Gộp sổ bảo hiểm xã hội khác tỉnh như thế nào?

Gộp sổ bảo hiểm khác tỉnh

Những vấn đề liên quan đến gộp sổ bảo hiểm xã hội luôn được người lao động đặc biệt quan tâm. Gộp sổ liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động. Để hỗ trợ người lao động giảm khó khăn trong việc gộp sổ, AZTAX sẽ nêu quy định mới nhất thông qua bài viết dưới đây.

1. Gộp sổ bảo hiểm xã hội được hiểu như thế nào?

Gộp sổ bảo hiểm xã hội là hình thức gộp lại sổ khi cá nhân người lao động có từ 2 sổ bảo hiểm trở lên. Việc thực hiện gộp sổ nhằm đảm bảo quyền lợi cũng như đáp ứng quy định của cơ quan về số lượng sổ bảo hiểm.

Gộp sổ bảo hiểm là gì?
Gộp sổ bảo hiểm là gì ?

2. Gộp sổ bảo hiểm xã hội như thế nào?

Bước đầu tiên là chuẩn bị các giấy tờ sau:

+ Mẫu TK1-TS (tờ khai tham gia, điều chỉnh tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế)

+ Tất cả sổ bảo hiểm xã hội của người lao động

+ Mẫu D01-TS (bảng kê thông tin đối với doanh nghiệp).

Tiếp theo: Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, người lao động phải tiến hành nộp lên các cơ quan bảo hiểm có uỷ quyền để được giải quyết.

Thủ tục gộp sổ
Thủ tục gộp sổ

Bên cạnh đó, người lao động cũng nên quan tâm nếu mất sổ bảo hiểm xã hội thì thủ tục, thời gian làm lại sổ bảo hiểm xã hội mất bao lâu để không gây ảnh hưởng đến quyền lợi.

3. Gộp sổ bảo hiểm xã hội khác tỉnh có được hay không?

Gộp sổ bảo hiểm xã hội khác tỉnh sẽ thực hiện được nếu các sổ bảo hiểm của người lao động tham gia không bị trùng lặp thời gian. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH:

“Một người có từ hai sổ bảo hiểm xã hội trở lên ghi thời gian đóng bảo hiểm xã hội không trùng nhau thì cơ quan bảo hiểm xã hội thu hồi tất cả các sổ bảo hiểm xã hội, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của các sổ bảo hiểm xã hội vào sổ mới”.

Gộp sổ bảo hiểm khác tỉnh
Gộp sổ bảo hiểm khác tỉnh

4.Những vấn đề liên quan đến gộp sổ người lao động cần lưu ý

4.1  Không thực hiện gộp sổ có ảnh hưởng gì không?

Nếu không gộp sổ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của người lao động. Vì theo quy định được đề ra bản thân người lao động chỉ được sử dụng một sổ bảo hiểm. Khi bản thân có từ 2 sổ trở lên, thì nếu giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo hiểm, doanh nghiệp cũng sẽ yêu cầu người lao động gộp sổ.

Vì thế bản thân người lao động phải tiến hành gộp sổ đúng quy định và thời gian, nhằm đảm bảo về quyền lợi cũng như tránh mất thời gian, và phải thực hiện chốt sổ bảo hiểm xã hội ở công ty cũ nếu không tiếp tục làm việc.

4.2 Có phải thực hiện nộp sổ bảo hiểm từ công ty cũ sang công ty mới không?

Người lao động sẽ không cần nộp sổ bảo hiểm khi sang công ty mới. Lúc này, người lao động chỉ cần cung cấp số sổ bảo hiểm xã hội để tiếp tục tham gia quá trình đóng bảo hiểm. Nếu công ty làm sổ bảo hiểm mới thì phải có trách nhiệm gộp sổ bảo hiểm người lao động. Điều này góp phần đảm bảo được quyền lợi của người lao động trong quá trình họ tham gia bảo hiểm ở công ty mới.

Nộp sổ bảo hiểm sang công ty mới 
Nộp sổ bảo hiểm sang công ty mới

5. Dịch vụ gộp sổ uy tín cho người lao động

Dịch vụ gộp sổ sẽ giúp người người lao động giảm bớt được khó khăn, trở ngại trong quá trình sắp xếp và chuẩn bị hồ sơ, thủ tục. Quá trình giải quyết cũng sẽ trở nên nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn để giảm bớt được các vấn đề không mong muốn ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. 

Hiện nay có rất nhiều công ty dịch vụ hỗ trợ về bảo hiểm, nhưng AZTAX sẽ đảm bảo về thời gian cũng như không phát sinh chi phí trong quá trình thực hiện. AZTAX với đội ngũ nhân viên nhiều năm kinh nghiệm, chuyên môn cao sẽ sẵn sàng hỗ trợ và giải quyết các thủ tục nhanh chóng và triệt để. 

Xem thêm: Dịch vụ gộp sổ BHXH khác tỉnh nhanh chóng và uy tín

AZTAX sẽ luôn hỗ trợ người lao động về các vấn đề liên quan đến thủ tục cũng như quy trình gộp sổ bảo hiểm xã hội. Người lao động nên thường xuyên cập nhật thông tin nhằm đảm bảo quyền lợi. Người lao động có thể liên hệ với công ty theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ.

 

Mật khẩu giải nén: AZTAXgn2021!

5/5 - (21 bình chọn)
5/5 - (21 bình chọn)