Bồi Dưỡng Bằng Hiện Vật Đối Với Người Lao động Làm Việc Trong Điều Kiện Có Yếu Tố Nguy Hiểm, Độc Hại

Bồi Dưỡng Bằng Hiện Vật Đối Với Người Lao động Làm Việc Trong Điều Kiện Có Yếu Tố Nguy Hiểm, Độc Hại

Bồi dưỡng bằng hiện vật là chính sách hỗ trợ từ cơ quan nhà nước dành cho người lao động làm việc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm. Vậy, chính sách này hiện tại thế nào và có thay đổi gì từ năm 2023? Bài viết này sẽ cập nhật toàn bộ thông tin và gửi đến quý doanh nghiệp.

Bồi Dưỡng Bằng Hiện Vật Đối Với Người Lao động Làm Việc Trong Điều Kiện Có Yếu Tố Nguy Hiểm, Độc Hại
Bồi Dưỡng Bằng Hiện Vật Đối Với Người Lao động Làm Việc Trong Điều Kiện Có Yếu Tố Nguy Hiểm, Độc Hại

1. Thế nào là lao động làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm?

Người lao động làm việc trong điều kiện hay môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là những người lao động trong ngành nghề và lĩnh vực đặc thù. Những ngành nghề được xem là nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đều được liệt kê trong văn bản luật chính thống. Căn cứ vào những quy định đó, Nhà nước và doanh nghiệp phân loại được những lao động nào thuộc diện được hỗ trợ chính sách này.

Môi trường công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thường gặp là ngành sinh hóa, xây dựng, khai thác, điện, xi măng, da giày, dệt may, địa chất,… Tuy nhiên, không phải người lao động nào làm trong những ngành nghề này đều được tính là lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mà họ phải làm những công việc đặc thù trong ngành, nghề đó thì mới được hỗ trợ.

Cụ thể hơn về ngành nghề làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mời bạn xem qua bài viết: Thế Nào Là Làm Việc Trong Điều Kiện Nặng Nhọc, Độc Hại, Nguy Hiểm?

Thế nào là lao động làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm?

Thế nào là lao động làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm?

2. Quy định bồi dưỡng hiện vật cho người lao động làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm mới nhất (cập nhật 2023)

Từ năm 2023, mức hỗ trợ dành cho người lao động làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm có sự thay đổi, cụ thể toàn bộ quy định như sau:

2.1 Điều kiện bồi dưỡng

Theo quy định được đề cập tại Điều 3 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH thì điều kiện bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động như sau:

“Điều 3. Điều kiện được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật

Người lao động được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ hai điều kiện sau:

1. Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

2. Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất 01 trong 02 yếu tố sau đây:

a) Có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế.

b) Tiếp xúc với ít nhất 01 yếu tố được xếp từ 4 điểm trở lên thuộc nhóm chỉ tiêu “Tiếp xúc các nguồn gây bệnh truyền nhiễm theo Luật phòng, chống các bệnh truyền nhiễm” (số thứ tự 10.1 Mục A, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 29/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động).

Việc xác định các yếu tố quy định tại khoản 2 Điều này phải được thực hiện bởi tổ chức đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường lao động theo quy định của pháp luật.”

Căn cứ theo trích dẫn luật vừa nêu, người lao động sẽ được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật nếu:

– Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

– Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất 01 trong 02 yếu tố: (1) Có ít nhất một yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại mà không đúng quy định của Bộ Y tế; (2) Có tiếp xúc với ít nhất 1 yếu tố được xếp từ 4 điểm trở lên thuộc nhóm chỉ tiêu được nêu tại số thứ tự 10.1 Mục A, Phụ lục I Thông tư số 29/2021/TT-BLĐTBXH.

2.2 Nguyên tắc bồi dưỡng

Nguyên tắc bồi dưỡng cho người lao động làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại được nêu tại Điều 5 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH như sau:

“Điều 5. Nguyên tắc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật

1. Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện trong ca, ngày làm việc, bảo đảm thuận tiện, an toàn, vệ sinh thực phẩm. Trường hợp người lao động làm công việc lưu động, phân tán, ít người hoặc các công việc khác có tổ chức lao động không ổn định mà không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ, người sử dụng lao động phải cấp hiện vật cho người lao động để người lao động có trách nhiệm tự bồi dưỡng theo quy định. Trong trường hợp này, người sử dụng lao động phải lập danh sách cấp phát, có ký nhận của người lao động; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện bồi dưỡng của người lao động.

2. Không được trả bằng tiền, không được trả vào lương (bao gồm cả việc đưa vào đơn giá tiền lương) thay cho hiện vật bồi dưỡng.

3. Khuyến khích người sử dụng lao động xem xét, quyết định việc thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật ở mức 1 (13.000 đồng) đối với người lao động không làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định nhưng đang làm việc trong điều kiện lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.

4. Chi phí bồi dưỡng bằng hiện vật được hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên, chi phí sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.”

Theo đó, người sử dụng lao động cần chú ý tuân theo các khoản nêu trên để nắm nguyên tắc bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động.

2.3 Mức bồi dưỡng

Mức bồi dưỡng bằng hiện vật được áp dụng trên định suất hằng ngày và có giá trị bằng tiền theo các mức được nêu như sau:

– Mức 1: 13.000 đồng

– Mức 2: 20.000 đồng

– Mức 3: 26.000 đồng

– Mức 4: 32.000 đồng

Ngoài ra, luật còn áp dụng thêm quy định về mức bồi dưỡng tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH như sau:

“2. Đối với người lao động đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư này, mức bồi dưỡng cụ thể theo từng nghề, công việc được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và được áp dụng theo thời gian làm việc tương ứng như sau:

a) Nếu làm việc từ 50% thời giờ làm việc bình thường trở lên của ngày làm việc thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng;

b) Nếu làm dưới 50% thời giờ làm việc bình thường của ngày làm việc thì được hưởng nửa định suất bồi dưỡng;

c) Trong trường hợp người lao động làm thêm giờ, định suất bồi dưỡng bằng hiện vật được tăng lên tương ứng với số giờ làm thêm theo nguyên tắc trên.”

Như vậy, so với quy định mới áp dụng từ ngày 01/03/2023 thì mức bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày đã tăng từ 3.000 đồng đến 7.000 đồng (tùy mức).

Quy định bồi dưỡng hiện vật cho người lao động làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm mới nhất (cập nhật 2023)
Quy định bồi dưỡng hiện vật cho người lao động làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm mới nhất (cập nhật 2023)

3. Lưu ý khi bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc môi trường độc hại, nguy hiểm

Bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm là yêu cầu và quy định từ Nhà nước. Theo đó, nếu người lao động thuộc diện đối tượng được hỗ trợ thì doanh nghiệp cần đảm bảo tuân thủ. Dưới đây là một số lưu ý khi bồi dưỡng cho người lao động bằng hiện vật:

3.1 Không được trả bằng tiền, không được trả vào lương thay cho hiện vật bồi dưỡng

Thông tư có nêu rõ việc thực hiện tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải được thực hiện trong ca, ngày làm việc và buộc đảm bảo thuận tiện, an toàn vệ sinh thực phẩm. Người sử dụng lao động không được trả khoản này bằng tiền hay trả vào lương mà buộc phải trả bằng hiện vật theo đúng yêu cầu của công văn.

Trường hợp người lao động làm việc lưu động, phân tán hoặc các công việc khác có tổ chức lao động cản trở việc bồi dưỡng tập trung tại chỗ thì người sử dụng lao động phải cấp hiện vật cho người lao động để người lao động tự bồi dưỡng.

3.2 Khuyến khích xem xét thực hiện bồi dưỡng cho người lao động làm việc trong điều kiện có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại

Để hỗ trợ người lao động một cách tối đa, Thông tư cũng có điều khoản khuyến khích doanh nghiệp xem xét, quyết định việc thực hiện bồi dưỡng cho ngường lao động không làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm hay không làm các nghề thuộc danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nhưng có làm việc tại nơi có điều kiện lao động có ít nhất một yếu tố nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại.

Mức đề xuất cho người lao động thuộc nhóm này là mức bồi dưỡng bằng hiện vật thứ nhất (tương đương 13.000 đồng).

3.3 Đảm bảo cho người lao động được hưởng đầy đủ và đúng chế độ

Thông tư từ nhà người yêu cầu người sử dụng lao động phải áp dụng biện pháp kỹ thuật cũng như tăng cường các thiết bị an toàn vệ sinh lao động để cải thiện điều kiện lao động. Trường hợp chưa khắc phục được hết các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cần tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động để ngăn ngừa bệnh tật.

Lưu ý khi bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc môi trường độc hại, nguy hiểm
Lưu ý khi bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc môi trường độc hại, nguy hiểm

Như vậy, về cơ bản, mức bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có sự khác biệt so với năm ngoái nhưng quy định vẫn giữ nguyên, đảm bảo tinh thần hỗ trợ người lao động trong các ngành nghề, công việc đặc thù. Hy vọng rằng bài viết này đã giúp ích cho doanh nghiệp trong việc cập nhật thông tin. Đừng ngần ngại liên hệ ngay AZTAX để được hỗ trợ tư vấn các dịch vụ liên quan.


CÔNG TY AZTAX CUNG CẤP GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN

   Email: cs@aztax.com.vn

   Hotline: 0932.383.089

   #AZTAX - Giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp

Đánh giá post
Đánh giá post