Nhận Diện Những Số Liệu Quan Trọng Nhất Trên Một Bản Báo Cáo Tài Chính

Nhận diện chỉ số quan trọng cần lưu ý trên bản báo cáo tài chính

Một điều rất hiển nhiên, trọng trách của một CEO – Chủ Doanh Nghiệp là điều hành chứ không phải là kiểm tra từng con số – từng câu chữ trong bản Báo Cáo Tài Chính. Biết rằng đó chỉ là công việc của kế toán, nhưng mức độ phức tạp và quan trọng của bản Báo Cáo Tài Chính khiến cho ngay cả Chủ Doanh Nghiệp cũng phải dành sự quan tâm tối thiểu.

Những số liệu quan trọng trên báo cáo tài chính
5 chỉ số quan trọng nhất trên một bản báo cáo tài chính là gì ?

Hãy dành ra 5 phút, AZTAX sẽ hỗ trợ các Chủ Doanh Nghiệp nhận diện 5 chỉ số quan trọng nhất trên một bản báo cáo tài chính.

1. Doanh thu

Doanh thu = Giá sản phẩm (chưa VAT) * Số lượng sản phẩm bán ra

Doanh thu bán hàng chỉ phản ánh doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền.

Việc ghi chép doanh thu một cách thường xuyên và chính xác là đặc biệt quan trọng để biết doanh nghiệp đang đứng ở đâu. Thông thường, để xây dựng một công ty thành công, mức tăng trưởng cần phải đạt được là 20%/năm.

 

2. Giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán = Chi phí vốn * Số lượng sản phẩm bán ra

Giá vốn hàng bán đại diện cho tất cả chi phí trực tiếp tạo ra sản phẩm hay dịch vụ để bán. Giá vốn hàng bán bao gồm: Lương nhân viên, Vật liệu thô, Chi phí nhà cung cấp, Chi phí sản xuất,…

Tất nhiên, DN sẽ phải tìm cách tối ưu giá vốn để đạt được lợi nhuận cao hơn. Do đó, đây là một chỉ số rất cần được quan tâm. Đừng để doanh thu cao ngất ngưỡng nhưng thực chất lại không có lãi.

 

3. Lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng bán

Tuy nhiên, để theo dõi lợi nhuận gộp doanh nghiệp cao hay thấp, người ta còn sử dụng tỷ lệ lợi nhuận gộp dưới dạng phần trăm:

Tỷ lệ lợi nhuận gộp = ( Lợi nhuận gộp/Doanh thu) * 100%

Chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập. Tỷ lệ lợi nhuận gộp là một chỉ số rất hữu ích khi tiến hành so sánh các doanh nghiệp trong cùng một ngành. Doanh nghiệp nào có tỷ lệ lợi nhuận gộp cao hơn chứng tỏ doanh nghiệp đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh.

 

4. Chi phí cố định

Chi phí cố định là những khoản chi phí không thay đổi khi mức sản lượng thay đổi, bao gồm: tiền lương cố định, thuê văn phòng, cước viễn thông, phí vận chuyển, nghiên cứu và phát triển và khấu hao tài sản cố định.

Thông thường, các doanh nghiệp đều cố gắng cắt giảm chi phí, từ việc kiểm duyệt từng khoản chi và liên tục nhắc nhở nhân viên tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên cuối cùng hiệu quả kiểm soát chi phí vẫn không đạt như mong đợi của doanh nghiệp và nhân viên cho là giám đốc còn “ keo kiệt”. Đặc biệt với các doanh nghiệp nhỏ thường gặp lúng túng giữa việc kiểm soát chi phí với cắt giảm chi phí và tạo ra ý thức tiết kiệm ở nhân viên. Dẫn tới doanh nghiệp mất nhiều thời gian giải quyết các chi phí phát sinh ngoài ý muốn. Khoảng cách giữa lãnh đạo và nhân viên ngày càng xa.

Chính vì lẽ đó, việc thống kê và theo dõi chi phí cố định trở nên cực kỳ quan trọng để đưa ra những giải pháp tối ưu hóa chi phí nội bộ cho Doanh Nghiệp.

 

5. Lợi nhuận ròng

Lợi nhuận ròng = Doanh thu – Giá vốn hàng bán – Chi phí cố định – Thuế

Đây là số tiền mà DN thật sự kiếm được sau khi trừ tất cả chi phí, kể cả thuế.

Cũng như doanh thu, mục tiêu của một DN thành công nên đạt mức tăng trưởng lợi nhuận ròng ít nhất 20%/năm.

Đọc thêm: Báo Cáo Tài Chính vừa chính xác vừa có lợi cho DN: Làm thế nào ?n

CÔNG TY AZTAX CUNG CẤP GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN

   Email: cs@aztax.com.vn

   Hotline: 0932.383.089

   #AZTAX - Giải pháp tổng thể cho doanh nghiệp

5/5 - (6 bình chọn)
5/5 - (6 bình chọn)