoản 1 – Điều 115 – Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 như sau:

Cổ đông phổ thông có quyền sau đây:

a) Tham dự, phát biểu trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty, pháp luật quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;

b) Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;

c) Ưu tiên mua cổ phần mới tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty;

d) Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120, khoản 1 Điều 127 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

đ) Xem xét, tra cứu và trích lục thông tin về tên và địa chỉ liên lạc trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết; yêu cầu sửa đổi thông tin không chính xác của mình;

e) Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và nghị quyết Đại hội đồng cổ đông;

g) Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty.

3.2 Cổ phần ưu đãi cổ tức là gì?

co phan uu dai co tuc
Cổ phần ưu đãi cổ tức

Tại Khoản 1 – Điều 117 – Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 nói về cổ phần ưu đãi cổ tức như sau:

Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi rõ trong cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức.

Nhìn chung, nếu cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức thì sẽ được trả cổ tức cao hơn so với cổ đông phổ thông hoặc mức ổn định hàng năm. Vậy quyền hạn của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức như thế nào?

Tại Khoản 2 – Điều 117 – Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định như sau:

Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức có quyền sau đây:

a) Nhận cổ tức theo quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Nhận phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty sau khi công ty đã thanh toán hết các khoản nợ, cổ phần ưu đãi hoàn lại khi công ty giải thể hoặc phá sản;

c) Quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 148 của Luật này.

3.3 Cổ phần ưu đãi hoàn lại là gì?

co phan uu dau hoan lai
Cổ phần ưu đãi hoàn lại

Cắn cứ theo Điều 118 – Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 quy định như sau:

1. Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại và Điều lệ công ty.

Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại có quyền như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 114 và khoản 6 Điều 148 của Luật này.

Nhìn chung, cổ đông ưu đãi hoàn lại là những người nắm giữ cổ phần và có nhận được cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Tuy nhiên, những người này không có quyền biểu quyết hay dự họp đề cử người theo như Khoản 3.

3.4 Cổ phần ưu đãi biểu quyết là gì?

co phan uu dai bieu quyet la gi
Cổ phần ưu đãi biểu quyết

Cổ phần ưu đãi biểu quyết là tên gọi khác của cổ phần phổ thông nhưng có quyền biểu quyết cao hơn. Tuy nhiên, phần ưu đãi này chỉ có tác dụng trong vòng 3 năm kể từ khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Và chỉ có cổ đông sáng lập hoặc tổ chức được chính phủ ủy quyền mới được nắm giữ.

Khoản 1 – Điều 116 – Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 nói về cổ phần ưu đãi biểu quyết như sau:

Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần phổ thông có nhiều hơn phiếu biểu quyết so với cổ phần phổ thông khác; số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định. Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập có hiệu lực trong 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quyền biểu quyết và thời hạn ưu đãi biểu quyết đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết do tổ chức được Chính phủ ủy quyền nắm giữ được quy định tại Điều lệ công ty. Sau thời hạn ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi biểu quyết chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.

Về quyền hạn của cổ đông ưu đãi biểu quyết cũng được quy định tại Điều 116 này ở Khoản 2:

Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có quyền sau đây:

a) Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết theo quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế.

Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

4.Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần?

4.1 Đại hội đồng cổ đông

dai hoi co dong cong ty co phan
Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất trong Công ty cổ phần, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết (tính cả cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết).

Cổ đông được xem là tổ chức có quyền cử một hoặc nhiều người đại diện theo sự ủy quyền. Với điều kiện những người đại diện đó phải được xác thực và làm theo quy định của pháp luật. Trường hợp có nhiều hơn một người đại diện theo sự ủy quyền thì phải xác định cụ thể số cổ phần và số phiếu bầu của từng người.

Thông thường, đại hội cổ đông sẽ họp thường niên mỗi năm một lần và phải họp thường niên trong thời hạn 4 tháng. Trong trường hợp Hội đồng quản trị hay Cơ quan đăng ký kinh doanh gia hạn thời gian thì chỉ có thể tối đa 6 tháng.

Và trên hết, đại hội đồng cổ đông có thể sẽ họp thất thường không theo như kế hoạch. Địa điểm họp của đại hội đồng bắt buộc phải trên lãnh thổ Việt Nam.

4.2 Hội đồng quản trị Công ty cổ phần

hoi dong quan tri cong ty co phan
Hội đồng quản trị công ty cổ phần

Hội động quản trị là cơ quan quản lý của Công ty cổ phần, bộ phận bên trong thường sẽ không quá 3 thành viên và trên 11 thành viên. Hội đồng quản trị có thể nhân danh công ty quyết định về các hoạt động liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Bên trong Hội đồng quản trị sẽ có Chủ tịch và đây là người sẽ triệu tập các thành viên để mở cuộc họp Hội đồng quản trị thường năm. Cuộc họp Hội đồng quản trị thường sẽ ít nhất một năm một lần và có thể định kỳ mỗi năm hoặc thất thường.

Khác với Đại hội đồng cổ đông, các thành viên Hội đồng quản trị thường chỉ có tối đa 5 năm trong một nhiệm kỳ. Nếu như có trường hợp tất cả thành viên đều hết nhiệm kỳ cùng một lúc thì vẫn sẽ tiếp tục cho đến khi có người t hay thế.

4.3 Giám Đốc hoặc Tổng giám đốc

giam doc cong ty co phan
Giám đốc – Tổng giám đốc công ty cổ phần

Vị trí giám đốc hoặc tổng giám đốc có thể do Chủ tịch Hội đồng quản trị đảm nhiệm. Đây là vị trí người quản lý các bộ phận, điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty cổ phần. Nhìn chung, đây là vị trí có nhiều quyền hạn trong Công ty và chỉ chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

Trường hợp nếu Chủ tịch Hội đồng quản trị không đảm nhiệm 2 chức vụ này thì sẽ thuê người khác theo hợp đồng lao động để đảm nhiệm thay. Mỗi vị trí cũng sẽ có 5 năm trong nhiệm kỳ của mình và có thể được bầu lại không giới hạn.

4.4 Ban kiểm soát

ban kiem soat cong ty co phan
Ban Kiểm Soát

Ban kiểm soát chỉ được thành lập trong điều kiện Công ty cổ phần đấy có trên 11 cổ đông sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của Công ty. Thường thì sẽ có từ 3 – 5 thành viên bên trong Ban kiểm soát và nhiệm kỳ cũng không quá 5 năm.

Với vị trí trưởng Ban kiểm soát, bắt buộc phải là kế toán viên hoặc kiểm toán viên chuyên nghiệp và sẽ phải làm việc chuyên trách tại Công ty cổ phần.

5. Quy định về vốn Công ty cổ phần?

5.1 Vốn điều lệ Công ty cổ phần?

von dieu le cua cong ty co phan
Vốn điều lệ Công ty cổ phần

Căn cứ theo Khoản 1 – Điều 112 – Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 quy định về vốn điều lệ như sau:

Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.

Đơn giản hơn, vốn điều lệ có thể xem là cổ phần đã được chia ra thành nhiều phần bằng nhau. Công ty sẽ dùng những cổ phần này để chào bán và tiến hành các hoạt động kinh doanh của công ty. Và đương nhiên những cổ đông sẽ chịu trách nhiệm trên phần vốn đã góp.

Vậy trong trường hợp nào thì Công ty cổ phần sẽ tăng giảm vốn điều lệ? Cùng xem qua Khoản 5 – Điều 112 – Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14:

Công ty có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:

a) Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;

b) Công ty mua lại cổ phần đã bán theo quy định tại Điều 132 và Điều 133 của Luật này;

c) Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 113 của Luật này.

5.2 Công ty Cổ phần có hạn chế nguồn vốn góp?

han che nguon von gop cong ty co phan
Công ty Cổ phần có hạn chế nguồn vốn góp?

Công ty cổ phần theo quy định sẽ không giới hạn số lượng cổ đông góp vốn nên phần vốn cũng sẽ không có hạn chế. Tuy nhiên, Công ty cổ phần vẫn phải đảm bảo được thời hạn góp vốn của các cổ đông với trường hợp Công ty cổ phần mới thành lập.

Bạn có thể tham khảo Khoản 1 – Điều 113 – Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định như sau:

Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Trường hợp cổ đông góp vốn bằng tài sản thì thời gian vận chuyển nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản đó không tính vào thời hạn góp vốn này. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc cổ đông thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần đã đăng ký mua.

5.3 Khả năng huy động vốn của Công ty Cổ phần?

Huy động vốn là việc làm nhằm đáp ứng đủ nguồn lực kinh tế cho các hoạt động kinh doanh của Công ty. Với các loại hình doanh nghiệp như Công ty TNHH thì sẽ chỉ được phát hành trái phiếu, nhưng đối với Công ty cổ phần thì lại khác.

Công ty cổ phần được quyền công khai bán cổ phiếu hoặc phát hành trái phiếu nhằm huy động được nguồn vốn để phục vụ cho mục đích của Công ty. Đây chính là lợi thế lớn nhất của loại hình này so với các loại hình khác.

5.4 Chuyển nhượng vốn và cổ phần trong Công ty cổ phần?

Pháp luật Việt Nam quy định rất khắt khe trong việc chuyển nhượng vốn bên trong Công ty cổ phần. Tuy nhiên, mọi cổ đông trong Công ty đều có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần nếu không thuộc trường hợp được quy định tại Khoản 3 – Điều 120 và Khoản 1 – Điều 127 – Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14.

6. Một số câu hỏi xoay quanh:

cau hoi cong ty co phan
Một số câu hỏi xoay quanh về Công ty cổ phần

6.1 Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân không?

Câu trả lời là có! Tư cách pháp nân được xem là tư cách pháp lý được Nhà nước công nhận dành cho một tổ chức có khả năng tồn tại và hoạt động độc lập. Tổ chức này sẽ hoạt động dưới các quy định của pháp luật.

Chính vì vậy, Công ty cổ phần sẽ có tư cách pháp nhân ngay từ khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

6.2 Chế độ chịu trách nhiệm của Công ty cổ phần?

Chế độ chịu trách nhiệm của Công ty cổ phần là chế độ trách nhiệm hữu hạn. Trong đó, Công ty sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản và cổ đông sẽ chịu trách nhiệm vào các khoản nợ dựa trên số vốn đã góp.

Trên đây là toàn bộ thông tin về Công ty cổ phầnAZTAX muốn gửi đến cho các bạn. Nhìn chung thì Công ty cổ phần có phần phức tạp hơn so với các loại hình khác nhưng khả năng mà nó mang lại là cực kỳ lớn.

Nếu bạn đang có ý định thành lập Công ty cổ phần thì đừng bỏ qua các bài viết về Công ty cổ phần tại AZTAX nhé!

CÔNG TY AZTAX CUNG CẤP GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN

   Email: cs@aztax.com.vn

   Hotline: 0932.383.089

   #AZTAX - Giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp

Đánh giá post
Đánh giá post