Tổng quan thông tin, quy định về bảo hiểm bắt buộc

Bảo hiểm xã hội là gì?

Bảo hiểm bắt buộc là một trong những cụm từ mà đa số người lao động quen thuộc. Thế nhưng, vẫn nhiều người lao động – doanh nghiệp chưa nắm rõ được luật về loại bảo hiểm này, dẫn đến nhiều trường hợp làm trái với quy định. Bài viết hôm nay sẽ nêu thật cụ thể thông tin, quy định về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

1. Bảo hiểm xã hội là gì?

Khái niệm bảo hiểm xã hội được nêu rõ trong Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

“Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.”

Bảo hiểm xã hội được chia làm 02 loại hình, bao gồm “bắt buộc” và “tự nguyện”. Tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 cũng nêu rõ hai khái niệm này:

“Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.”

“Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.”

Bảo hiểm xã hội là gì?
Bảo hiểm xã hội là gì?

2. Muốn tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải làm sao?

2.1 Đối với người lao động

Để tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động chỉ cần làm việc có hợp đồng lao động với doanh nghiệp. Khi ký hợp đồng, doanh nghiệp sẽ nêu các điều khoản về việc tham gia và hưởng chính sách phúc lợi từ cơ quan bảo hiểm xã hội. Theo đó, người lao động có trách nhiệm đóng 10,5% lương mỗi tháng vào tổng cộng 03 quỹ bảo hiểm (bảo hiểm xã hội – bảo hiểm y tế – bảo hiểm thất nghiệp). Thông thường, người sử dụng lao động sẽ tự động trích khoản này vào mỗi kỳ chi lương, người lao động không cần trực tiếp đóng.

Tuy nhiên, ở một số doanh nghiệp vẫn có trường hợp doanh nghiệp chi lương gross, tức là chưa khấu trừ khoản trích bảo hiểm này. Nếu rơi vào trường hợp trên, người lao động phải tự hoàn tất thủ tục đóng bảo hiểm xã hội bằng cách chuyển khoản với mã đơn vị doanh nghiệp.

2.2 Đối với doanh nghiệp

Khi bắt đầu hoạt động và có phát sinh người lao động, doanh nghiệp có trách nhiệm đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu tại đơn vị. Sau đó, ký kết hợp đồng làm việc với người lao động và làm nghiệp vụ báo tăng, tham gia bảo hiểm.

Thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu bao gồm 02 bước: Hồ sơ xin mã đơn vị và khai báo giao dịch điện tử. Tại bước 02, doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng phần mềm miễn phí từ bảo hiểm xã hội hoặc sử dụng phần mềm kê khai bên thứ ba (có trả phí).

Hiện tại, AZTAX có triển khai dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu. Nếu doanh nghiệp đang gặp rắc rối trong việc lập hồ sơ và cần hỗ trợ thì hoàn toàn có thể liên hệ AZTAX để được hỗ trợ.

Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

3. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là thời gian người lao động làm việc tại doanh nghiệp, không căn cứ theo hợp đồng lao động. Nếu trong tháng làm việc, người lao động làm trên 14 công thì tháng đó có tính đóng bảo hiểm xã hội. Quá trình đóng bắt đầu từ lúc người lao động tham gia làm việc tại doanh nghiệp đến khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc có quyết định thôi việc.

4. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dựa trên lương tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động. Theo đó, lương đóng bảo hiểm xã hội sẽ bao gồm 03 khoản:

– Lương cơ bản

– Phụ cấp có tính đóng BHXH

– Các khoản bổ sung khác

Căn cứ trên mức này, người lao động và người sử dụng lao động trích mỗi tháng như sau:

– Người lao động trích tổng 10,5% vào lương

– Người sử dụng lao động trích tổng 21,5% ghi nhận vào chi phí

Mức đóng bảo hiểm phải được đảm bảo đúng theo nguyên tắc thang bảng lương tại doanh nghiệp và không được thấp hơn lương tối thiểu vùng tại thời điểm quy định.

5. Những câu hỏi thường gặp khác về bảo hiểm xã hội

5.1 Tại sao bảo hiểm xã hội lại mang tính bắt buộc?

Bảo hiểm xã hội bắt buộc cung cấp các chế độ hỗ trợ cho người lao động, đảm bảo chính sách an sinh xã hội cho toàn dân. Bảo hiểm mang tính bắt buộc nhằm hỗ trợ toàn diện người lao động có hợp đồng lao động – kể cả khi lao động thất nghiệp, nhằm giúp đỡ người lao động phần nào trong những giai đoạn khó khăn.

5.2 Người lao động có thể chỉ đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, không tham gia bảo hiểm xã hội không?

Không. Người lao động khi tham gia bảo hiểm bắt buộc phải tham gia cùng lúc 3 quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp. Một số trường hợp trong đơn vị hành chính sự nghiệp không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp nhưng đã có trợ cấp thôi việc.

5.3 Người lao động không tham gia bảo hiểm xã hội nữa có thể rút lại tiền đã tham gia không?

Có. Sau một thời gian dài không tham gia bảo hiểm xã hội (01 năm từ tháng ngừng đóng BHXH) thì người tham gia có thể thực hiện rút quá trình đóng bảo hiểm xã hội. Gọi là làm thủ tục bảo hiểm xã hội một lần. Tuy nhiên, nhà nước khuyến khích người lao động làm việc và tham gia tiếp bảo hiểm để tích lũy phúc lợi khi về hưu.

5.4 Người lao động tham gia bao lâu thì được các chính sách hỗ trợ từ bảo hiểm xã hội?

Tùy vào chế độ bảo hiểm sẽ có thời gian yêu cầu tham gia khác nhau, cụ thể như sau:

– Chế độ ốm đau: Trong thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bị ốm đau

– Chế độ thai sản: Tham gia bảo hiểm xã hội 06 tháng trong 12 tháng trước sinh

– Chế độ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp: Trong thời gian tham gia bảo hiểm xã hội có phát sinh

– Chế độ hưu trí: Tham gia bảo hiểm xã hội tối thiểu 20 năm và đến tuổi hưu theo quy định

– Chế độ tử tuất: Tham gia bảo hiểm xã hội tối thiểu 12 tháng (chế độ mai táng) và trợ cấp tuất theo thời gian tham gia bảo hiểm

6. Dịch vụ bảo hiểm xã hội trọn gói, uy tín

Nhận thấy quy định về bảo hiểm đã và đang trở thành rào cản đối với người lao động – không rõ quy định hành chính, AZTAX đã và đang cung cấp dịch vụ bảo hiểm hỗ trợ người lao động bao gồm:

Dịch vụ chốt sổ bảo hiểm xã hội

Dịch vụ gộp sổ BHXH

Dịch vụ làm lại sổ bảo hiểm xã hội

Dịch vụ hỗ trợ khi mất sổ BHXH

Dịch vụ trợ cấp BHXH một lần

Dịch vụ làm bảo hiểm thai sản

Dịch vụ nhận trợ cấp thất nghiệp

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng có dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp – nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập – chưa có nhân sự chuyên trách làm nghiệp vụ nhằm hạn chế tối đa khả năng sai phạm, truy thu:

Dịch vụ kê khai bảo hiểm xã hội

Dịch vụ làm bảo hiểm xã hội cho công ty nước ngoài

Dịch vụ giải trình bảo hiểm xã hội

Dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu

Dịch vụ kế toán cho công ty nước ngoài

Dịch vụ kế toán thuế trọn gói

Trên đây là tổng quan một vài quy định liên quan đến bảo hiểm xã hội bắt buộc. Người lao động cần nắm để yêu cầu công ty tham gia bảo hiểm để đảm bảo quyền lợi. Doanh nghiệp cũng cần lưu ý tham gia bảo hiểm cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật. Mọi thắc mắc liên quan hay nhu cầu về dịch vụ bảo hiểm xã hội, vui lòng liên hệ AZTAX theo thông tin bên dưới:

5/5 - (18 bình chọn)
5/5 - (18 bình chọn)