Quy trình thanh tra bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp

Quy trình thanh tra bảo hiểm xã hội

Vào đầu năm 2020, cuộc thanh tra bảo hiểm xã hội được tổ chức rà soát đồng loạt các doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc. Liệu doanh nghiệp đã biết những quy định thanh tra? Cùng AZTAX tìm hiểu những vấn đề trên qua bài viết này. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ hiểu sâu hơn về thực trạng nợ đóng, trốn đóng bảo hiểm cho người lao động được thể hiện rõ thông qua cuộc thanh tra từ đầu năm đến nay.

1. Thực trạng về thanh tra bảo hiểm xã hội hiện nay

Thực trạng thanh tra bảo hiểm xã hội hiện nay
Thực trạng thanh tra bảo hiểm xã hội hiện nay.

1.1 Kế hoạch thanh tra số 878/KH-BHXH vào năm 2020

Trong những tháng đầu năm, dịch bệnh Covid-19 hoành hành, gây ảnh hưởng chung đến các hoạt động của bảo hiểm. Do đó, để tránh những trường hợp doanh nghiệp tác động tiêu cực đến hoạt động này, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam ban hành kế hoạch số 878/KH-BHXH trong việc phối hợp cùng với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện trên phạm vi toàn quốc “Chiến dịch thanh tra trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội năm 2020”. Chiến dịch được thực hiện với chủ đề “Tuân thủ pháp luật bảo hiểm xã hội là thực hiện an sinh xã hội, đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội” trong thời gian từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2020.

Chiến dịch thanh tra này tập trung vào các đơn vị, các doanh nghiệp trốn đóng hay chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho người lao động với số tiền lớn trong một thời gian dài. Cho đến nay, toàn ngành Bảo hiểm Xã hội đã kiểm tra, thanh tra đối với 3.115 đơn vị, doanh nghiệp trên khắp cả nước.

1.2 Tình hình sai phạm thực tế

 Qua cuộc kiểm tra, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã phát hiện ra nhiều doanh nghiệp sai phạm trong quá trình đóng các loại bảo hiểm bắt buộc cho người tham gia lao động. Lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội nhưng chưa được đăng ký tham gia, hay đóng thiếu thời gian tham gia đóng  lên đến 4.998 lao động, cùng với số tiền truy thu là 44,759 tỷ đồng. Đồng thời, thanh tra phát hiện ra 13.772 lao động đóng thiếu mức quy định số tiền truy đóng là 56,733 tỷ đồng.

Ngoài ra, Cơ quan Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đang tích cực tăng cường kiểm tra dựa trên cơ sở rà soát tất cả dữ liệu, sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin để cảnh báo, xử lý vi phạm. Do đó,cơ quan sẽ tập trung thanh tra bảo hiểm xã hội đột xuất các đơn vị, doanh nghiệp có dấu hiệu trốn, trục lợi từ bảo hiểm xã hội. Doanh nghiệp đã nghe nhiều lần về từ thanh tra khi tham gia đóng bảo hiểm cho người lao động. 

2. Thanh tra bảo hiểm xã hội được hiểu như thế nào?

Thanh tra bảo hiểm xã hội được hiểu như thế nào?
Thanh tra bảo hiểm xã hội được hiểu như thế nào?

Thanh tra bảo hiểm xã hội được hiểu như hoạt động của kiểm soát viên trong công việc xem xét, đánh giá và cùng lúc xử lý về việc thực hiện pháp luật của một tổ chức hoặc cá nhân thuộc tổ chức nếu nghi ngờ có hành vi vi phạm quy định về bảo hiểm xã hội. Quy trình thanh tra sẽ được thực hiện theo trình tự pháp luật quy định. Hoạt động thanh tra nhằm mục đích quản lý đảm bảo các lợi ích của nhà nước nói chung và lợi ích của doanh nghiệp, người lao động nói riêng.

3. Tại sao phải thanh tra?

Thanh tra  dựa trên nguyên tắc nghi ngờ. Nếu cơ quan Bảo hiểm Xã hội nghi ngờ doanh nghiệp có hành vi vi phạm những quy định đóng các loại bảo hiểm bắt buộc cho người lao động như: không kê khai bảng lương, trốn đóng, trục lợi,nợ bảo hiểm trong thời gian dài hay không chốt sổ khi người lao động nghỉ việc. Đặc biệt là trường hợp bảo hiểm thai sản, doanh nghiệp rất dễ mời thanh tra khi bị nghi ngờ có dấu hiệu trục lợi trợ cấp từ loại bảo hiểm này.

Doanh nghiệp có thắc mắc về các quy định về nhận tiền trợ cấp thai sản của người lao động tham khảo bài viết: 

4. Quy trình thanh tra bảo hiểm xã hội

Quy trình thanh tra bảo hiểm xã hội
Quy trình thanh tra bảo hiểm xã hội

Tùy vào tình hình thực tế, tùy vào đoàn thanh tra mà doanh nghiệp sẽ có quy trình kiểm tra khác nhau nhưng vẫn tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Trước khi đến thanh tra, doanh nghiệp sẽ nhận được giấy hẹn kiểm tra của cơ quan Bảo hiểm Xã hội trước, để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị hồ sơ giải trình. Quy trình sau đây là quy trình chung khi thanh tra :

Bước 1: Thanh tra viên yêu cầu doanh nghiệp trình các loại hồ sơ giải trình bảo hiểm xã hội đã chuẩn bị.

Bước 2: Thanh tra viên thực hiện so sánh các chi phí lương với bảng lương, bản công thực tế tại doanh nghiệp với các báo cáo, hồ sơ xem có liên quan xem khớp với nhau không.

Bước 3: Thanh tra viên kiểm tra các ngày nghỉ phép trả đúng và đủ cho người lao động.

Bước 4: Thanh tra viên kiểm tra tất cả các ngày nghỉ lễ, Tết xem đúng không, có trả đúng chế độ nếu người lao động làm thêm giờ không.

Bước 5: Thanh tra viên kiểm tra việc làm thêm của người lao động được doanh nghiệp yêu cầu làm có đúng quy định hay không, trả lương có đúng quy định không.

Bước 6: Thanh tra viên kiểm tra hợp đồng thời vụ với những trường hợp người lao động không đóng bảo hiểm.

Bước 7: Thanh tra viên kiểm tra hợp đồng thử việc của doanh nghiệp đúng hay sai.

Bước 8: Thanh tra viên kiểm tra tất cả hồ sơ lao động của từng đối tượng lao động.

Bước 9: Thanh tra viên kiểm tra thang bảng lương có đúng với từng nhóm đối tượng lao động không, các bậc lương có được làm đúng theo quy định hay không.

Bước 10: Thanh tra viên kiểm tra nội quy có đúng với đối tượng người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp hay kiểm tra các quy định đúng có đúng luật không.

Bước 11: Thanh tra viên kiểm tra bảng công những ngày nhận trợ cấp thai sản, ốm đau, dưỡng sức của người lao động có trùng với báo cáo không.

Bước 12: Cuối cùng thanh tra viên kiểm tra những lao động không đóng các loại bảo hiểm thuộc đối tượng nào. Nếu người lao động không đóng bảo hiểm doanh nghiệp có chi trả bảo hiểm xã hội vào lương người đó không,cách thức trả bảo hiểm đúng không. Cán bộ thanh tra sẽ kiểm tra xem đối tượng đó có phải thuộc đối tượng không phải đóng bảo hiểm bắt buộc không.

5. Doanh nghiệp có nên sử dụng dịch vụ giải trình thanh tra?

Nếu như hồ sơ giải trình thanh tra không được chuẩn bị đúng quy trình và rà soát kỹ càng, doanh nghiệp sẽ dễ bị mắc những vấn đề không đáng có. Hiểu được nỗi lo đó của doanh nghiệp, AZTAX cung cấp dịch vụ giải trình thanh tra đem lại những lợi ích như:

  • Giúp doanh nghiệp rà soát lại hồ sơ bảo hiểm xã hội và hồ sơ bảo hiểm xã hội lần đầu.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ giải trình thanh tra.
  • Thay doanh nghiệp giải trình thanh tra.
  • Tư vấn và giải đáp những thắc mắc của doanh nghiệp.

Như vậy bài viết này đã giúp cho doanh nghiệp giải đáp được thắc mắc về quy trình thanh tra bảo hiểm xã hội. Đồng thời, AZTAX cung cấp các thông tin xoay quanh việc thanh tra các loại bảo hiểm mà doanh nghiệp đóng cho người lao động. Nếu doanh nghiệp vẫn còn lăn tăn, chưa biết giải quyết vấn đề khó khăn về giải trình thanh tra. Hãy liên hệ với AZTAX ngay, để chúng tôi có thể giúp đỡ doanh nghiệp của bạn và tư vấn tận tình các gói dịch vụ phù hợp nhất. Vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới. AZTAX – Sự khởi đầu vững chắc cho hành trình khởi nghiệp.

5/5 - (8 bình chọn)
5/5 - (8 bình chọn)